Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 97 - 106)

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo lập sự an toàn cho hệ thống tiền tệ tín dụng thông qua việc nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện một số luật liên quan

tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các luật liên quan tới việc thế chấp tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm.. .Việc này vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực của thế giới;

Thứ hai, cần ổn định việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả; kiểm tra lại vốn thực của các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cho phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp ra đời bằng vốn ảo, tăng cuờng trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp tu nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan, gây ảnh huởng xấu đến nền kinh tế;

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nuớc. Vì chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kích thích xuất nhập khẩu đúng huớng từ đó góp phần tăng truởng kinh tế cao và bền vững. Điều này ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng;

Thứ tư, củng cố và quy định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức tu vấn, kiểm toán trên cơ sở đảm bảo cung cấp thông tin, tu vấn và cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng;

Thứ năm, mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị truờng nợ. Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp doanh nghiệp và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo cho doanh nghiệp và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dua, kéo dài;

Hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã buớc đầu hình thành và Bộ Tài chính, NHNN đã thành lập Công ty mua bán nợ. Tuy nhiên các Công ty mua bán nợ chua thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong hoạt động mua bán nợ,

82

hầu hết các khoản nợ của ngân hàng sau khi đuợc bán nợ cho Công ty này đều chua giải pháp Cơ cấu lại doanh nghiệp để hoạt động trở lại

- Trình Quốc hội ban hành Luật Giao dịch bảo đảm: Thực tiễn hiện nay cần thiết có một văn bản huớng dẫn cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng để giúp cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nuớc có cơ sở pháp lý và chủ động trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, đặc biệt là đối với tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Để đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nuớc ta, cũng nhu những đòi hỏi của quá trình hội nhập thế giới, thiết nghĩ cần ban hành Luật Giao dịch bảo đảm.

- Bổ sung quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản: Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cần loại bỏ các quy định can thiệp quá sâu vào việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng các thủ tục hành chính và sự tham gia của các cơ quan hành chính vào quá trình xử lý tài sản của các ngân hàng thuơng mại. Đặc biệt là quy định về thủ tục giao tài sản và buộc bên giữ tài sản phải giao tài sản với sự tham gia của các cơ quan nhà nuớc, quy định về sự hỗ trợ của cơ quan nhà nuớc trong quá trình ngân hàng thuơng mại xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nuớc đối với việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản là cần thiết, song cần có quy định rõ thủ tục hỗ trợ duới hình thức:

+ Giao chức năng, nhiệm vụ cho một cơ quan tu pháp thực hiện việc cuỡng chế buộc giao tài sản bảo đảm để xử lý;

+ Thành lập cơ quan gửi giữ tài sản để thực hiện nhiệm vụ bổ trợ cho hoạt động tu pháp.

+ Trong các truờng hợp có tranh chấp về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, việc giao tài sản, tranh chấp về định giá khi xử lý hoặc

NHTM gặp khó khăn không xử lý được tài sản bảo đảm thì cần phải giải quyết theo con đường tòa án, không phải bằng thủ tục hành chính hoặc trao quyền cho ngân hàng thương mại tự quyết định thực hiện các quy định hiện hành. Như vậy, để việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản có hiệu quả cần có một cơ chế linh hoạt, chủ động cho các chủ thể tham gia.

- về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm cũng phải được đơn giản hóa, thực hiện một cách nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp sửa đổi, bổ sung thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký.

- về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản

+ Phương thức bán tài sản

Việc bán tài sản phải được thực hiện công khai, thông báo rộng rãi dưới hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Yêu cầu đối với việc xây dựng quy trình là: Cần bổ sung quy định về tổ chức được bán đấu giá tài sản bằng việc mở rộng các đối tượng được tổ chức bán đấu giá theo một trình tự, thủ tục thống nhất; pháp luật phải tạo ra cơ chế giám sát việc bán tài sản của ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM với sự tham gia chứng kiến của bên thứ ba.

+ Phương thức nhận tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản hình thành trong tương lai để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.

Cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể Nghị định 163/2006/NĐ-CP, vì nếu chỉ dừng lại với các quy định trên của Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì bên nhận bảo đảm chưa thể hy vọng một sự an toàn đầy đủ về pháp lý, giao dịch bằng tài sản hình thành trong tương lai dù có được xác lập hợp pháp, song luôn hứng chịu nguy cơ "hữu danh vô thực". Cần sửa đổi Điều 737 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC theo hướng thống nhất

84

phương thức xử lý quyền sử dụng đất của các chủ thể sử dụng đất khác nhau, thống nhất phương thức xử lý quyền sử dụng đất với các loại tài sản đảm bảo thông thường khác.

- Các quy định khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản

+ về công chứng, chứng thực: Trong điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta, cơ quan lập pháp cần ban hành những quy định pháp luật về công chứng, chứng thực theo hướng công chứng, chứng thực về hình thức chứ không chứng thực nội dung.

