Quá trình hình thành và phát triển Agribank trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43 - 58)

Thực hiện đường lối đổi mới do đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng năm 1986 với chủ trương đổi mới nền kinh tế trong đó đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam (NHPTNN) - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank có tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ trong từng gi ai đoạn lịch sử của đất nước: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988 -1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996-nay).

Ra đời đúng vào thời kỳ nền kinh tế vừa mới "lột xác" để chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Agribank đã phải đối mặt với bao bộn bề gian khó và cả những ''bỡ ngỡ'' trải nghiệm trước những khó khăn về: Hệ thống mạng lưới, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh.

Bước sang giai đoạn lịch sử mới, ngoài chức năng của một NHTM, Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa các loại hình cho vay (mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần thực hiện thành công sự nghiệp “công nghiệp

hóa - hiện đại hóa”).

Từ năm 2001, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng dưới sự chỉ đạo của NHNN, Agribank bắt tay vào thực hiện Đề án cơ cấu lại Agribank giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu đưa Agribank trở thành NHTM hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

a) Sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động điều hành

Năm 2001, Trụ sở chính của Agribank được cơ cấu thành 18 Ban chuyên môn thay mô hình 10 khối như giai đoạn trước. Đến cuối năm 2005, số lượng đầu mối tại Trụ sở chính tăng lên 25 Ban, phòng, trung tâm trực thuộc Tổng Giám đốc.

Nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, giảm các cầu cấp trung gian, tăng hiệu quả điều hành của Trụ sở chính, từ đầu năm 2006 Agribank thực hiện việc sáp nhập các ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ tương đối giống nhau, giải thể các đầu mối không thực sự cần thiết. Kết quả, đến cuối năm 2009, Trụ sở chính Agribank rút xuống còn 22 đầu mối (Ban/phòng/trung tâm). Toàn hệ thống chia thành 05 khu vực (Khu vực Hà Nội; khu vực TP Hồ Chí Minh; khu vực phía Bắc; khu vực phía Nam), được thể hiện ở hình vẽ sau:

35

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

2012/2011 2013/2012

b. Mạng lưới tổ chức trên địa bàn Hà Nội

Đến hết tháng 12/2013, Agribank trên địa bàn Hà Nội đã thành lập 31 chi nhánh loại 1, loại 2 trực thuộc Agribank quản lý, trong đó có 10 chi nhánh đuợc thành lập truớc năm 2000 và 21 chi nhánh đuợc thành lập trong giai đoạn từ năm 2001-2008. Trong số 31 chi nhánh đuợc nêu trên, có 222 Phòng Giao dịch trực thuộc các chi nhánh.

Tổng số lao động định biên của Agribank trên địa bàn là 5.101 nguời, chiếm 12,7% tổng số lao động định biên của Agribank (gần 40.000 nguời)

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Agribank trên địa bàn Hà Nội đã vuợt qua nhiều khó khăn và từng buớc khẳng định đuợc vai trò, vị trí trong nền kinh tế thị truờng, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng luới trong giao dịch, đa dạng hoá các loại hình cho vay, phát triển dịch vụ kinh doanh tiền tệ.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua

Thực hiện ch đạo của Agribank về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, Agribank các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh: Vốn huy động tăng truởng tốt, đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng kinh doanh và bảo đảm an toàn thanh khoản, mục tiêu tăng truởng hàng năm.

Đến hết năm 2013, đứng truớc nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn lạm phát cao và suy thoái kinh tế kéo dài, Agribank trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ quá hạn, ban hành kịp thời các văn bản huớng dẫn xử lý nợ, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của NHNN, của Agribank.

Từ năm 2011 - 2013 hoạt động kinh doanh trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự thành công của Agribank, được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh khu vực Hà Nội giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ∖ +/- % +/- % Nguồn vốn 109.66 3 123.87 1 141.76 5 14.20 8 12,96 17.874 14,43 Dư nợ 75.6 16 77.909 79.5 06 2.293 3,03 1.5 97 204 Thu XLRR 2 66 303 626 37 13,91 323 206 Thu dịch vụ 4 85 5 26 565 4T 845 39 7,41 Lợi nhuận 3.3 07 2.231 1.562 - 1.076 32,53 -669 29,98

Có thể nói, vốn đóng vai trò sống còn trong mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó là nền tảng của hoạt động tín dụng, quyết định quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng. Do đó, chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng, quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Mặc dù giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, với sự nỗ lực của CBNV ngân hàng, hoạt động huy động vốn của

38

Agribank trên địa bàn Hà Nội đã thu được những kết quả khả quan, nguồn vốn huy động tăng trưởng đáng kể, cơ cấu nguồn vốn ngày càng được điều chỉnh hợp lý, chi tiết ở biều đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn khu vực Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank giai đoạn 2009-2013)

+ Năm 2010 và năm 2011 là những năm gặp nhiều khó khăn đối với công tác huy động vốn: lạm phát tiếp tục diễn biến phức tạp, lãi suất huy động vốn ở mức cao, thường xuyên biến động, việc NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM đã tác động đến tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng.

