HUYỆN SƠN TÂY

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 10 docx (Trang 35 - 40)

SƠN TÂY là huyện miền núi nằm ở cực tây tỉnh Quảng Ngãi. Phía ñông và ñông nam giáp huyện Sơn Hà; phía tây nam giáp các huyện ðắk Tô, ðắk Hà, Kon Plông (tỉnh Kon Tum); phía bắc giáp huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà. Diện tích 380,74km2. Dân số 15.499 người (năm 2005). Mật ñộ dân số khoảng 40,7 người/km2(1). ðơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 xã (Sơn Mùa, Sơn Dung, Sơn Tinh, Sơn Tân, Sơn Bua, Sơn Lập), với 24 thôn; trong ñó:

Xã Sơn Mùa có 5 thôn: Huy Em, Nước Min, Mang Tu La, Nước Vương - Tang Tong, Tang Tong (các từ: Mang tiếng Ca Dong có nghĩa là bãi bằng, Huy có nghĩa là bạn bè);

Xã Sơn Dung có 6 thôn: Huy Măng, ðắk Lang, Gò Lả, Ra Manh, Ra Pân, ðắk Trên;

Xã Sơn Tinh có 4 thôn: Nước Kỉa, Xà Ruông, Bà He, Ka Năng; Xã Sơn Tân có 5 thôn: Ra Nhua, ðắk Be, Tà Dô, Ha Leu, Ta Vinh;

Xã Sơn Bua có 2 thôn: Mang Ta Bể, Mang He (Mang Ta Bể có nghĩa là bãi bằng ở ngã ba);

Xã Sơn Lập có 2 thôn: Mang Rễ, Mang Trẫy.

Huyện lỵ ñóng ở xã Sơn Dung. Từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi ñến huyện lỵ Sơn Tây 90km theo tỉnh lộ 623 trực chỉ hướng tây, băng qua ñịa hạt huyện Sơn Hà (ñã trải nhựa).

Sơn Tây là huyện tách ra từ phần phía tây huyện Sơn Hà. ða số cư dân Sơn Tây là ñồng bào dân tộc Ca Dong (một nhóm của dân tộc Xơ ðăng mà ñịa bàn cư trú chính là cao nguyên Kon Tum). Người Ca Dong ở Sơn Tây sinh sống bằng nghề nông, kiểu nông nghiệp sơ khai, làm rẫy, trồng cau, rèn, dệt, lối sống ñậm chất tự túc, tự cấp, ñồng thời có những di sản văn hóa quý báu. Sơn Tây là huyện núi xa xôi của Quảng Ngãi, còn nhiều khó khăn, nhưng ñã dần dần phát triển.

* * *

Về hành chính, Sơn Tây xưa là vùng ñất thuộc nguồn Cù Bà, sau ñổi là nguồn Thanh Cù. Cuối thế kỷ XIX, nguồn Thanh Cù ñổi thành nha Sơn Hà, ñến năm 1915 ñổi là ñồn Sơn Hà. ðây là một trong bốn nguồn chính của tỉnh Quảng Ngãi. Từ ñường Thiên Lý (tức Quốc lộ 1) có ñường dẫn lên nguồn Thanh Cù, và thực

chất vùng ñất Sơn Tây là ñiểm nút cuối cùng về phía tây của nguồn Thanh Cù. ðến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ñồn Sơn Hà ñổi là huyện Sơn Hà, trong ñó có tổng Ca Dong hình thành xã Sơn Tinh. Năm 1952, Sơn Tinh hình thành 2 xã là Sơn Liên và Sơn Tinh. Xã Sơn Liên lại tiếp tục chia thành 3 xã Sơn Liên, Sơn Mùa, Sơn Bao; xã Sơn Tinh chia thành 4 xã Sơn Tinh, Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Long. Xã Sơn Bua từ tỉnh Kon Tum cắt giao cho Sơn Hà. Năm 1954, xã Sơn Lập ñược thành lập từ vùng Tà Ngom, Bù Nít.

Sau 1954, khi chính quyền Sài Gòn mới tiếp quản chưa kịp thay ñổi về hành chính, thì vùng Sơn Tây ñã dần trở thành căn cứ ñịa của lực lượng kháng chiến. Trong khu căn cứ ñịa, ngày 20.7.1957, khu VII ñược thành lập tương ñương với huyện Sơn Tây ngày nay gồm 9 xã của vùng cao Sơn Hà là Sơn Liên, Sơn Mùa, Sơn Bao, Sơn Tinh, Sơn Dung, Sơn Màu, Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Lập. Năm 1959, tỉnh Kon Tum giao 6 làng cho khu VII lập xã Sơn Tân. Năm 1965, khu VII ñược gọi là huyện Sơn Tây. Trong những năm 1970 - 1972, huyện Sơn Tây nhập với các xã vùng Tây Trà Bồng thành khu Sơn Trà. Từ 1972, huyện Sơn Tây lại ñược thành lập. Từ 1975, huyện Sơn Tây nhập chung vào huyện Sơn Hà, 10 xã của Sơn Tây nhập lại còn 4 xã là Sơn Mùa, Sơn Tinh, Sơn Tân, Sơn Dung.

