MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠYHỌC 3 BIỆN PHÁP
3.5 Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học:
Một điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây đó là muốn nâng cao hiệu quả khi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phải tuân theo những nguyên tắc sau đây :
Gắn với nội dung của sách giáo khoa; Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn ; Phù hợp với kế hoạch bài học ; Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ . Ví dụ : Trong bài ôn tập từ ghép phân loại hay
30
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Ba Tô -Ba Tơ - Quảng Ngãi
SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học
tổng hợp chỉ cần cho học sinh chơi cờ đô-mi-nô theo cặp thì qua trò chơi học sinh sẽ hứng thú hơn, kiến thức được khắc sâu hơn là giáo viên cho học sinh làm bài tập. Ví dụ : Trong bài Loài vật sống ở đâu môn tự nhiên lớp 2, giáo viên cắt các hình con vật cho học sinh đội lên đầu, chia 2 phần bảng , một bên vẽ cảnh dưới nước, bên kia vẽ cảnh trên bờ, khi củng cố bài cho các em chia thành 2 đội, học sinh lên chọn con vật mình thích và đứng vào vị trí thích hợp với loài vật sống. thực hành như vậy học sinh khắc sâu kiến thức lâu hơn…. Không có một đồ dùng dạy học nào là vạn
năng chỉ có thể sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực.
3.6 Kết quả:
Qua việc nghiên cứu về làm và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường tiểu học miền núi bản thân tôi thấy công việc này hết sức cần thiết và quan trọng vì để thực hiện được mục tiêu của ngành, của địa phương, của đơn vị thì phải thực hiện tốt việc khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy số học sinh có tiến bộ hơn và không còn lười biếng hay cảm thấy chán nản trong giừ học nữa .
Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm ở trường, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng dần chất lượng giảng dạy – học tập nói chung, giảm bớt tình trạng học sinh nhàm chán trong giờ học nói riêng cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học cũng như các bậc học tiếp theo.
So sánh kết quả học tập của năm trước với đầu năm sau thì số học sinh khá, giỏi tăng lên và học sinh yếu giảm dần. Học sinh học tích cực hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn. Chứng tỏ rằng khi có sự quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở thường xuyên kiểm tra theo dõi việc làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh thì chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
Bảng so sánh kết quả học tập của học sinh: năm 2013- 2014 và cuối kỳ 1 2014-2015
31
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên – Trường Tiểu học Ba Tô -Ba Tơ - Quảng Ngãi
SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học Năm học 2013-2014 Cuối năm Năm học 2014-2015 Cuối kỳ 1
( Có 5 em khuyết tật không xếp loại)
Qua kết quả đạt được ở trên cho thấy tính khả thi của việc áp dụng làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là rất phù hợp, rất cần thiết. Bởi thông qua đồ dùng trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức, phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động độc lập gây hứng thú trong học tập, chất lượng học sinh đạt khá giỏi trong hai năm qua tương đối cao, số lượng trung bình trở lên chiếm 98,6 và số lượng học sinh yếu giảm, không có học sinh kém.
3.7- Tiểu kết:
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Do vậy qua việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về tài “Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học” là rất cần thiết, là yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác quản lý và mọi tầng lớp xã hội. Đứng trước thực trạng về học sinh yếu, lưu ban, ngồi nhầm lớp giải quyết vấn đề này không chỉ là sự quan tâm của nhà trường mà còn là vấn đề của ngành và của toàn xã hội. Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài tôi nhận thức được: Hoạt động giáo dục ở tiểu học là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp. Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành nhân cách học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bật lên tất cả
32
SKKN: Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học
vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường; hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học và khắc phục tình trạng học sinh yếu, lưu ban, ngồi nhầm lớp đòi hỏi người quản lí phải nghiên cứu xây dựng được các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường mình. Trong đó, cần chú ý đến: Nâng cao đến việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra chuyên môn, chất lượng học tập của học sinh … Bên cạnh đó quản lý phải kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cùng hợp tác để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Thường xuyên quan tâm củng cố tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học để tạo điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả.
Qua thực tế tại trường Tiểu học Ba Tô trong học 2012 – 2013; 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014- 2015, tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng qua“ Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học”