Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 044 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ THU NGOÀI tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN mỹ ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 110 - 115)

Theo luật các tổ chức tín dụng thì NHTM Việt Nam có thể thực hiện được rất nhiều dịch vụ ngân hàng. Để các NHTM Việt Nam thực sự có thể đa dạng hoá và phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ thu ngoài tín dụng, ngân hàng nhà nước cần:

- Xây dựng một NHNN đủ mạnh, thực hiện tốt nhất vai trò điều hành trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, cụ thể:

Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành của NHNN trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tổ chức lại hệ thống NHNN theo mô hình phù hợp với chức năng của NHNN với những nghiệp vụ cơ bản như: thực hiện chính sách tiền tệ, giám sát hoạt động ngân hàng, quản lý hệ thống thanh toán nghiệp vụ phát hành kho quỹ, trên cơ sở đó tổ chức lại

NHNN từ TW đến các chi nhánh theo hướng các NHNN khu vực tập trung gọn nhẹ, hiệu quả, tránh phân tán theo địa giới hành chính như hiện nay.

NHNN làm đầu mối cho việc phát triển công nghệ ngân hàng: với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, NHNN cần tiên phong trong việc tìm kiếm, phát triển công nghệ ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó hướng dẫn các NHTM phát triển công nghệ của mỗi ngân hàng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng một cơ sở hạ tầng chung về công nghệ nhằm liên kết sử dụng các dịch vụ chung giữa các ngân hàng, tránh tình trạng mỗi NHTM mỗi cơ sở công nghệ riêng, đơn lẽ, không đồng bộ dẫn đến không hiệu quả và nhiều tốn kém.

Xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác và tiện lợi cho hoạt động thanh toán cho mọi ngân hàng hoạt động trên mỗi lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời khẩn trương mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các công cụ giao dịch trên thị trường mở nhằm phát triển thị trường tiền tệ sâu rộng có tính thanh khoản cao. Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình về hội nhập trên mạng Internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng theo lộ trình hội nhập, cụ thể:

NHNN cần tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định kiểm toán nội bộ của NHTM, tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý và đảm bảo cho hoạt động tín dụng được minh bạch, lành mạnh và an toàn hơn.

Rà soát lại các quy định về an toàn hệ thống NHTM, bao gồm các quy định về vốn điều lệ, trình độ quản lý, chế độ báo cáo tài chính, qui chế thanh tra, giám sát về bảo đảm tiền vay và những quy định khác... Trên cơ sở đó, thực hiện đổi mới thanh tra kiểm soát cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến năm 2015 và đến 2020, trong đó phải đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ ngân hàng cần cụ thể hóa kế hoạch phát triển từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ngay trong thị trường trong nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo tận dụng được lợí ích hội nhập của hệ thống NHTM VN. NHNN cần phổ biến chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội

nhập, lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng tổ chức kinh tế theo các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết thực hiện đến các NHTM, phổ biến kiến thức về kinh doanh và luật pháp quốc tế để các ngân hàng

có thể đánh giá và chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt về hoạt động tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, phân biệt chức năng của NHNN và NHTM VN, tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thị trường vốn để mở rộng kênh cung ứng vốn trung và dài hạn, phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt các DNNVV, nhằm hạn chế việc cung ứng vốn dài hạn qua kênh cấp tín dụng của các ngân hàng, tránh rủi ro việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Đề ra các giải pháp đồng bộ cho việc phát triển thị trường chứng khóan và thị trường tiền tệ liên ngân hàng, trong đó chú trọng vai trò, chức năng của các NHTM và các công cụ phòng ngừa rủi ro như: lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, các loại giấy tờ có giá, công cụ thị trường phái sinh (Forward, Futures, Option), nhằm xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn, đưa thị trường tiền tệ vào hoạt động mạnh mẽ, sôi động hơn, làm cơ sở áp dụng công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống thông tin và sớm ban hành được chế độ kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó phải có quy định để đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong việc công bố các số liệu tài chính, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nhằm tạo cơ sở tin cậy cho ngân hàng cho vay, đầu tư được an toàn hơn.

Để thực hiện được những yêu cầu trên tác giả có một số đề xuất đối với ngân hàng nhà nước như sau:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo

hướng khuyến khích các NHTM tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng. Triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, hoặc những dịch vụ chưa có quy định mà theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ, phía Việt Nam đã cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ thực hiện, NHNN phải khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những dịch vụ mới này. Đặc biệt, cần có những qui định pháp lý phù hợp với đặc điểm của những loại hình dịch vụ này như: các qui định pháp lý về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, bảo mật an toàn, xác thực chữ ký điện tử, kiểm soát hệ thống.... Vì vậy, để có thể căn cứ pháp lý cho việc triển khai các dịch vụ mới này và để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế thanh toán điện tử không chỉ đối với hoạt

động thanh toán giữa các ngân hàng mà phải trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế - xã hội

Thứ hai, NHNN nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM

trong kinh doanh ngoại hối, đa dạng hoá nghiệp vụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp.

NHNN nên cho phép các NHTM thực hiện các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ phát sinh như là công cụ phòng ngừa rủi ro: Future,option,...

Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước để tăng lượng ngoại tệ thặng dư ở khu vực dân cư và tạo điều kiện cho các NHTM phát triển dịch vụ.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động của thị trường mở, thị trường tiền tệ.

Hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ còn chưa phát triển kéo theo một số hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng không phát triển như chiết khấu thương phiếu, nghiệp vụ đầu tư. Trong thời gian tới cùng với việc hỗ trợ các NHTM trong việc hiện đại hoá ngân hàng, phát triển dịch vụ, NHNN cần thay đổi lại cách thức tổ chức hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ nhằm đẩy mạnh hoạt động của các thị trường này.

Thứ tư, NHNN phải điều tiết nhằm tập trung được sức mạnh tổng hợp

của hệ thống NHTM quốc doanh.

Một vấn đề đáng chú ý hiện nay là, trong khi nguồn lực của mỗi ngân hàng hạn chế, thị trường dịch vụ ngân hàng manh mún, rất cần sự liên kết giữa các ngân hàng để tiết giảm chi phí đầu tư dịch vụ. Song, đáng tiếc là NHTM lại chưa bắt tay được với nhau, mỗi ngân hàng theo đuổi một mục đích riêng gây ra một lãng phí trong đầu tư và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN cần tập trung sức mạnh của hệ thống NHTM quốc doanh là hết sức cần thiết.

Thứ năm, NHNN phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn hiện nay của hệ thống NHTM về: tỷ lệ đảm bảo an toàn (hiện nay là quá cao không khuyến khích việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế), qui định về mở rộng màng lưới (hiện nay do không có qui định về mở rộng màng lưới nên màng lưới của các NHTM đang có nhiều cấp cập, chồng chéo tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, không phát huy được sức mạnh của màng lưới rộng), việc xử lý đảm bảo tiền vay...

Một phần của tài liệu 044 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ THU NGOÀI tín DỤNG đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN mỹ ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w