2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nợ xấu
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ACB được khống chế ở mức khá an toàn là 2,5% thấp hơn nhiều so với 4,93% là tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tính đến 30/09/2012, còn theo đánh giá của NHNN thì tỷ lệ này là 8.82%. Năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên mức 3% tăng từ 2571 tỷ đồng lên con số 3243 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số nợ xấu đã tăng thêm 20%, tốc độ gần như là nhanh nhất trong lịch sử 20 năm hoạt động của ngân hàng ACB. Tuy nhiên, việc này được ban lãnh đạo của ACB giải thích là do tình hình Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, và đây cũng là tình hình chung của toàn hệ thống. 2 năm tiếp theo, các cổ đông của ACB có thể yên tâm hơn khi tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm. Đến cuối năm 2015, ACB có 1771 tỷ nợ xấu, tương đương 1,3% tổng dư nợ, giảm mạnh 31% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0,9% về tỷ lệ so với năm 2014. Tỷ lệ dự phòng/tổng nợ xấu cũng đồng thời được nâng cao liên tục và đạt mức 87%. Để đạt được kết quả này, đặc biệt trong bối cảnh khả năng trả nợ, trả lãi của nhiều bộ phận khách hàng tiếp tục suy yếu, Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro của ACB đã tập trung cao độ vào việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng thu hồi nợ, đồng thời xử lý, kiểm soát nợ xấu, bằng cách liên tục rà soát, thu hồi nợ, trích lập dự phòng, xóa nợ, bán nợ.
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu nợ xấu giai đoạn 2012-2015
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Triệu VND % Triệu VND % Triệu VND % Triệu VND % Nợ dưới tiêu chuẩn 747218 0.73 656978 0.61 293035 0.25 174499 0.13
Biểu đồ 2.5: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2012-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Nợ xấu — —Tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2012-2015
2.2.1.2. Cơ cấu nợ xấu
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB .
Nợ nghi ngờ 6733621 0.65 463358 0.43 444308 0.38 530241 0.40 Nợ có khả năng mất vốn 1150391 1.12 2122533 1.98 1795905 1.54 1065953 0.80 Nợ xấu 2570970 2.50 3242869 3.03 2533248 2.18 1770693 1.32 Tổng dư nợ 102814848 100 107190021 100 116324055 100 134031804 100
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB 2012 - 2015 Năm 2012 đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn đáng kể so với nhiều năm trước, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2012 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại, trong khi nợ xấu tăng cao. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng mạnh từ 0.89% lên 2.50% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt gần gấp 4 lần. Năm 2013 tiếp tục là 1 năm khó khăn đối với ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng khi n ợ xấu có xu hướng tăng nhanh so với năm 2012, nợ xấu ACB tăng 21,2% tương ứng với 671899 triệu đồng. Năm 2014 ACB chủ động đẩy mạnh công tác xử lý nợ nhằm giảm thiểu tác động
Năm Nợ có khả năng mấtvốn Nợ xấu Tỷ trọng (%)
2012 1150391 2570970 44.75
2013 2122533 3242869 65.45
2014 1795905 2533248 70.89
2015 1065953 1770693 60.20
của Thông tư số 02/2013 và Thông tư số 09/2014 đến chất lượng tài sản cũng như thu nhập của ACB. Với phương hướng kiên trì thực hiện chính sách cho vay thận trọng; duy trì mức tăng trưởng tín dụng ổn định đi đôi với đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nợ xấu phát sinh mới, và quyết liệt xử lý nợ xấu còn tồn đọng, đồng thời liên tục rà soát nợ xấu, trích lập dự phòng, bán nợ (cuối năm 2014, ACB đã bán hơn 1,000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC) thì tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế ở mức 2,18%, giảm từ mức 3,03% vào cuối năm 2013, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn hệ thống là 3,25%. Đến cuối năm 2015, ACB có 1.771 tỷ nợ xấu, tương đương 1,32% tổng dư nợ, giảm mạnh 31% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0,93% về tỷ lệ. Để đạt được kết quả này, đặc biệt trong bối cảnh khả năng trả nợ, trả lãi của nhiều bộ phận khách hàng tiếp tục suy yếu, Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro của ACB đã tập trung cao độ vào việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng thu hồi nợ, đồng thời xử lý, kiểm soát nợ xấu, bằng cách liên tục rà soát, thu hồi nợ, trích lập dự phòng, xóa nợ, bán nợ.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ nhóm 3,4,5 trong tổng dư nợ cho vay của ACB
