1. Mô tả hiện trạng
3.1.1. Bảng tổng hợp khảo sát sự hài lòng về chất lƣợng SV sau tốt nghiệp
Năm CĐR (Tỷ lệ %) Năm 2019 Năm 2020 Không HL Ít HL Tương đối HL Hài lòng Rất HL Không HL Ít HL Tương đối HL Hài lòng Rất HL Kiến thức 0% 0% 4% 49% 47% 0% 0% 11.1% 48.2% 40.7% kỹ năng 0% 0% 2.2% 41.9% 55.9% 0% 0.7% 6.2% 41% 52.1% Thái độ 0% 0% 0% 52.9% 47.1% 0% 0% 16.7% 34.4% 48.9%
Qua bảng kết quả khảo sát năm 2019, tỷ lệ nhà SDLĐ hài lòng và rất hài lòng chiếm 97.9%, tỷ lệ tương đối hài lòng chiếm 2.1% , không có nhà SDLĐ nào ít hài lòng và không hài lòng. Năm 2020, tỷ lệ nhà SDLĐ hài lòng và rất hài lòng chiếm 88.5%, tỷ lệ tương đối hài lòng chiếm 11.3% , ít hài lòng 0.2% và không có nhà SDLĐ nào không hài lòng. Điều này cho thấy, phản hồi từ nhà SDLĐ về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SV đã tốt nghiệp đi làm của CTĐT Cử nhân Luật là tốt, đạt CĐR như đã nêu trong CTĐT.
2. Điểm mạnh
CTDH được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật, theo một quy trình bắt buộc. CTDH ngành Cử nhân Luật được thiết kế khá hợp lý, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất đồng bộ giữa Mục tiêu ĐT, CĐR với CTDH. Các HP trong các khối kiến thức thể hiện tính gắn kết, liền mạch giúp CTDH trở thành một khối thống nhất đáp ứng CĐR. Trong CTDH các HP có nội dung bao trùm các CĐR của CTĐT theo định hướng ứng dụng, có sự kết hợp giưã lý thuyết với tham quan thực tiễn tại các cơ quan nhà nước, có một số HP kỹ năng giúp SV rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp.
3. Điểm tồn tại
Các kỹ năng mềm chưa được thể hiện thực sự rõ trong CTDH.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2021 – 2022, Nhà trường và Khoa tiếp tục điều chỉnh, rà soát và hoàn thiện CTDH theo hướng mô tả rõ nét, cụ thể các kỹ năng mềm cần đạt được sau các HP để đảm bảo bám sát CĐR đã công bố.
5. Tự đánh giá:Đạt mức 5/7 điểm
Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng
1. Mô tả hiện trạng
Tất cả các HP trong CTĐT ngành Cử nhân Luật đều có ĐCCT. Các đề cương này được xây dựng theo quy định của Nhà trường [H1.02.02.02], do các nhóm GV chuyên môn biên soạn theo yêu cầu về chuyên môn của từng HP, phù hợp với CĐR của CTĐT và phương thức ĐT TC [H1.01.02.01]. Khoa LLCT - Luật xây dựng CTĐT ngành Cử nhân Luật với các khối kiến thức theo trình tự đại cương, chuyên nghiệp [H1.01.01.06], [H1.01.01.07a].
ĐCCT của mỗi HP đều được ghi rõ số TC (Số tiết lý thuyết, số tiết thảo luận/bài tập, số tiết thực hành), có phần mục tiêu và CĐR của từng HP, CĐR của từng HP được xây dựng gắn với CĐR của CTĐT đã được công bố, chú trọng vào năng lực đạt được của SV sau khi kết thúc HP [H1.01.01.08d]. Mỗi HP sẽ thực hiện nhiệm vụ khác nhau trên các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực và SV cần đạt được, thể hiện trong Ma trận thể hiện sự đóng góp /gắn kết CĐR HP vào đạt CĐR CTĐT [H1.01.01.07a,b,c]. Đây là những điểm có thể định lượng và đo lường được.
