Giải pháp quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 185 PHÁT TRIỂN tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 75 - 77)

3.2.2.1. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay

Các cán bộ tín dụng cần đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay, tuy nhiên cũng cần linh hoạt việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với những khách hàng hiện hữu, đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tuỳ thuộc vào trạng thái tín dụng của khách hàng mà các bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ nhờ những thông tin đã có sẵn.

Trong tín dụng cá nhân, thời gian và thời cơ là yếu tố then chốt không chỉ với cá nhân vay vốn mà còn đối với Ngân hàng cho vay. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy dịnh, vừa giảm nhẹ các thủ tục, giảm bớt thời gian là rất cần thiết. Nhờ đó, cá nhân vay vốn được nhanh hơn, ngân hàng tiếp cận được

Thực hiện tốt quy trình cho vay còn đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì đây là một quy trình tiếp nối, bước sau sử dụng kết quả của bước kế trước làm cơ sở thực hiện. Một quy trình được thực hiện hợp lý và chặt chẽ sẽ giúp các quyết định cho vay trở nên đúng đắn hơn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được an toàn, sinh lợi cho ngân hàng.

NHTMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân cần thực hiện công tác quản trị rủi ro chặt chẽ tới từng cấp, tích hợp cùng quá trình thực hiện các quy trình, chính sách và quản trị rủi ro theo vòng khép kín, liên tục, kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất. Chất lượng tín dụng nhờ đó được nâng cao.

3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản vay sau giải ngân

Quản lý tín dụng là công tác quan trọng trong quá trình cho vay. Để có các khoản tín dụng chất lượng, an toàn cần phải quản lý tín dụng tốt. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng thông qua tiến độ thực hiện của phương án vay vốn ban đầu. Với tín dụng cá nhân, việc cung cấp thông tin và rà soát lại thông tin thường không được cập nhật đều đặn vì một cán bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều khoản vay trong khi quy mô khoản vay không quá lớn. Tuy vậy, cán bộ tín dụng cần:

- Đánh giá tinh thần trách nhiệm của chủ thể đi vay đối với vốn vay của ngân hàng thông qua gặp gỡ, trao đổi cùng khách hàng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và nghĩa vụ hoàn trả nợ.

- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thông qua biểu hiện và trạng thái công việc của khách hàng để đảm bảo khách hàng có thể thực hiện đúng lịch trả nợ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, khách hàng chuyển đổi công việc,... đó là những dấu hiệu cảnh bảo cần phải kiểm tra và rà soát tức thời.

- Đối với các khoản vay thế chấp, thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo về giá trị và tình trạng định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần để xem xét giá trị đó còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng

luôn cần có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tướng ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu cần bổ sung tài sản đảm bảo. Đồng thời, cần theo dõi quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài ssarn đảm bảo để chắc chắn về một nguồn thu hồi nợ khi khách hàng không muốn hoặc không thể trả được nợ.

- Công tác xử lý nợ xấu: Ngân hàng cần nỗ lực thực hiện tất cả các biện pháp nhằm từng bước giảm dần tỷ lệ nợ xấu như đánh giá lại giá trị và chất lượng của tài sản, giá trị nợ xấu và khả năng thu hồi nợ. Trong trường hợp có thể, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho cơ quan chức năng và các tổ chức khác. Sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, tài sản đảm bảo để thu hồi nợ hoặc phối hợp với đơn vị công tác của khách hàng thực hiện việc truy thu nợ trực tiếp từ lương (đối với các khoản vay tín chấp).

Một phần của tài liệu 185 PHÁT TRIỂN tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w