Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu 012 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 86 - 88)

Để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng hoàn thiện và ưu việt hơn, BIDV Quang Trung c ần thực hiện một số biện pháp như

- Tận dụng các uy tín về thương hiệu, công nghệ cũng như nguồn nhân lực để thâm nhập thị trường mới nhằm tận dụng cơ hội từ tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ NHBL tại thủ đô. Trong tương lai, hoạt động ngân hàng phải theo hướng cung cấp dịch vụ mọi nơi, mọi thời điểm. Vì vậy các chi nhánh không phải đơn thuần được mở ra để huy động vốn, cho vay... mà còn là nơi cung cấp các dịch vụ phát sinh lợi nhuận. Các phòng giao dịch ngân hàng phải đặt ra mục tiêu là từng bước trở thành các cửa hàng bán lẻ mà mục tiêu là bán càng nhiều các sản phẩm càng tốt.

Lợi dụng được thế mạnh về uy tín và mạng lưới phòng giao dịch, kênh phân phối, chi nhánh Quang Trung cần thực hiện các chương trình quảng cáo các sản phẩm của NHBL trong đó có các sản phẩm mang tính chất đặc thù, riêng có của BIDV mang tính chất nhắc lại nhiều lần để nhắc nhớ cho khách

hàng nhằm gây cho khách hàng ấn tượng mạnh về những sản phẩm NHBL của BIDV. Trong chương trình quảng cáo này, tạo được sự gần gũi giữa ngân hàng và đối tượng khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Định hướng chiến lược tập trung khai thác dữ liệu khách hàng dưới sự cho phép của họ làm căn cứ tiếp cận khách hàng mới, phát triển sản phẩm kết hợp bán chéo các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Ngân hàng có thứ mà các trang mạng xã hội, quảng cáo online như Google, Facebook và hàng nghìn cửa hàng online khác không có: quyền truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng. Tuy nhiên họ không có quyền cung cấp nó một cách rộng rãi. Nếu khách hàng cho phép thì đó lại là tín hiệu cực tốt cho tất cả các bên, và các ngân hàng khi đó sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi hợp tác với các bên bán hàng. Người dùng có lợi ích là kiếm được món đồ mình muốn nhanh hơn, giá tốt hơn, đúng thời điểm hơn, ngân hàng thì thu hoa hồng của giao dịch, người bán thì bán được món đồ sớm hơn. Hiện tại, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Đông Âu đã bắt đầu áp dụng chính sách này.

- Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các tổ chức kinh tế lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Quân đội để khai thác cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trong quá trình thu hoá đơn qua thiết bị POS, hoặc qua mạng lưới giao dịch của chi nhánh. Phát triển được dịch vụ này, phí dịch vụ tăng lên rất nhiều, ngược lại các tổ chức kinh tế này đảm bảo thu được nợ đồng thời giảm được chi phí đầu vào do phí dịch vụ nhỏ hơn phí thuê thu các loại tiền cước hóa đơn hàng tháng. Góp phần nâng cao hiệu quả chung cho nền kinh tế.

- Nghiên cứu cải tiến các quy trình, quy chế giao dịch hiện có nhằm rút ngắn thời gian thao tác xử lý giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn, mặt khác hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ra phát sinh trong quá trình thao tác do quy trình chưa hợp lý.

- Thường xuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát, thăm dò thị trường để thiết kế các sản phẩm, các gói sản phẩm dành riêng và phù hợp với tâm lý của từng nhóm khách hàng. Gói sản phẩm này có thể là sự kết hợp giữa sản phẩm tiền gửi với dịch vụ tư vấn đầu tư; sản phẩm tiền gửi kết hợp với sản phẩm tín dụng... Đây là giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm giảm chi phí quảng cáo, tuyên truyền nhưng lại rất hữu ích trong việc đẩy mạnh tỷ trọng thu dịch vụ và giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng nguồn thu.

Một phần của tài liệu 012 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w