+ Đến năm 2012, nguồn vốn trên địa bàn Hà Nội đã có sự tăng trưởng trở lại, tính đến 31/12/2012 nguồn vốn đạt 123.871 tỷ đồng, tăng 14.208 tỷ đồng (12,9%) so với năm 2011.

+ Năm 2013, Agribank trên địa bàn đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 141.765 tỷ đồng, tăng 17.874 tỷ đồng (14,43%). Nguyên nhân của việc tăng trưởng nhanh là do sự chỉ đạo sát sao

của lãnh đạo Agribank cũng như sự nỗ lực của CBNV trên địa bàn: áp dụng biểu lãi suất phù hợp với từng địa phương, từng khách hàng...phù hợp với điều kiện kinh doanh trong thời mới.

- Xét về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu vốn dần theo hướng ổn định và hợp lý, chi tiết ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn khu vực Hà Nội giai đoạn 2012-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank giai đoạn 2012-2013)

+ Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 123.871 tỷ đồng, trong đó tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ lệ 7%, Tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn nhất (47%), trong khi tiền gửi dân cư thấp hơn và chỉ chiếm tỷ lệ 46% trong tổng nguồn vốn huy động.

+ Tuy nhiên đến hết năm 2013, trong tổng số nguồn vốn huy động được, nguồn vốn của các TCKT, TCTD giảm, chiếm 5% trong tổng nguồn vốn, thay vào đó là sự tăng trưởng vượt bậc của nguồn vốn dân cư, chiếm 58% tổng nguồn vốn.

b) về hoạt động tín dụng trên địa bàn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất. Giống như các NHTM khác, mục tiêu hàng đầu của Agribank là hạn chế rủi ro , đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận.

. Năm Chỉ tiêu dư nợ 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng dư nợ 75.61 6 77.909 79.506 2.293 3,0 3 1.597 2,0 4 Chia theo thời gian Ngăn hạn 44.25 4 49.360 53.753 5.106 11,54 4.393 8,89 Trung, dài hạn 31.36 2 28.549 25.753 -2.813 -8,97 - 2,796 -9,79 Chia theo thành phần kinh tế Hộ kinh doanh 36.29 6 35.839 38.958 -457 - 12,36 3.119 8,70 Doanh nghiệp 39.32 0 42.070 40.548 2.750 6.99 - 1.522 -3,62 40

Để thực hiện được mục tiêu đó, Agribank luôn chú trọng phát triển tín dụng đi đôi với kiểm soát vốn vay trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay hiện hành. Kết quả hoạt động cho vay đạt được tại biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn khu vực Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank giai đoạn 2009-2013)

- Dư nợ trên địa bàn có sự tăng trưởng nhanh trong các năm 2009 - 2010: năm 2009 dư nợ là 59.298 tỷ đồng, tăng 15.937 tỷ đồng so với năm 2008 (tăng 36,8%), năm 2010 dư nợ là 70.725 tỷ đồng, tăng 11.427 tỷ đồng so với năm 2009 (tăng 19,3%).

Thực hiện tốt chủ trương của Agribank về việc phát triển tín dụng trên địa bàn đô thị, đặc biệt là chiến lược phát triển tín dụng trên địa bàn Thủ đô: tăng trưởng đi đôi với chất lượng tín dụng, phát triển tín dụng đối với các địa phương có thế mạnh phát triển làng nghề, nông nghiệp và nông thôn... kết quả

41

đạt được như sau:

- Đến hết năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank trên địa bàn Hà Nội chỉ còn là 6,9%, năm 2012 và năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ lần lượt là 3,03% và 2,04%.

- Xét về tiêu chí cơ cấu dư nợ, được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ khu vực Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013

đối tượng Công thương 34.027 38.175 39.712 4.148 12,19 1.537 4.03 Chia theo hình thức BĐTV Có TSBĐ 68.81 0 67.001 69.965 -1.809 -2,63 2.964 4.42 Không có SBĐ 6.80 6 10.908 9.541 4.102 60,27 - 1.367 - 12,53

Qua biểu trên ta thấy, với mục tiêu tăng truởng bền vững, an toàn và hiệu quả, duy trì và từng buớc phát triển thị phần, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thực hiện nghiêm túc chỉ đạo điều hành của Agribank: không phát triển tín dụng ồ

ạt, lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt; kết quả đạt đuợc nhu sau: - Du nợ trên địa bàn Hà Nội dần theo huớng ổn định, năm 2012 du nợ cho vay ngắn hạn là 43.360 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60% du nợ của khu vực, du nợ cho vay trung và dài hạn là 28.549 tỷ đồng, chiếm 40% trong tổng du nợ. Năm 2013, Agribank trên địa bàn Hà Nội tiếp tục duy trì hợp lý về cơ cấu du nợ theo thời hạn.

