Phương pháp phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của nano spinel mnxzn1 xfe2o4 (Trang 44)

Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared spectra - IR) là một trong những phương pháp vật lý hiện đại và thơng dụng thường được sử dụng trong nghiên cứu. Các dữ kiện thu được từ phổ hồng ngoại cho phép xác định sự tạo thành liên kết và cách phối trí giữa phối tử và ion trung tâm. Ngồi ra, nĩ cịn cho phép xác định kiểu phối trí và độ bền liên kết của kim loại - phối tử [1,6].

Khi phân tử vật chất hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ cĩ thể gây ra 3 loại chuyển động là chuyển động của electron trên các obitan, chuyển động dao động của các nguyên tử dọc theo các liên kết và chuyển động quay của nguyên tử hay nhĩm nguyên tử xung quanh trục liên kết. Để thu được phổ hồng ngoại của chất nghiên cứu thì tần số của bức xạ điện từ phải phù hợp với tần số dao động riêng của phân tử. Ngồi ra, sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại phải gây nên sự biến thiên momen lưỡng cực của phân tử.

Trong phổ hồng ngoại, người ta phân biệt hai loại dao động chính của phân tử là dao động hĩa trị và dao động biến dạng. Dao động hĩa trị là các dao động dãn và nén dọc theo trục liên kết và được kí hiệu bằng chữ ν. Dao động biến dạng là các dao động làm thay đổi gĩc giữa các liên kết và được kí hiệu bằng các chữ δ, γ, ρ.. Việc làm thay đổi gĩc giữa các liên kết thường dễ hơn làm thay đổi độ dài liên kết (tức là dãn và nén liên kết). Vì thế năng lượng của dao động biến dạng (và do đĩ tần số của nĩ) thường nhỏ năng lượng của dao động hĩa trị. Các dao động hĩa trị và dao động biến dạng được gọi là dao động cơ bản. Trong trường hợp chung, nếu phân tử cĩ N nguyên tử, nĩ sẽ cĩ 3N-6 dao động cơ bản. Đối với phân tử cĩ n nguyên tử thẳng cĩ thêm một dao động ứng với chuyển động quay xung quanh trục làm phân tử thay đổi cấu tạo nên nĩ cĩ 3n-

5 dao động tiêu chuẩn.

Phổ hồng ngoại của các vật liệu được đo trên máy FTIR Affinity - 1S (Nhật Bản) bằng cách ép viên với KBr tại khoa Hĩa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của nano spinel mnxzn1 xfe2o4 (Trang 44)