Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 189 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ yên (Trang 33 - 75)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Môi trường hành lang pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân, công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Kinh doanh NH là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính Phủ. Là một nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, hoạt động TTKDTM cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Khi môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho các quy trình TTKDTM một cách chính xác và nhanh chóng. Những người sử dụng các phương thức TTKDTM vì thế mà cũng yên tâm và sử dụng thường xuyên hơn. Nếu văn bản pháp lý chưa rõ ràng, còn chồng chéo thì sẽ kìm hãm sự phát triển của TTKDTM. Hiểu rõ được ý nghĩa của việc đẩu mạnh tỷ trọng TTKDTM, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh các thể thức TTKDTM như các nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn,... làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh, bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế xã hội

Khi nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán phát triển, khi đó thu nhập người dân cao hơn, họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, các trung tâm mua sắm, siêu thị được trang bị các phương tiện thanh toán hiện đại phục vụ thanh toán thuận tiện cho khách hàng, người dân cũng quen với việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hiện đại của ngân hàng,. và khi lượng mua sắm lớn thì việc mang theo tiền mặt lúc này trở nên bất tiện, không đảm bảo an toàn bằng. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, nhu cầu vốn ít đi việc mở rộng tín dụng cũng như thanh toán của ngân hàng cũng vì thế mà giảm đi đáng kể, nhiều doanh nghiệp do khủng hoảng kinh tế mất khả năng sản xuất. Ngân hàng khó thu hồi nợ dẫn theo nhiều tác động tiêu cực

khác. Lúc này hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không thể giữ được vai trò là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh nữa, vì thế mà lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm đi.Do đó, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển của hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế.

1.4.2.3. Sự phát triển của kỹ thuật tin học dùng trong ngân hàng

Hiện đại công nghệ ngân hàng không phải là yếu tố cơ bản nhất nhưng nó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán.Nó chính là công cụ, phương tiện thực hiện việc tổ chức quản lý thanh toán của ngân hàng.

Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị về tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời chính xác. Nhờ có công nghệ mà hoạt động thanh toán đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh nhất và chính xác an toàn...giúp NH có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng, tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng.

1.4.2.4. Khách hàng

Thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng: Thói quen và tâm lý ưa dùng tiền mặt có tác động rất lớn đến hoạt động TTKDTM. Đây là tâm lý khá phổ biến khi khách hàng có cảm giác sợ bị lừa, hoặc cảm thấy rủi ro khi mua hàng, đặc biệt là khi thanh toán trực tuyến.Hay nói cách khác đây chính là sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng. Hơn nữa, tiền mặt còn là công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng nên nó là phương thức thanh toán rất phổ biến và rộng rãi trong dân cư.Thói quên này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân thậm chí ngay ở các thành phố lớn..

• Thu nhập của khách hàng: ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM. Với các khoản thu nhập hàng tháng ít ỏi, người dân sẽ muốn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sử dụng dịch vụ thanh toán hộ mà phải trả phí cho dịch vụ đó. Khi thu nhập tăng, nhu cầu của người dân tăng, đòi hỏi các dịch vụ đa dạng hơn, tiện ích nhanh chóng hơn. Nhu cầu mới phát sinh thúc đẩy các ngân hàng đưa ra

nhiều tính năng hấp dẫn cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Dịch vụ thanh toán sẽ có những điều kiện phát huy những tiện ích của nó.

• Trình độ của khách hàng: trình độ được thể hiện là sự hiểu biết về những tiện ích của TTKDTM mang lại. Từ đó khách hàng sẽ tiếp nhận thói quen sử dụng dịch

vụ. Các ngân hàng cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn thì nhu cầu sử dụng

dịch vụ

thanh toán qua ngân hàng sẽ trở nên phổ biến hơn.

• Nhận thức về lợi ích sử dụng dịch vụ của khách hàng: Mỗi khách hàng lại có cảm nhận khác nhau và họ có những cách khác nhau để sử dụng sản phẩm,

dịch vụ

của ngân hàng. Sự cảm nhận hài lòng trong các dịch vụ sẽ giúp khách hàng

gắn bó

với ngân hàng hơn.

