Kiến nghị với Agribank

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 94 - 96)

78

- Agribank cần chỉ đạo quyết liệt hơn trong việc xử lý nợ khó đòi, TSBĐ tiền vay đặc biệt là bất động sản; giao khoán chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn gắn với tài chính của từng chi nhánh.

- Hướng dẫn kịp thời các quy chế, quy định của NHNN, tránh tình trạng NHNN ban hành cơ chế, quy định mới nhưng rất lâu sau Agribank mới có văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho Chi nhánh trong quá trình thực hiện.

- Hạn chế yêu cầu Chi nhánh báo cáo trực tiếp. Hiện nay Agribank đã triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng theo IPCAS, hệ thống này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo quản lý tập trung toàn bộ các hoạt động tín dụng của các Chi nhánh, vì vậy Agribank có thể chủ động sử dụng hệ thống báo cáo từ Modul cho vay in ra mà không cần sử dụng các báo cáo từ các chi nhánh gửi về. Thực tế hiện nay, cán bộ tín dụng tại Chi nhánh phải làm quá nhiều các báo cáo nên ít có thời gian dành cho chuyên môn nghiệp vụ đã dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

b) về công tác tổ chức cán bộ

- Kiện toàn công tác tổ chức, đào thải đối với cán bộ có năng lực chuyên môn yếu kém, có lối sống tiêu cực, đặc biệt đối với chức danh do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc quản lý.

- Sắp xếp cán bộ một cách khoa học, phù hợp với năng lực, trình độ... nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của từng cán bộ.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng CBTD, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ thẩm định cho CBNV của Agribank. Đồng thời, thường xuyên tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, lối sống cho toàn thể cán bộ Agribank

- Kiên quyết xử lý nghiêm đối với cán bộ vi phạm qui chế cho vay, nhận tài sản bảo đảm cho khoản vay không đúng qui định của pháp luật nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm

về lĩnh vực nhận TSBĐ tiền vay, xử lý TSBĐ tiền vay. Hoàn thiện qui chế tổ chức hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Agribank

- Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, theo đó thành lập bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý dữ liệu trên hệ thống phần mềm.

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w