Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 79 - 85)

Các biện pháp mà ACB đang thực hiện đã đem lại những kết quả nhất định nhưng việc không ngừng nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu là công việc tạo điều kiện cho ACB phát triển ổn định, bền vững. Một số nội dung mà ACB nên thực hiện trong thời gian tới là:

3.2.1.1. Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng Một là, thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay.

Việc thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng, nhằm đề phòng xảy ra tranh chấp với KH khi phải thông qua Tòa án để thu hồi nợ. CBTD ACB cần phải thu thập đầy đủ các hồ sơ pháp lý, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ để có thế nắm bắt được thông tin về năng lực pháp lý của KH, từ đó xác định KH có đủ thẩm quyền ký kết các hợp đồng giao dịch với ngân hàng hay không.

Đối với KH là hộ sản xuất kinh doanh, CBTD cần tìm hiểu KH có phải là người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh, trường hợp ủy quyền cho chồng hoặc vợ thì phải có giấy ủy quyền được xác nhận bởi cơ quan địa phương.

Hai là, chú trọng phân tích đánh giá các thông tin phi tài chính đối với KH vay vốn

phân tích đánh giá các thông tin phi tài chính KH là công việc hết sức quan trọng không hề thua kém so với các thông tin tài chính.

Để đánh giá các thông tin phi tài chính cần phải xem xét các khía cạnh: trình độ quản lý, năng lực điều hành, uy tín doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài khác.

Về trình độ quản lý và năng lực điều hành của doanh nghiệp, CBTD cần đánh giá trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý cùng khả năng lãnh đạo của người trực tiếp quản lý và những người trong ban lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó, đưa nhận xét về sự linh hoạt và nhạy bén của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

Việc phân tích đánh giá uy tín của KH dựa trên lịch sử giao dịch vay trả nợ của KH với NH thông qua các phương diện như: tình hình nợ quá hạn, mức độ sử dụng dịch vụ gửi và chuyển tiền, thời gian quan hệ với NH... Điều này giúp cho ACB xác định được thiện chí trả nợ của KH.

Các nhân tốc bên ngoài bao gồm các thông tin về triển vọng phát triển ngành kinh doanh, vị thế cạnh tranh và thị trường kinh doanh của KH. Triển vọng phát triển của ngành tác động to lớn đối với việc hoạt động của doanh nghiệp. Nếu triển vọng của ngành không tốt thì các DN hoạt động trong ngành cũng sẽ gặp khó khăn và ngược lại. Yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi thị yếu thay đổi thì các sản phẩm không được ưa chuộng sẽ bị loại khỏi thị trường hoặc mất giá nhanh chóng. Do đó mà CBTD ACB phải quan tâm sát sao đến thị trường tiêu thụ sản phẩm mà KH đang sản xuất.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác chấm điểm và xếp hạng KH nội bộ

Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng. Do vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ cần phải được ACB quan tâm

nhằm nâng cao chất lượng công tác chấm điểm và xếp hạng nội bộ để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể:

ACB cần phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các khách hàng chưa được cập nhật các báo cáo tài chính năm, tài chính quý của khách hàng, báo cáo tài chính được kiểm toán, các thay đổi về thông tin tài chính của KH trong thời gian qua.

Đối với những khách hàng mới, CBTD ACB phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng KH. CBTD phải cùng KH lập phiếu thu thập thông tin và đánh giá khách hàng để làm cơ sở chấm điểm khách hàng, tránh trường hợp CBTD làm khống phiếu thông tin khách hàng.

CBTD cần phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các khách hàng còn dư nợ và thực hiện nhập thông tin khách hàng đúng quy định. CBTD phải thực hiện nghiêm túc việc nhập thông tin đầu vào trong hệ thống IPCAS đảm bảo chính xác, khớp với dữ liệu trong hồ sơ giấy mà KH cung cấp. Đối với trường hợp sai sót khi nhập và thực hiện chấm điểm tín dụng, làm sai lệch kết quả chấm điểm, xếp hạng KH, ACB cần nghiêm túc kiểm điểm.