1.5. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC VẬN

DỤNG

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM tại một số quốc gia trên thế giới

Hiện nay, TTKDTM đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, tiêu biểu như Bỉ, Pháp, Thụy Điển, Đức,... ở khu vực liên minh Châu Âu với tỷ trọng TTKDTM chiếm tới 90% giá trị giao dịch hàng ngày; Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipin, Malaysia, Ản độ,. ở khu vực Châu Á. Trong đó, bên cạnh việc thanh toán thẻ qua POS đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia thì thanh toán qua điện thoại di động, internet đang là một xu hướng thanh toán trên thế giới. Mỗi nước có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự phát triển và hướng đi khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội của từng nước.Trong giới hạn và thời gian cho phép, tác giả lựa chọn kinh nghiệm mô hình phát triển TTKDTM của một số nước như sau:

Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến phát triển hoạt động thanh toán điện tửvà phát triển thanh toán thẻ, tăng các tính năng của thẻ trong TTKDTM, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử. Nhằm phát triển thị trường thẻ cho phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý và đối tượng sử dụng đa dạng tại Trung Quốc, Ngân hàng trung ương và các NHTM Trung Quốc phát hành nhiều sản phẩm thẻ tiện ích, tiện lợi, phù hợp, anh toàn, chính xác và chi phí hợp lý khác nhau phục vụ các đối tượng cụ thể. Một số loại sản phẩm thẻ đáng chú ý tại Trung Quốc hiện nay, gồm có:

- Thẻ công nông: Đây là sản phẩm được phát hành nhằm phục vụ cho đối

tượng chủ thẻ là công nhân, nông dân đi làm việc ở các thành phố lớn, phát

sinh thu

nhập có nhu cầu chuyển tiền về cho gia đình.

- Thẻ công vụ: Đây là loại thẻ tín dụng có hạn mức theo lương, phục vụ cán bộ,

công chức chi cho hoạt động công vụ khi đi công tác địa phương hoặc nước ngoài.

Công chức Nhà nước khi đi công tác có thể thực hiện chi tiêu bằng thẻ này

như mua

vé máy bay, chi tiêu, mua sắm công. Việc sử dụng thẻ này với mục đích minh bạch

trong chi tiêu, chống tham nhũng vì tất cả các chi tiêu này đều được quản lý và

giám sát cụ thể. Việc phát hành thẻ công vụ được thực hiện theo sự chấp

thuận của

Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ), Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương

phối hợp với các NHTM thực hiện.

- Thẻ giao thông:Đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt, hoạt động có lãi,

được phát hành với mục đích thanh toán và trả phí giao thông; Chính phủ hỗ

trợ về

tài chính đầu tư trong việc phát hành thẻ và xây dựng hệ thống chấp nhận thẻ. - Thẻ quân nhân:Năm 2009, với sự hướng dẫn và phối hợp của Ngân hàng

1.5.1.2. Thụy Điển

Thụy Điển là đất nước có nền công nghệ tân tiến, đang hướng đến một tương lai không thanh toán bằng tiền mặt.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ được ứng dụng trong ngân hàng, việc thanh toán kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn.

Theo ngân hàng trung ương Riskbank, nhiều ngân hàng lớn ở Thụy Điển như SEB, Swedbank, Nordea Bank v.v.không còn chấp nhận sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ chiếm 2% trong nền kinh tế, so với 7,7% ở Mỹ và 10% trong khu vực đồng euro (theo số liệu từ Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International đặt trụ sở tại thủ đô London nước Anh).

Thẻ và các ứng dụng thanh toán trên di động đang là hình thức thanh toán chính ở Thụy Điển và ngày càng gắn liền với các nhu cầu thực tiễn hàng ngày của người dân như mua vé xe bus, mua báo, các cửa hàng xăng dầu, bán hàng ven đường, ...

Giao dịch điện tử giúp Thụy Điển hạn chế vấn đề tham nhũng so với các nước khác như Italia, Hy Lạp. Ngoài ra, đây cũng là động lực giúp Thụy Điển phát triển một nền kinh tế số.Tuy nhiên, mặt hạn chế của giao dịch điện tử là khiến tội phạm mạng gia tăng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển TTKDTM tại Việt Nam

Phát triển TTKDTM đồng thời giảm thấp việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch là yêu cầu bức thiết của nền kinh tế. Từ kinh nghiệm phát triển TTKDTM tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thụy Điển, Luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo như sau:

- Hệ thống công nghệ hiện đại ứng dụng trong ngân hàng là nền tảng để phát triển TTKDTM

- Thanh toán thẻ và thanh toán điện tử cần được ưu tiên phát triển để ứng dụng các tiện ích của nó gắn liền vào cuộc sống thực tiễn của người dân.

- Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân trong mua sắm, chi tiêu. Đây là thách thức về văn hóa tiêu dùng không tiền mặt ở Việt Nam.

- Nâng cao vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để có thể tạo lập lòng tin, sự yên tâm của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người dân trong việc sử dụng phương tiện thanh toán này.

Kinh nghiệm từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Tiên phong đi đầu trong ciệc xây dựng và thực hiện thành công các giải pháp về thanh toán không dung tiền mặt. Vietinbank đang ngày càng mở rộng và chuyên biệt hóa các giải pháp TTKDTM nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ. Cung cấp tận tình các tiện ích cho phân khúc khách hàng bán lẻ trong hệ thống bệnh viện, trường học, chợ, ....