Đơn vị : % 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2012 2013 2014 2015 ■ Nợ dưới tiêu chuẩn ■ Nợ nghi ngờ ■ Nợ có khả năng mất
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của ACB 2012 - 2015. Từ đầu năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước chính thức triển khai đề án tái cơ cấu, đến nay khối ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và ACB nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản về tình hình tài chính và thị phần hoạt động. Trong những năm tái cơ cấu vừa qua, theo cơ quan thanh tra giám sát, các ngân hàng thương mại cổ phần đã tập trung, đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Trong 7 tháng đầu năm 2015, khối này đã xử lý được 41,46 nghìn tỷ đồng; tính từ năm 2012 đến tháng 7/2015 xử lý được 186,82 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo đó tính đến tháng 8/2015 đã giảm về mức 1,98% (giảm so với tỷ lệ 3,4% vào 12/2014, 4,81% tại thời điểm tháng 11/2013, 4,67% vào 12/2012 và 2,44% vào 12/2011). Chính vì vậy, có thể khẳng định tỷ lệ nợ xấu của ACB được duy trì ở mức an toàn khi tỷ trọng nợ xấu chỉ ở mức 1,32% thấp hơn 0,66% so với bình quân khối ngân hàng thương mại cổ phẩn, và thấp hơn 1,23% so với tỷ trọng nợ xấu của ngành ngân hàng tính đến tháng 12/2015 (ở mức 2,55%).
Dù 3 năm trở lại (2013-2015) nợ nhóm 5 có xu hướng giảm về giá trị, giảm mạnh từ 2122533 triệu đồng xuống còn mức 1065953 triệu đồng, tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)/ tổng nợ xấu vẫn luôn ở mức rất cao giai đoạn 2012-2015, luôn vượt quá nửa trong tổng nợ xấu.
Bảng 2.7: Nợ nhóm 5 giai đoạn 2012-2015
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2012-2015 Tuy nhiên đây cũng là tình trạng chung của các ngân hàng, ví dụ như: Tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ xấu của BIDV là 9.697 tỷ đồng, chiếm 1,62% tổng dư nợ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tiếp tục tăng cao, tăng từ 3.266 tỷ đồng hồi cuối năm 2014 lên 5.193 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu. Còn đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), tổng số nợ xấu là 4.941 tỷ đồng, tương
đương 0,91%, trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 2.084 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 2.795 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Bên cạnh đó nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN - Vietcombank cũng tăng lên mức 59% trong tổng số nợ xấu so với đầu năm với giá trị là 5.672 tỷ đồng.
Điều này có thể được lí giải bởi nợ xấu, nhất là với nợ nhóm 5 chủ yếu phát sinh từ các khoản vay cũ trước đây đến nay vẫn chưa thể thu hồi. Còn với các khoản vay mới, ngân hàng đã thận trọng hơn rất nhiều trong công tác thẩm định, cho vay và kiểm soát dòng tín dụng nên rủi ro nợ xấu tăng không đáng kể. Điều này cũng được TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng đưa ra nhận định, tiến độ xử lý nợ xấu chậm, trong khi nợ xấu chuyển từ nhóm 2-3 sang nhóm 4-5 lại rất nhanh nên khó tránh nợ có khả năng mất vốn tăng. Lãnh đạo của một chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM cũng cho rằng, khi thị trường còn những khó khăn nhất định, trong khi đó, việc chuyển nợ từ nhóm 3-4 sang nhóm 5 chỉ trong thời gian ngắn khiến ngân hàng không kịp trở tay.
Nhìn chung, trong cơ cấu nợ xấu của ACB thì tỷ trọng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2012-2015. Tỷ trọng nợ nhóm 3,4,5 trên tổng dư nợ đều có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015 nợ nhóm 5 đã giảm từ 1,12% về mức 0,8%, nợ nhóm 4 giảm từ 0,65% về mức 0,4% và đáng chú ý là nợ nhóm 3 đã giảm mạnh từ 0,73% về mức 0,13%.