Đối với CĐR về kiến thức, nhóm các HP: Triết học, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Môi trường và con người, Tin học, Tiếng anh 1,2,3,…được thiết kế để đạt được CĐR về kiến thức chung. Nhóm các HP: Luật La Mã, Thanh tra, khiếu tố, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật môi trường, Luật hành chính, luật hình sự, Luật dân sự, Luật thương mại, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật lao động, Luật tài chính, Luật đất đai…được thiết kế để đạt CĐR về kiến thức chuyên môn. Nhóm các HP: Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Xây dựng văn bản pháp luật, Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng, thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp…được thiết kế để đạt CĐR về kỹ năng chuyên môn. Đối với năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm, hầu hết các HP trong CTĐT đều có đóng góp để đạt được CĐR này.
Để hoàn thành CTĐT ngành Cử nhân Luật năm 2019, SV phải đăng ký học và tích lũy đủ 121 TC của 47 HP được phân chia ở 8 học kỳ [H1.01.01.06d]. Các HP có các hoạt động kiểm tra, ĐG để đảm bảo việc đạt được CĐR của SV. Phương pháp ĐG HP được quy định cụ thể trong ĐCCTHP bao gồm: Kiểm tra thường xuyên, bài thi giữa HP, bài tập lớn, bài thi kết thúc HP trong đó điểm thi kết thúc HP có trọng số 50% [H1.01.01.08]; Các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đa dạng, linh hoạt, hỗ trợ nhau trong việc đáp ứng CĐR của CTDH.
Các hoạt động thực hành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp đều có kế hoạch và thể hiện rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được sau khi thực hiện các hoạt động đó. Mục tiêu của các chương trình thực tế này mô tả đảm bảo bám sát CĐR của CTĐT. Để đạt được mục tiêu đề ra, các kế hoạch đều chỉ rõ những mốc thời gian, yêu cầu công việc, trách nhiệm cụ thể của GV, SV, cơ sở thực hành, thực tập và các bộ phận quản lý có liên quan cũng như các yêu cầu về báo cáo thực tập và ĐG kết quả [H1.03.02.01] [H1.03.02.02].
Khi hoàn thành CTĐT, SV sẽ đáp ứng CĐR về khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và sức khỏe tốt. Có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết về nghề Luật; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật; có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực của SV và đơn vị tuyển dụng [H1.01.01.07a]. SV có đầy đủ năng lực để tiếp tục học tập, bồi dưỡng, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn ở trình độ cao hơn, đáp ứng với yêu cầu của xã hội. 100% các HP trong CTĐT có sự tương thích về nội dung để đảm bảo CĐR; 100% các HP trong CTĐT xác định phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, ĐG phù hợp để đạt CĐR. Kết quả khảo sát về sự đóng góp của mỗi HP trong việc đạt được CĐR là rõ ràng cũng được phản hồi khá tốt [H1.03.01.01][H1.02.03.02].
Nội dung chi tiết của từng HP trong CTDH thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu, CĐR của từng HP và có sự gắn kết với các HP trong các khối kiến thức khác nhằm đảm bảo quá trình dạy – học và ĐG đạt được CĐR của toàn CTĐT.
3. Điểm tồn tại
Đóng góp của mỗi HP trong việc đạt được CĐR là chưa đồng đều, có HP đóng góp nhiều, còn có những HP cùng thời lượng nhưng đóng góp hạn chế.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2021 – 2022, Khoa LLCT - Luật tiếp tục triển khai cụ thể việc lấy ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong và ngoài Trường, nhà SDLĐ, SV và cựu SV; sẽ rà soát lại CĐR của từng HP với CĐR của CTĐT điều chỉnh nội dung bài tập/thực hành đáp ứng yêu cầu củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho SV.
5. Tự đánh giá:Đạt mức 5/7 điểm
Tiêu chí 3.3. CTDH có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp 1. Mô tả hiện trạng
CTDH ngành Cử nhân Luật – Trường ĐHHĐ có cấu trúc rõ ràng, trình tự logic hợp lý. CTDH ngành Cử nhân Luật của trường được xây dựng lần đầu tiên vào năm 2015 [H1.03.03.02] với mục tiêu ĐT cử nhân luật phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT về khối lượng kiến thức tối thiểu ĐT trình độ ĐH [H1.03.03.01]. Theo kết quả khảo sát các bên liên quan năm 2019 về CTDH thì 94% nhà SDLĐ; 92% các chuyên gia, GV cho rằng nội dung CTDH được xây dựng rất phù hợp với ngành học1