Vietinbank được xem là một trong những ngân hàng triển khai sớm nhất dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong việc triển khai thu thuế điện tử và thanh toán lương qua tài khoản. Năm 2015, dịch vụ Vietinbank iPay Mobile App đã vinh dự nhận Danh hiệu Sao Khuê.

Y tế là một trong những lĩnh vực ghi nhận thành công của Vietinbank, giúp cho đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân tiết kiệm thời gian thanh toán, không làm gián đoạn quá trình khám chữa bệnh, tránh được các rủi ro nhầm lẫn mất mát tiền như thanh toán tiền mặt.

Với thế mạnh một trong những ngân hàng có đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tốt nhất, Vietinbank đang cải tiến và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông qua thanh toán điện tử iPay, eFast cho các đối tượng khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp. Tiến tới việc giữ vai trò đi đầu trong việc hiện thực hóa kỳ vọng của Chính phủ và Nhà nước về một quốc gia có dịch vụ thanh toán hiện đại.

Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Thông tin trên vừa được công bố tại hội nghị ngân hàng thành viên Napas năm 2019 với một nội dung quan trọng là tổng kết tình hình triển khai hoạt động phát triển và vận hành các dịch vụ thanh toán nội địa thông qua hệ thống Napas trong năm hoạt động 2019 (được tính từ 30.9.2018 - 30.9.2019). Cũng tại hội nghị này, Napas và NHNN đồng thời vinh danh các thành viên có thành tích hoạt động trong

hoạt động thanh toán nội địa 2019 trên các hệ thống/kênh/công cụ thanh toán chủ yếu do Napas đang triển khai cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Theo đó, Techcombank được Napas và NHNN tiếp tục ghi nhận và đánh giá rất cao trong hoạt động triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong mảng thị trường nội địa và được trao tặng ba giải thưởng quan trọng nhất của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong thị trường nội địa gồm: Ngân hàng dẫn đầu về giao dịch chuyển tiền trên hệ thống Napas (chiều ngân hàng phát hành lệnh chuyển đi); Ngân hàng dẫn đầu về giao dịch thanh toán thẻ nội địa Napas (Giao dịch thanh toán thẻ ATM qua POS và E-Commerce); Ngân hàng dẫn đầu về các hoạt động triển khai các hoạt động giao dịch thanh toán chung qua kênh Napas trong năm 2019.

Bên cạnh đó, Techcombank cũng là ngân hàng triển khai rất nhanh các dự án, chương trình thay đổi và nâng cấp hệ thống theo nguyên tắc tuân thủ quy định của NHNN như: Tiêu chuẩn chip nội địa cho thẻ ATM (chính thức từ ngày 7.11) cũng như đã hoàn thành xác nhận tiêu chuẩn Certify cho POS, ATM... nhanh hơn cả các ngân hàng đã triển khai thí điểm hệ thống trước đó. Riêng phần tỉ lệ giao dịch thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng điện tử (bao gồm cả qua các ứng dụng) đã đạt tỉ lệ thị phần (đầu lập lệnh chuyển đi) khoảng 23,3% và xếp thứ nhất thị trường. Phần giao dịch thanh toán qua POS và E-Commere của thẻ ATM nội địa chiếm tỉ lệ 11,23%, đứng thứ 2 thị trường.

Cho đến nay, Techcombank đang là ngân hàng thương mại điển hình dẫn dắt việc đẩy mạnh các kênh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để vừa tăng tiện ích cho người dân, vừa đảm bảo giao dịch bảo mật nhanh chóng, an toàn, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1, chủ yếu đề cập các cơ sở lý thuyết TTKDTM, các khái niệm co bản về nội dung TTKDTM. Luận văn trình bày những lý luận cơ bản về dịch vụ TTKDTM như đặc điểm, khái niệm, vai trò của TTKDTM. Trình bày cơ bản về nội dung của các phương thức thanh toán không dung tiền mặt đang hiện hành. Trình bày về khái niệm phát triển thanh toán không dung tiền mặt, từ đó trình bày cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TTKDTM thông qua các kinh nghiệm thực tiễn về TTKDM trong và ngoài nước đặc biệt là các NHTM trong nước.

Cơ sở lý thuyết chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng phát triển TTKDTM tại BIDV Phú Yên được trình bày ở chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH PHÚ YÊN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ BIDV PHÚ YÊN

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDVchi nhánh Phú Yên

BIDV Phú Yên là đơn vị trực thuộc BIDV, kinh doanh đa năng, phục vụ các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tỉnh Phú Yên

Tên viết tắt: BIDV Phú Yên

Địa chỉ: 100 Duy Tân - Phường 5 - Thành phố Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu 189 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ yên (Trang 33 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w