3.2.1.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ, giám sát tín dụng một cách chặt chẽ

Nguyên tắc tổ chức thực hiện và trách nhiệm kiểm tra nội bộ và giám sát tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đơn vị kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động tín dụng phải được tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh và bộ phận ra quyết định tín dụng

- Tổ chức nhiều bộ phận, phòng ban phụ trách kiểm tra, giám sát nội bộ từng mảng nghiệp vụ riêng biệt.

- Việc kiểm tra, giám sát tín dụng phải được tiến hành định kỳ và thường xuyên đối với các hoạt động tín dụng. ACB có thể tiếp tục thực hiện giám sát thường xuyên đối với tính tuân thủ các quy định, quy trình đã đề ra. Kiểm tra định kỳ hàng năm đối với hồ sơ tín dụng của KH

- Kết quả của việc kiểm tra giám sát nội bộ hoạt động tín dụng phải được báo cáo với ban điều hành và đưa ra những kiến nghị, cảnh báo nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

- Phương pháp giám sát: sử dụng chức năng cảnh báo vủa hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu thông tin được thiết kế, cài đặt ngay trong các quy trình nghiệp vụ tín dụng tại ACB; hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng để giám sát việc tuân thủ của hạn mức, kiểm soát rủi ro tín dụng tại ACB

- Phương pháp kiểm tra: kiểm tra toàn bộ hồ sơ tín dụng của KH. Trường hợp nhiều hồ sơ quá và không đủ thời gian để kiểm tra hết thì dùng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra. Khi cần thiết cán bộ kiểm tra có thể làm việc trực tiếp với KH, kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

- Ban hành và cụ thể hóa các chính sách thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia hàng đầu, những người có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn,sản phẩm mới, công nghệ Ngân hàng. Đây là cơ sở tiền đề tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho ngân hàng

- Đảm bảo tính thừa kế giữa các lớp cản bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, mạnh dạn sử dụng và bố trí cán bộ trẻ, có năng lực và phẩm chất vào các chức vụ quản lý.

- Tập trung nâng cao đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ truyền thống, cập nhật kiến thức mới, đào tạo về sản phẩm mới, công nghệ ngân hàng hiện đại. Sử dụng tối đa các nguồn lực ngân hàng trong phạm vi cho phép, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài trọ bên ngoài cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở đó phân loại và thực hiện sắp xếp lại cán bộ. Dựa vào kết quả thu được, Ngân hàng đề ra chính sách tiền lương phù hợp với từng loại trình độ, từng loại công việc chuyên môn, độ phức tạp và trách nhiệm của mỗi cán bộ từ đó phát huy hết sức sáng tạo, chủ động của mỗi cán bộ trong hệ thống.

3.2.1.5. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin của Ngân hàng

Để thực hiện tốt công tác thẩm định thì cần phải có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật, kịp thời. Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp việc thẩm định có những quyết định phù hợp. Vì vậy nâng cao chất lượng thông tin tín dụng là vấn đề mà ACB cần quan tâm:

- Tiến hàng thu thập thông tin về khách hàng từ tất cả các kênh: Trung tâm tín dụng CIC, nguồn thông tin nội bộ, từ Internet... ACB cũng cần nắm được xu hướng phát

triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề cho vay. Trên cơ sở đó tập hợp, phân tích đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra,có cơ sở tính toán xác định hạn mức rủi ro, quản lý và sử lý rủi roc ho phù hợp với thực tiễn hoạt động.

- Tổ chức hệ thống thông tin quản lý phải đạt được các yêu cầu đối với quản trị doanh nghiệp, đó là thông tin xuyên suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, kịp thời, chính xác, đầy đủ, cập nhật

- Đối với các phần mềm hiện đang sử dụng trong nội bộ ACB, cần có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

- Để đảm bảo tính an toàn, hệ thống công nghệ thông tin phải có tính năng hỗ trợ chạy trên nhiều máy chủ cho phép hệ thống gia tăng đáng kể tốc độ hạch toán và truy suất thông tin phục vụ công tác quản lý.

