Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85 - 87)

3.2.2.1. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Neu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn. Việc này giúp hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Ngân hàng có thể thực hiện chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các Ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Theo lý giải của VAFI, đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới. Đối với Việt Nam, từ trước tới nay cũng có rất nhiều trường hợp thành công không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của Ngân hàng.

Đề xuất các điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa được thành công thì trong vai trò đồng chủ nợ các Ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các Ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.

3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác cơ cấu lại nợ

Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng thì việc xem xét cơ cấu lại nợ là việc cần thiết. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cơ hội tiếp tục sản xuất và tiến hành trả nợ cho Ngân hàng.

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ tài liệu sau: giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng; phương án sản xuất kinh doanh thể hiện phương án trả nợ mới. Từ đó, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định nhằm đánh giá khả năng trả nợ mới của phương án sản xuất kinh doanh mới có tính khả thi hay không hay có đảm bảo khả năng

trả nợ theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại không và cho ý kiến đề xuất trình Người kiểm soát và Người phê duyệt, tránh trường hợp cán bộ tín dụng chỉ thực hiện qua loa lấy lệ.

ACB cần có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

3.2.2.3. Tiếp tục khai thác, xử lý TSĐB để thu hồi nợ

Trước hết, ACB phải rà soát toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay của các khoản nợ xấu, tiến hành bổ sung hoàn chỉnh kịp thời những bộ hồ sơ còn thiếu tính hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý. Tổ chức đánh giá hiện trạng, giá trị của các TSBĐ và tiến hành phân loại các tài sản đó, từ đó đề ra biện pháp xử lý thích hợp.

Ngân hàng có thể để cho khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự giám sát của Ngân hàng hoặc Ngân hàng tự bán công khai trên thị trường. Biện pháp này đươc áp dụng khi khách hàng có thái độ hợp tác nhằm đa dạng hóa thủ tục, giải quyết nhanh, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, làm giảm thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân hàng.

Đối với tài sản thế chấp là bất động sản thì ACB thực hiện bán đấu giá qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đối với những tài sản đảm bảo thuộc những vụ án đã được tòa phán quyết nhưng chưa giao cho Ngân hàng thì tâph hợp trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại đề nghị Chính phủ yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho chi nhánh để tiến hành xử lý thu hồi.

3.2.2.4. Làm tốt việc trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro

ACB tiếp tục đẩy mạnh công tác trích lập dự phòng, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Điều nay không chỉ giúp cho ACB nhanh chóng bù đắp nhưng tổn thất có thế xảy ra mà còn làm tăng khả năng tài chính nội tại của bản thân ACB. Đi đôi với việc tăng trích lập dự phòng rủi ro là giảm lợi nhuận, kéo theo quỹ lương trả cho cán bộ nhân viên cũng giảm. Tuy nhiên việc tăng mức trích lập dự phòng là một lá chắn cho tài sản, vốn chủ sở hữu, an toàn vốn, quản trị rủi ro... để ngân hàng hoạt động lành mạnh an toàn hơn là việc đánh bóng các con số lợi nhuận nhưng không phản ảnh đúng tình trạng sức khỏe của bản thân ACB, dẫn tới những hậu quả khó kiểm soát về sau. Bên cạnh

đó, ACB cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng dự phòng để xử lý cho những khoản nợ không có khả năng thu hồi, tiếp đến, những khoản nợ có khả năng thu hồi nợ thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì hạn chế tối đa việc sử dụng dự phòng để xử lý, ACB có thể định ra một khoảng thời gian tối đa để giảm nợ xấu bằng giải pháp thu hồi nợ trực tiếp trước khi sử dụng dự phòng.

3.2.2.5. Đẩy nhanh việc chuyển nợ thành vốn cổ phần của Ngân hàng

Để thực hiện được giải pháp này, ACB cần xem xét kỹ lưỡng về khách nợ: loại doanh nghiệp, khả năng tiến hàng sản xuất trong tương lai. Việc chuyển nợ thành vốn cổ phần thực chất là việc Ngân hàng tiến hành đầu tư vào doanh nghiệp đó, do đó ACB cần phải tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cần có cán bộ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội cũng như nhận biết trước được những rủi ro có thể xảy ra... Ngân hàng cũng cần tiến hành cân đối giữa tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư với vốn chủ sở hữu và phải có nguồn vốn đối ứng với số nợ đã chuyển thành vốn góp

3.2.2.6. Thúc đẩy thị trường mua bán nợ

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, ACB có thể xem xét bán được các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác. việc mua bán nợ xấu sẽ giúp ACB tập trung cho công việc kinh doanh của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp và tận dụng được lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn. và đặc biệt không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công việc xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w