Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 72 - 75)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu của ACB vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

a) Công tác thẩm định khách hàng, phân tích tín dụng còn hạn chế, công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay chưa đúng, đẩy đủ theo quy định.

- Một số cán bộ tín dụng còn xem nhẹ trong việc kiểm tra tính pháp lý của khoản vay, hồ sơ pháp lý của khoản vay chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, hợp pháp dẫn đến khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao.

- Việc thu thập thông tin phi tài chính của khách hàng tồn tại một số hạn chế. Một số cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án, không xác định được khả năng cạnh tranh, phát triển của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh cũng như không chú trọng đến việc phân tích thị trường kinh doanh của khách hàng dẫn đến quyết định cho vay được đưa ra nêu cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ.

- Mức độ đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với phương án đi vay của khách hàng còn thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, đối phó và chưa mang tính khoa

học cao. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro của KH cũng không được đề cập kỹ trong báo cáo thẩm định.

- Công tác đảm bảo tiền vay còn tồn tại một số hạn chế. Việc định giá tài sản bảo đảm còn sơ sài, chưa sát với giá thực tế và còn mang tính chủ quan của CBTD - Công tác kiểm tra sau khi cho vay thực hiện còn sơ sài, mang tính đối phó, kiểm

tra để hợp thức hóa thủ tục là chủ yếu, ít quan tâm đến hiệu quả vốn cay nên không nắm bắt được nguồn thu cả KH để thu nợ kịp thời. Đối với KH có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, CBTD thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng nên tại thời điểm cho vay, CBTD thường yêu cầu khách hàng ký trên Biên bản kiểm tra sau cho vay trước và tự điền thông tin.

- Công tác định giá lại TSĐB của CBTD còn chưa kịp thời nhất là đối với các loại tafni sản như máy móc thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận tải vơi đặc điểm là mức độ hao mòn lớn và giá trị giảm nhanh. Đối với các trường hợp bảo hiểm TSBĐ hết hạn bảo hiểm, CBTD không nhắc nhờ KH mua bảo hiểm mới dẫn đến tình trạng khi có sự cố xảy ra, bảo hiểm cũ hết hạn sử dụng gây khó khăn lâu dài về khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

b) Công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều điểm hạn chế

- Chưa cập nhật kịp thời các báo cáo tài chính quý, năm của KH, báo cáo tài chính được kiểm toán, biến động về các thông tin tài chính của KH.

- Cán bộ tín dụng thực hiện đăng ký thông tin KH vẫn còn tồn tại một số sai sót và không cập nhật kịp thời biến động thông tin của KH. Một số trường hợp CBTD đăng ký KH không thuộc đối tượng chấm điểm chưa đúng với các quy định chẳng hạn như KH thuộc nợ nhóm 5, kinh doanh thua lỗ, theo quy định phải thuộc đối tượng không phải chấm điểm...

- Việc chấm điểm một số chỉ tiêu phi tài chính theo đánh giá của CBTD chấm điểm không logic với chỉ tiêu tài chính hoặc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính không logic với nhau.

c) Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả cao

Lực lượng cán bộ KTKSNB còn quá mỏng so với mạng lưới hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động cho vay chưa đạt hiệu quả cao nên đã để xảy ra một số trường hợp CBTD cố tình cho vay không đúng quy định để hưởng lợi cá nhân.

d) Công tác xử lý TSĐB gặp nhiều vướng mắc dẫn đến tiến độ xử lý TSĐB để thu hồi nợ hiện tại còn rất chậm chạp, một số tài sản đã qua đấu giá nhiều lần nhưng vẫn không có đối tác nào mua lại.

e) Một số cán bộ tín dụng không nhiệt tình và trốn tránh trách nhiệm trong việc đôn đốc KH trả nợ cũng như còn chủ quan, không thực hiện phân tích nguyên nhân đối với các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã khởi kiện và có kết luận của Tòa án kinh tế nhưng vẫn chưa thể thu hồi được

2.3.2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới những hạn chế tiêu biểu của ACB, trong đó có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, cụ thể là:

a) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: tín dụng tăng trưởng lớn, cán bộ tín dụng phải thực hiện khối lượng công việc lớn, dẫn đến không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thao tác nghiệp vụ.

Thứ hai: trình độ nghiệp vụ của CBTD còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ tuy được đào tạo có bài bản, kiến thức chuyên môn tốt, song vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó, những kết luận của họ còn mang tính lý luận, thiếu thực tiễn.

Thứ ba: Khả năng tiếp cận, khai thác thông tin của cán bộ tín dụng còn chủ quan, nghèo nàn và đơn giản. Chủ yếu các thông tin được lấy từ khách hàng, trung tâm CIC, do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của thẩm định khoản vay.

Thứ tư: Do tâm lý ngại gây phiền hà cho KH nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra sau khi cho vay một cách qua loa, mang tính hình thức để đối phó và một phần do quá tin tưởng vào khách hàng nên một số CBTD đã tiến hành kiểm tra rất muộn, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà không biết.

Thứ năm: Do sự tha hóa, biến chất của một bộ phận CBTD, cán bộ lãnh đạo chỉ vì mục đích cá nhân mà cho vay vi phạm quy định của ACB mà dẫn đến khoản vay tiềm ẩn rủi ro lớn và không có khả năng thu hồi.

b) Nguyên nhân khách quan

Y đồ chiến lược

Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh Dẫn đầu về định hướng khách hàng Dẫn đầu về kết quả tài chính bền Dẫn đầu về quản lý rủi ro Dẫn đầu về hiệu quả Dẫn đầu về đạo đức kinh doanh

Những biến động thị trường, lãi suất, tỷ giá thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô gây ra cho khách hàng những gánh nặng nợ nần không đáng có. Khủng hoảng, những khó khăn của nến kinh tế gây ảnh hưởng rất lớn tới ngành tài chính - ngân hàng. Bong bóng bất động sản gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng. Hiện nay đa số các khoản vay đều phải có thế chấp mà tài sản thế chấp phổ biến nhất là bất động sản, giá bất động sản giảm khiến Ngân hàng gặp rất nhiều trở ngại trong việc phát mại tài sản. Các khoản cho vay đầu tư vào bất động sản dường như không thu hồi được.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt đã làm ảnh hưởng đến thời gian thanh toán trong các hoạt động kinh tế, làm mức độ an toàn không cao, đồng thời gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ hai: Do tính thanh khoản của thị trường bất động sản cùng với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho việc xử lý tài sản thế chấp kéo dài thời gian.

Thứ ba: Tình trạng thiếu minh bạch và trung thực trong cung cấp các số liệu báo cáo tài chính gây khó khăn cho CBTD trong việc đánh giá năng lực tài chính thực sự của KH.

Thứ tư: Thời gian để xử lý TSĐB thường kéo dài do người vay và người thế chấp không phải là một, điều đó đã dẫn tới việc đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi. Khi KH không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền xử lý TSĐB nợ vay nhưng Ngân hàng lại không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không thể cưỡng chế buộc KH giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý.

Thứ năm: Các văn bản pháp luật liên quan còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa nhất quán dẫn đến quá trình xử lý TSĐB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ kịp thời của các Bộ, ngành có liên quan.

61

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w