3.2.1.6. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm tiền vay

Trên thực tế tỷ lệ nợ xấu không có TSĐB là rất cao. TSĐB là nguồn thu thứ hai sau phương án sản xuất kinh doanh. Khi phương án sản xuất kinh doanh gặp rủi ro thì TSĐB là cơ sở để tiến hành thu nợ, quan trọng hơn là TSĐB gắn trách nhiệm của người vay với khoản vay. Do đó việc thực hiện nghiêm túc các vấn đề quy định về đảm bảo tiền vay là vô cùng cần thiết.

- Đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản ACB cần chú ý:

+ TSĐB phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp, phải ổn định về giá trị, có tính thanh khoản cao...

+ Đối với dự án có mức độ rủi ro cao thì cần có mức TSĐB tương ứng, quan hệ giữa thời hạn cho vay và TSĐB cũng phải được tính toán kỹ. Thời hạn cho vay càng dài thì việc dự báo về rủi ro càng kém chính xác, đòi hỏi phải sử dụng các TSĐB có mức độ rủi ro càng kém chính xác, đòi hỏi phải sử dụng các TSĐB có mức độ rủi ro thấp. Mặt khác nếu thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn. Do vậy cần tiến hàng định giá tài sản theo định kỳ đối với các TSĐB trong cho vay trung và dài hạn và cách thức xử lý khi giá trị TSĐB tái định giá nhỏ hơn dư nợ.

+ Cũng cần phải xác định rõ trách nhiệm và quyền của các bên trong việc thực hiện hợp đồng về TSĐB, tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản đảm bảo được thuận lợi nếu xảy ra rủi ro.

- Đối với hình thức bảo lãnh của bên thứ ba: cần xác định rõ năng lực tài chính, năng lực pháp lý cũng như có trách nhiệm của người bảo lãnh tài sản cảu người bảo lãnh.

3.2.1.7. Hoàn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng

Việc thực hiện đúng quy trình này sẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp quá trình cho vay được an toàn hơn. ACB cần thắt chặt và thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình tín dụng từ bước lập hồ sơ đến bước thanh lý hợp đồng tín dụng. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thanh tra, tiến hành kiểm tra trước, trong và sau cho vay, đảm bảo nắm bắt theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Việc thực hiện đúng quy trình tín dụng sẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp quá trình cho vay được an toàn. Để thực hiện quy trình này một cách nghiêm túc ACB cần:

- Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ACB tiếp tục ban hành các văn bản, quy định về quy trình nghiệp vụ và có hướng dẫn thực hiện cụ thể đồng thời quán triệt đến từng chi nhánh, từng cán bộ nhận thức đầy đủ tính cấp thiết và lợi ích của việc ngăn ngừa phát sinh nợ xấu.

- ACB thực hiện triển khai các quy định về nhiệp vụ, phân công trách nhiệm, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân. Xác định lại thẩm quyền phán quyết đối với từng đơn vị, từng bộ phận nhằm nâng cao tính độc lập. - Trên cở sở quyền hạn và trách nhiệm, ACB nên có những quy định cụ thể để xử lý

nghiêm các trường hợp làm sai quy trình nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng và cán bộ tín dụng có gian dối. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện.

- CBTD thực hiện thường xuyên liên tục việc rà soát và phân tích báo cáo tài chính của KH nhằm đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của KH vay vốn

3.2.1.8. Cần chú trọng tới việc phân tích, dự báo thị trường và các nguyên nhân khác

Các điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn đặc biệt là khi các điều kiện này vượt quá khả năng kiểm soát của người vay. Do vậy, ACB cần có bộ phận chuyên trách để theo dõi và dự báo các điều kiện này

ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng nói riêng phải được cập nhật thường xuyên; được phân tích và phải được ban hành các bản tin dự báo để có những ứng phó kịp thời cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 083 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w