(VPBank)
Với hai mục tiêu cơ bản là thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt tập trung vào các phân khúc khách hàng trọng tâm (trong đó có khách hàng cá nhân) và các khu vực thị trường chọn lọc và tiếp tục củng cố các hệ thống nền tảng theo hướng tập trung hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt, VPBank tiếp tục đặt trọng tâm vào hệ thống quản trị rủi ro, củng cố hệ thống phê duyệt; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có vấn đề; triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ; phát triển nhân sự; và tăng cường hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Cụ thể:
Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Ngân hàng chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng và chiến lược của VPBank.
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. VPBank đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.
về vận hành, VPBank đã vận dụng mô hình “cụm vệ tinh” để tiếp cận sát hơn với khách hàng thay vì chuyển tất cả các hoạt động cần đáp ứng nhanh sang Hội sở. Do vậy, các “cụm” đã được tạo ra ở những vị trí chiến lược để có thể hỗ trợ một số chi nhánh (“vệ tinh”) nằm trong bán kính được định rõ với thời gian phản hồi dịch vụ ngắn nhất mà không gây bất tiện cho khách hàng.
Trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, VPBank đánh dấu bước chuyển đổi lớn lao trong phương thức tiếp cận đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của VPBank theo phương châm khuyến khích văn hóa và tinh thần tự học của nhân viên cùng chế độ thưởng khuyến khích cho đội ngũ bán hàng khi hoàn thành xuất sắc kế hoạch đặt ra. Điều này đã giúp làm tăng trách nhiệm và động lực của đội ngũ cán bộ bán hàng trong công tác phát triển tín dụng.
Bên cạnh đó, VPBank đã thành lập Trung tâm Phân tích Kinh doanh (BIC) thực hiện những nhiệm vụ: Quản trị Dữ liệu (tạo lập và quản lý một Khung quản trị dữ liệu nhằm đảm bảo tại VPBank) và Phân tích kinh doanh (cung cấp dịch vụ tới các cấp lãnh đạo và các đơn vị của VPBank) nhằm pháp tăng cường chất lượng, tính an toàn của dữ liệu đồng thời đưa thông tin phù hợp đến đúng đối tượng, đúng thời điểm; ra quyết định có tính toàn hàng nhanh hơn và chính xác hơn.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng
Hải Việt
Nam
Một là, xây dựng hệ thống quy trình, quy định, chính sách cho vay hợp lý với danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu và đặc điểm khác nhau của từng đối tượng khách hàng. Điều này giúp đơn vị kinh doanh tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn, giảm thiểu rủi ro khi không tập trung bỏ trứng vào một giỏ.
Hai là, chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc đào tạo một cách bài bản về sản phẩm, quy trình, quy định sẽ giúp đội ngũ cán bộ bán hàng nắm rõ được quyền và trách nhiệm của mình, tối thiểu hoá rủi ro hoạt động trong quá trình làm việc. Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế lương thưởng cạnh tranh khi hoàn thành xuất sắc công việc được giao cũng là một trong
những yếu tố tạo động lực làm việc hăng hái và giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ba là, thành lập trung tâm phân tích kinh doanh để tối ưu hoá thông tin quản trị. Giúp đánh giá và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất ổn trong quá trình hoạt động tín dụng. Đồng thời thông qua phân tích dữ liệu lịch sử và sử dụng các mô hình để dự báo kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra các phải pháp hỗ trợ, thúc đẩy kinh doanh, giúp hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung đi đúng định hướng đặt ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố cần thiết phát triển tín dụng cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.
Ngoài ra chương 1 còn nêu những thành công trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ mà một số ngân hàng thương mại đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam trong việc phát triển tín dụng cá nhân, vốn là một phần không thể thiếu của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Khái quát về NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại thành phố cảng Hải Phòng. Năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể. Sau 24 năm không ngừng phát triển, NHTMCP Hàng hải Việt Nam hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.
Hiện nay, với mạng lưới hoạt động rộng rãi, NHTMCP Hàng hải Việt Nam đang cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi ích vượt trội, nhận được sự tin tưởng sử dụng của gần 2 triệu khách hàng cá nhân, 30.000 khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính.
NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân là một chi nhánh tổ chức kinh doanh độc lập trên địa bàn phía Tây Nam thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý và điều hành từ Hội sở chính NHTMCP Hàng hải Việt Nam. Hoạt động của chi nhánh bao gồm:
- Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ (USD, EUR)
- Cho vay và cung cấp các hình thức tín dụng khác cho các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn
- Cung ứng dịch vụ tài khoản, thẻ, ngân hàng điện tử - Cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác
2.1.2. Cơ cấu tổ ch ức
NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân áp dụng mô hình giao dịch theo tiêu chuẩn của NHTMCP Hàng hải Việt Nam bao gồm đầy đủ các Trung tâm khách hàng thuộc tất cả các lĩnh vực kinh doanh như: Trung tâm Tài chính cộng đồng, Trung tâm Khách hàng cá nhân, Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp và Trung tâm hỗ trợ.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân
Đứng đầu quản lý mỗi đơn vị là Giám đốc các Trung tâm. Trong đó, mô hình tổ chức của một Trung tâm Khách hàng cá nhân bao gồm:
- 01 Giám đốc Trung tâm khách hàng cá nhân: Phụ trách quản lý chung về các hoạt
động của Trung tâm.
- 01 Giám đốc Quan hệ Khách hàng ưu tiên (SRM): Phụ trách tư vấn, chăm sóc và
phát triển nhóm khách hàng cao cấp (Khách hàng ưu tiên).
- 01 Chuyên viên tư vấn khách hàng (CS): Phụ trách tư vấn, chăm sóc và phát triển
- 03 Giao dịch viên (GDV): Phụ trách hỗ trợ khách hàng tại quầy giao dịch thực hiện
các dịch vụ ngân hàng: Mở sổ tiết kiệm, mở tài khoản, rút tiền từ tài khoản,.... - 01 Kiểm soát viên (KSV): Kiểm tra và phê duyệt các giao dịch do GDV thực
hiện
cho khách hàng.
2.2. Thực trạng tín dụng cá nhân tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.2.1. Quy trình tín dụng cá nhân
Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực để loại trừ dần khách hàng không đủ điều kiện, nằm trong danh sách hạn chế hoặc trong tiêu chí từ chối cho vay, nhằm giảm thời gian xem xét.
Cụ thể, quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp cận khách hàng và hướng dẫn hồ sơ.
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn: cán bộ tín dụng liên hệ với khách hàng để tiếp thị và hướng dẫn về sản phẩm cho vay vốn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi xác định được sản phẩm phù hợp, cán bộ tín dụng sẽ thống nhất với khách hàng về điều kiện cho vay cùng với các loại phí theo quy định của NHTMCP Hàng hải Việt Nam trong từng thời kỳ.
Hướng dẫn và thu thập hồ sơ: cán bộ tín dụng thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đảm bảo tính pháp lý theo quy định pháp luật, tính đầy đủ của danh mục hồ sơ được quy định cho từng loại sản phẩm, tính hợp lệ của hồ sơ (đầy đủ, nguyên vẹn, không bị tẩy xoá, cắt dán,.). Đồng thời, cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin CIC của khách hàng và ký đối chiếu bản gốc trên tất cả hồ sơ là bản sao do khách hàng cung cấp hoặc kết quả CIC trả về. Đối với các khoản vay thế chấp,
Thực hiện chấm điểm khách hàng theo công cụ chấm điểm Scorecard nội bộ của NHTMCP Hàng hải Việt Nam nhằm sàng lọc những khách hàng không đủ điều kiện và đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro của khách hàng.
Sau khi có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khách hàng được chấm điểm có đủ điều kiện cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng và trình phê duyệt tờ trình đề xuất cấp tín dụng ở cấp cơ sở (giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân).
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay.
Sau khi được duyệt tờ trình đề xuất cấp tín dụng ở cấp cơ sở, cán bộ hỗ trợ tín dụng thực hiện gửi hồ sơ lên đầu mối của trung tâm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân để kiểm tra danh mục hồ sơ, thực hiện bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thiếu giấy tờ cần thiết. Khi bộ hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ sẽ được chuyển cho cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng.
Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra qua điện thoại hoặc khảo sát thực tế (nếu cần) với các nội dung trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng. Nếu thấy các thông tin chưa rõ ràng, cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu đơn vị kinh doanh giải trình, làm rõ các thông tin đó hoặc bổ sung giấy tờ nếu cần thiết. Sau đó, cán bộ thẩm định trình giám đốc phê duyệt tín dụng ra kết quả phê duyệt. Giám đốc phê duyệt tín dụng có thể ra quyết định đồng ý giải ngân hoặc không tuỳ từng trường hợp.
Bước 3: Hoàn thiện thủ tục trước giải ngân cho khách hàng.
Trong trường hợp, đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng được phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ liên hệ với khách hàng để thực hiện ký hợp đồng tín dụng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tín dụng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng vẫn chưa ký thì quyết định phê duyệt tín dụng sẽ hết hiệu lực. Đối với khách hàng vay thế chấp, cần thực hiện thêm bước xác minh giấy tờ sở hữu tài sản bảo dảm.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện soạn thảo thêm hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm tài sản bảo đảm để khách hàng ký kết.
Cán bộ tín dụng sẽ chủ động lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản bảo đảm tại đơn vị sau khi các giấy tờ đã được ký kết và cập nhật dữ liệu lên hệ thống.
Bước 4: Quy trình giải ngân.
Chuyên viên kiểm soát tín dụng lập và trình ký giám đốc trung tâm kiểm soát tín dụng về việc mở mới hạn mức tín dụng. Sau khi được phê duyệt, chuyên viên kiểm soát tín dụng thực hiện tạo hạn mức tín dụng, tạo tài sản bảo đảm, gắn hợp đồng tín dụng, gắn kết tài sản bảo đảm với hợp đồng tín dụng trên phân hệ tín dụng.
Giám đốc trung tâm kiểm soát tín dụng thực hiện kiểm soát, phê duyệt trên phân hệ tín dụng phù hợp với văn bản phân quyền mở hạn mức tín dụng.
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng căn cứ vào biên bản phê duyệt tín dụng và các giấy tờ liên quan để soạn khế ước nhận nợ (3 bản) đảm bảo chính xác và đầy đủ thông tin theo mẫu và quy định hiện hành, chuyển cho khách hàng ký. Đồng thời, lập và trình ký phiếu đề nghị thu nợ tự động trên hệ thống và chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ để trình phê duyệt giải ngân.
Giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân kiểm tra bộ hồ sơ trình, phê duyệt giải ngân. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện hạch toán nếu cần thiết trên phân hệ tín dụng và chuyển hồ sơ giải ngân cho giao dịch viên bao gồm: 02 bản khế ước nhận nợ, uỷ nhiệm chi, phiếu nhập kho (bản sao), hợp đồng tín dụng theo mẫu đã soạn. Giao dịch viên thực hiện kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng, nội dung trong hồ sơ giải ngân và đặc biệt là chữ ký của khách hàng so với thông tin trên hệ thống. Sau đó, giao dịch viên cập nhật giao dịch giải ngân trên hệ thống và chuyển bộ hồ sơ cho Kiểm soát viên phê duyệt, chuyển lại bộ hồ sơ giải ngân cho chuyên viên hỗ trợ tín dụng lưu hồ sơ.
Bước 5: Quy trình sau giải ngân.
Sau khi giải ngân xong, cán bộ tín dụng cần thực hiện thêm các công việc quản lý sau vay bao gồm:
- Theo dõi điều kiện tín dụng sau giải ngân hàng tháng. - Kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn vay.
ST T
Sản phẩm vay Biên độ lãi suất
ngắn hạn (%/năm)
Biên độ lãi suất trung, dài hạn
(%/năm)
1 Vay mua nhà dự án 3,25% 4,25%
2 Vay mua nhà đất truyền thống 3,5% 4,5%
3 Vay xây sửa nhà 3,25% 4,25%
4 Cho vay mua ôtô 3,25% 4,25%
5 Cho vay kinh doanh 4,5% 5,5%