Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)

Một phần của tài liệu 185 PHÁT TRIỂN tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 32 - 34)

Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội là trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” cùng mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống NHTM Việt Nam về hiệu quả kinh doanh. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược này, MB sẽ tập trung triển khai các chuyển dịch đột phá.

Ngân hàng TMCP Quân Đội đã và đang triển khai Chiến lược phát triển cùng phương châm “Tăng trưởng đột phá, Hiệu quả - An toàn” để giữ vững mục tiêu Ngân hàng TMCP Quân Đội nằm trong top 5 Ngân hàng hàng đầu về hiệu quả. Ngân hàng TMCP Quân Đội tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực cốt lõi của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan điểm rất rõ ràng trong việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, cụ thể:

Thứ nhất, tránh hiện tượng tín dụng tập trung. Vận dụng triệt để nguyên tắc “Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” mà cụ thể là không tập trung tín dụng vào một khách hàng, một nhóm nghề hay một nhóm lĩnh vực có liên quan đến nhau để tránh hậu quả dây chuyền khi rủi ro xảy đến.

Thứ hai, cấp tín dụng cho khách hàng thực hiện theo quy trình cụ thể và chế độ tập thể. Với món vay lớn, thành lập nhóm cán bộ thẩm định khoản vay. Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, bộ phận thẩm định và phê duyệt được hoạt động tách riêng như một khối hỗ trợ trong hệ thống của ngân hàng. Điều này cho thấy sự độc lập, khách quan trong công tác thẩm định khách hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro, chuyên môn hoá, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.

Thứ ba, áp dụng quy trình quản lý tập trung với hệ thống thanh toán tập trung và hệt hống quản lý vốn tập trung. Nhờ đó, các giao dịch vốn và thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được thực hiện tại Hội sở chính, không chỉ giúp giám sát các biển đổi về vốn hiệu quả hơn mà còn hạn chế được các sai sót có thể xảy ra và tinh giản các thủ tục xử lý không cần thiết tại các đơn vị kinh doanh.

Hệ thống quy trình, chính sách tín dụng, tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được quy chuẩn hoá bằng văn bản với các bước thực hiện, nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận được diễn giải cụ thể, rõ ràng. Quy trình tín dụng được xây dựng trên mô hình quản lý rủi ro tập trung dựa trên nền tảng của 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh, tác nghiệp và chia thành 5 giai đoạn bao gồm: thẩm định, xét duyệt, cho vay, quản lý thu hồi nợ, các bước xử lý đối với khoản nợ quá hạn. Tại mỗi chi nhánh đều có ba bộ phận độc lập nhưng hỗ trợ lẫn nhau là: bộ phận kinh doanh, bộ phận thẩm định và bộ phận hỗ trợ tín dụng.

Đối với công tác quản lý rủi ro, Ngân hàng TMCP Quân Đội thành lập khối quản trị rủi ro, Uỷ ban ALCO, khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở chính theo mô hình hiện đại (được tư vấn bởi McKinsey - tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực tư vấn chiến lược kinh doanh). Hoạt động của các bộ phận này đã góp phần phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các vị trí lãnh đạo của ngân hàng đều là những người đã từng công tác hoặc giữ quân hàm cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, do đó, có thể nói Ngân hàng TMCP Quân Đội là ngân hàng có tính kỷ luật rất cao. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên luôn có ý thức tuân thủ các quy trình, quy định và các nguyên tắc đã đặt ra trong việc quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 185 PHÁT TRIỂN tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w