- Thành lập và khuyến khích phát triển các Công ty quản lý nợ và khai thác xử lý TSBĐ tiền vay có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản bảo đảm và nghiệp vụ mua bán nợ.
Để đáp ứng nhu cầu xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, các ngân hàng thương mại đã thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của
mình. Các công ty quản lý nợ và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải xây dựng và
phát triển quy mô và nguồn nhân lực của các công ty này. Bên cạnh đó, cần thiết
phải có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, nhằm hạn chế rủi ro cho
hoạt động tín dụng và bảo vệ quyền lợi của bên tham gia giao dịch bảo đảm. Các
văn bản này phải quy định rõ ràng, dễ hiểu không chồng chéo, tuân thủ các nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành liên quan.
- Chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một số văn bản liên tịch thay thế, bổ sung một số văn bản đã không còn phù hợp với qui định của pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp tại các ngân hàng.
- NHNN cần phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống thông
tin phòng ngừa rủi ro. Việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin tín dụng là điều tất yếu và phù hợp với tiến trình phát triển cũng như đáp ứng đòi
80
hỏi của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống thông tin tín dụng góp phần làm giảm sự không cân xứng về thông tin giữa bên đi vay và bên cho vay, giúp bên cho vay đánh giá rủi ro chính xác hơn và lựa chọn đúng khách hàng để đầu tư vốn. Vì vậy NHNN cần thiết quy định việc cung cấp thông tin tín dụng cho Trung tâm CIC là điều bắt buộc đối với các NHTM, đồng thời Trung tâm CIC có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về doanh nghiệp cần thiết cho các NHTM.
Tuy nhiên Trung tâm này mới được thành lập nên nội dung thông tin của hệ thống phòng ngừa rủi ro còn nhiều hạn chế, tính cập nhật không cao, chủ yếu chỉ dựa vào báo cáo từ các ngân hàng cung cấp để đưa ra thông tin về các doanh nghiệp, chính vì vậy các NHTM gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh, quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp. NHNN với vai trò là cơ quan quản lý các NHTM cần tạo điều kiện hỗ trợ làm đầu mối cung cấp thông tin cho các NHTM.
- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động tín dụng. NHNN cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hoá các NHTM, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Đồng thời cũng cần nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong việc khắc phục các khuyết điểm của các NHTM.
- NHNN cần nghiên cứu trình Quốc hội đưa vào luật các tổ chức tín dụng nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD khi cho vay.