+ về quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển nhượng tài sản gắn liền v ới đất: Việt Nam đang cố gắng xây dựng một thị trường bất động sản. Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước cần phải xây dựng trước tiên là một khung pháp lý hoàn thiện để các tài sản gắn liền với đất được dễ dàng lưu thông trong khuôn khổ luật định đó. Việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người mua trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng mua bán chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, hợp đồng bảo đảm. Từ đó, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản sẽ không gặp phải những rủi ro từ chính các thủ tục hành chính và việc áp dụng luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để đáp ứng xu thế hội nhập với rất nhiều thách thức, pháp luật của chúng ta đã điều chỉnh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay từ rất sớm, thiết lập đuợc một hệ thống các biện pháp bảo đảm tuơng đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia giao dịch thực hiện và tuân thủ. Tuy nhiên, truớc những đòi hỏi ngày các cao của nền kinh tế thị truờng, pháp luật Việt Nam về bảo đảm tiền vay, pháp luật về những vấn đề xử lý TSBĐ tiền vay... đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần nhanh chóng khắc phục. Sự tản mát, thiếu tính thống nhất, thiếu tính rõ ràng trong các quy định, cứng nhắc trong cơ chế triển khai, đang làm cho hiệu lực điều ch nh của pháp luật về bảo đảm tiền vay suy giảm. Trình tự thủ tục liên quan đến giao dịch bảo đảm còn mang nặng tính hành chính, quan liêu, làm công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao

86

KẾT LUẬN

Qua thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài tôi rút ra một số kết luận nhu sau:

Trong bối cảnh nền kinh tế nuớc ta trong giai đoạn hiện nay đang suy thoái, thị truờng bất động sản ảm đạm. Để bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khơi thông nguồn vốn ứ đọng từ nợ quá hạn của Agribank và truớc yêu cầu bức thiết từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc về giảm nợ quá hạn tại các TCTD trong giai đoạn hiện nay, trong khi đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác thẩm định, am hiểu về pháp luật còn nhiều hạn chế, pháp luật Việt Nam qui định về xử lý TSBĐ tiền vay đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, thiếu tính thống nhất, thiếu tính rõ ràng trong các quy định, cứng nhắc trong cơ chế triển khai, đang làm cho hiệu lực điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm tiền vay bị suy giảm. Trình tự thủ tục liên quan đến giao dịch bảo đảm còn mang nặng tính hành chính, quan liêu, dẫn đến việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ của Agribank gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao.

Từ thực trạng xử lý TSBĐ tiền vay là bất động sản trên địa bàn Hà Nội tại

Agribank, tôi có nhận xét sau: Mục đích của xử lý TSBĐ tiền vay là bất động sản là nhằm thu hồi nợ quá hạn cho Agribank; trong quá trình xử lý đã đua ra những bất cập trong quá trình xử lý TSBĐ, đua ra những tu duy mới, nâng cao chất luợng thẩm định tài sản, hiểu biết và vận dụng đúng pháp luật, bổ sung, hoàn thiện qui định về nhận TSBĐ tiền vay là bất động sản trong hệ thống Agribank, hoàn thiện cơ chế hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank; hệ thống pháp luật về xử lý TSBĐ tiền vay. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của Agribank đuợc hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nuớc.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng đây là một đề tài chuyên sâu, việc nghiên cứu liên quan đến nhiều khía cạnh không chỉ trong qui định của Agribank mà còn thể hiện trong lĩnh vực pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nuớc về vấn đề xử lý TSBĐ tiền vay là bất động sản. Do đó, đề tài đòi hỏi nhiều công sức, thời gian để có thể nêu bật đuợc hết nội dung của các vấn đề. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ có thể trình bày các vấn đề một cách khái quát mà chua có điều kiện giải quyết thấu đáo các nội dung đua ra. Ngoài ra, với thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đuợc các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô và tất cả các bạn để đề tài này đuợc nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng hi vọng rằng những ý kiến nêu ra trong luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc nâng cao tính hiệu quả của việc xử lý TSBĐ tiền vay là bất động sản nói riêng và xử lý TSBĐ nói chung.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Truờng Học viện Ngân hàng, đặc biệt là PGS.TS Tô Ngọc Hung đã tận tình huớng dẫn em hoàn thành Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Giải pháp xử lỷ tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản trên địa bàn Hà Nội tại Agribank”.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em mong muốn nhận đuợc ý kiến đánh giá, phê bình, góp ý quý báu của các nhà khoa học, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài nghiên cứu đuợc hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agribank (2010, 2011, 2012, 21013), Báo cáo tổng kết.

2. Agribank, Sổ tay tỉn dụng ngân hàng.

3. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tỉn dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 4. TS. Phạm Thị Thu Hà - TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), NHTM quản trị

và nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ NHTM, lỷ thuyết, bài tập và bài giải, NXB Thống kê.

6. TS . Nguyễn Minh Kiều (2009), Tỉn Dụng và Thẩm Định Tỉn Dụng Ngân hàng, NXB Tài chính.

7. Nguyễn Thị Nga Linh (2011), Giáo trình lỷ thuyết tiền tệ và tỉn dụng,

Truờng Cao Đẳng Nghề Việt Đức.

8. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2010), Nghiệp vụ NHTM, Truờng Đại học Kinh tế.

9. Hoàng Xuân Quế (2002), Nghiệp vụ NHTW, NXB Thống kê 10. Thống đốc ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2001), Quyết định

1627/2001/QĐ - NHNN ngày 30/12/2001 ban hành kèm theo quy chế cho vay đối với khách hàng .

11. Thống đốc ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2005), Quyết định

127/2005/QĐ - NHNN ngày 03/2/2001 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay kèm theo QĐ 1627/2001/QĐ - NHNN.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chỉnh trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướmg đến năm 2020, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướmg xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Hà Nội. 16. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5

về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của

17. Tổ chức tỉn dụng đối v ới khách hàng ban hành theo Quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nư c, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5 về quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức t n dụng, Hà Nội.

19. Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp (2002), Thông tư liên tịch số

Một phần của tài liệu 111 GIẢI PHÁP xử lý tài sản bảo đảm TIỀN VAY là bất ĐỘNG sản TRÊN địa bàn hà nội tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w