- Nếu theo đối tuợng, thành phần vay vốn, cơ cấu du nợ của Agribank trên

địa bàn đuợc đảm bảo theo tỷ lệ phù hợp: cho vay hộ kinh doanh cá thể luôn chiếm tỷ lệ lớn >40% trong tổng du nợ; cho vay nông nghiệp hàng năm luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất: năm 2011 chiếm 55%, năm 2012 là 51% và năm 2013 là 50%. Đặc biệt du nợ cho vay bất động sản của toàn khu vực chỉ là 1.784 tỷ đồng,

chiếm tỷ lệ rất thấp (3%) trên tổng du nợ trên địa bàn.

Kết quả đạt đuợc nhu phân tích ở trên cho ta thấy, các chi nhánh trên địa bàn đã thực hiện hiện rất tốt chủ truơng của Agribank: Huy động nguồn vốn tối đa

ở thành thị đồng thời điều chuyển vốn nhàn dỗi về các vùng nông thôn, các làng nghề truyền thống.

- Nếu xét theo hình thức bảo đảm tiền vay: các chi nhánh trên địa bàn đã rất thận trọng trong việc phát triển tín dụng , cho vay luôn đuợc bảo đảm bằng tài sản của chính bên vay hoặc của bên thứ 3, tỷ lệ cho vay có TSBĐ luôn chiếm tỷ lệ lớn > 85%, cụ thể: năm 2011 du nợ cho vay có TSBĐ là 68.810 tỷ đồng/75.616 tỷ đồng du nợ (tỷ lệ 90,99%), năm 2012 tỷ lệ là 85,6% và năm 2013 tỷ lệ là 87,9%.

c) về hiệu quả sử dụng vốn

- Xem xét bảng hiệu quả sử dụng vốn sau:

Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn

Tổng dư nợ 75.616 77.909 79.506

Tổng nguồn vốn huy động 109.663 123.871 141.7

65

Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động

chi nhánh ở mức trên 50% (tổng du nợ/tổng vốn huy động) điều đó chứng tỏ các chi nhánh trên địa bàn đã thực hiện rất tốt chiến luợc kinh doanh của Agribank: huy động vốn tối đa ở thành thị, mở rộng tín dụng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn; phát triển tín dụng trên địa bàn phải đảm bảo an toàn, hiệu quả (khách hàng uy tín, năng lực tài chính tốt, có khả năng trả nợ...).

d) Các hoạt động khác

- Hoạt động tài trợ thương mại: chịu ảnh huởng của suy thoái kinh tế thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá gặp nhiều khó khă n. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Agribank cùng với sự năng động của các chi nhánh trên địa bàn, kết quả đã đáp ứng tuơng đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp.

- Hoạt động thanh toàn', với khối luợng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, các chi nhánh đã chú trọng tổ chức tốt hoạt động thanh toán, luôn bảo đảm kịp thời, chính xác và an toàn trong hoạt động. Phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ, văn hóa giao

44

tiếp và trang phục khi làm việc cũng đã được đổi mới nhằm phục vụ tốt khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, các chi nhánh đã chủ động thực hiện và triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống thanh toán điện tử nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng, kết nối thanh toán song phương ... nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế được Agribank phát triển cả chiều rộng, lẫn chiều sâu:

+ Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2013 là 8.576 triệu USD, số món thanh toán là 1.720 món.

+ Mua bán ngoại tệ, vàng bạc, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán hàng nhập của khách hàng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổng doanh số mua ngoại tệ quy USD đạt 15.600 triệu USD.

+ Dịch vụ chi trả kiều hối: cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Agribank đã bố trí bộ phận chuyển tiền nhanh góp phần thu hút khách hàng thanh toán chi trả kiều hối ngày một tăng thông qua mạng lưới chuyển tiền nhanh của WU và qua mạng thanh toán quốc tế. Tổng số món chi trả năm 2013 là 73.611 món, tăng 1.321 món so với năm 2012. Tổng doanh số chi trả quy đổi USD năm 2013 là 1.270 triệu USD.

- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Trong hoạt động sản phẩm dịch vụ, Agribank đã chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đến 31/12/2013, trên địa bàn đã phát hành thêm 83.108 thẻ ATM, so với năm 2012 và nâng tổng số thẻ đã phát hành lên tới gần 453.000 thẻ. Đến hết năm 2013, Agribank đã triển khai đến khách hàng tổng số 198 sản phẩm dịch vụ, trong đó có một số sản phẩm mới được triển khai trong năm: Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện lực EVN, triển

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w