Ngày 6.8.1994, với Nghịñịnh 83/CP của Chính phủ, huyện Sơn Hà tách lập thành 2 huyện Sơn Hà và Sơn Tây. Huyện Sơn Tây có 4 xã Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Dung, Sơn Tinh. Năm 1999, xã Sơn Mùa tách lập thành 2 xã Sơn Mùa, Sơn Bua; xã Sơn Tinh tách lập thành 2 xã Sơn Lập, Sơn Tinh. Huyện Sơn Tây có 6 xã (như kể trên).

Về tự nhiên, Sơn Tây là huyện núi cao, có ñộ cao từ 400 - 1.700m.

Núi rng: Chiếm khoảng 4/5 diện tích toàn huyện, có nhiều ñỉnh cao như Hoăn Plây, Rét, Gò Tăng, Hà Neng, Vá Rẫy, Azin ñều cao từ 1.000m trở lên. Núi rừng Sơn Tây có nhiều lâm thổ sản quý như các loại gỗ lim, sơn, chò, gõ, có nhiều loại ñộng vật, thú rừng như hổ, voi, sơn dương, trăn, khỉ... Sơn Tây còn có nhiều trầm hương, có suối khoáng Tà Meo (ñịa hạt xã Sơn Mùa). Vùng rừng nguyên sinh chủ yếu nằm ở xã Sơn Lập, trên núi Azin, có nhiều trầm hương, song mây.

Sông sui: Hai con sông chính chảy qua ñịa hạt Sơn Tây là sông Rinh và sông Xà Lò.

Sông Rinh có nguồn nước từ cao nguyên Kon Tum ñổ về, ở ñịa hạt Sơn Tây có các phụ lưu như Nước Lao, Nước Bua (Sơn Mùa), Ra Manh, Ra Pân, Huy Măng (Sơn Dung), Nước Màu (Sơn Tân).

Sông Xà Lò phát nguyên từ núi Azin hợp nước với suối Xà Ruông chảy theo hướng ñông bắc, làm ranh giới tự nhiên giữa hai xã Sơn Lập, Sơn Tinh với xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà).

Sông Rinh và sông Xà Lò ñổ về phía ñông, hợp nước với sông Rhe ở ñoạn Hải Giá (ñịa hạt huyện Sơn Hà) chảy tiếp về ñông, tạo thành sông Trà Khúc, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Sông Rinh, sông Xà Lò là hai trong ba nguồn của sông Trà Khúc, có vị trí vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nước, ñồng thời cũng có dòng chảy rất bạo liệt, thường gây ra lũ lụt kinh hoàng về mùa mưa.

V khí hu: Do nằm sâu trong lục ñịa và nhiều núi cao nên khí hậu ở Sơn Tây có sự khác biệt rõ rệt so với vùng ñồng bằng ven biển Quảng Ngãi. Mưa ở ñây sớm hơn vài tháng so với ở ñồng bằng, bắt ñầu từ cuối tháng tám dương lịch. Lượng mưa hàng năm khá cao với khoảng 2.700mm. Nhiệt ñộ có phần thấp hơn so với ñồng bằng. Tuy vậy, khí hậu ở Sơn Tây so với ñồng bằng tỉnh Quảng Ngãi cũng không quá khác biệt. ðộ ẩm trung bình hằng năm là 88 - 90%. Hạn hán, lũ lụt, bão tố thường gây nhiều tác hại cho sản xuất và ñời sống nhân dân. Vùng này về mùa mưa thường xảy ra lũ quét. Lốc xảy ra thất thường, gây tốc nhà, chết người. Tình trạng lở núi thường xảy ra.

V ñất ñai, tình trạng sử dụng ở thời ñiểm năm 2005 như sau: 1) ðất nông nghiệp 3.216,99ha (có 2.105,40ha trồng cây hàng năm); 2) ðất lâm nghiệp 19.411,33ha (có 13.255,14ha rừng tự nhiên); 3) ðất chuyên dùng 910,87ha; 4) ðất khu dân cư 114,69ha; 5) ðất chưa sử dụng 14.420,12ha (có 14.258,33ha là ñất ñồi núi).

Về dân cư, ñịa hạt Sơn Tây có 3 dân tộc sinh sống: Ca Dong, Hrê, Kinh. Trong số dân 15.499 người (năm 2005) ở Sơn Tây, dân tộc Ca Dong có ñến 13.259 người, dân tộc Kinh có 1.138 người, dân tộc Hrê có 1.207 người.

Người Ca Dong sinh sống ở tất cả các xã trong huyện, ngoài xã Sơn Lập dưới 1.000 người, các xã khác ñều từ 1.000 người trở lên, ñông hơn cả là ở xã Sơn Dung trên 4.000 người, xã Sơn Mùa trên 3.000 người, xã Sơn Tân trên 2.600 người.

Người Hrê nhiều nhất ở các xã Sơn Tân (trên 450 người), Sơn Tinh (trên 370 người), ít nhất là ở các xã Sơn Bua, Sơn Lập.

Người Kinh nhiều nhất ở Sơn Dung (trên 560 người), Sơn Tân (trên 180 người), Sơn Mùa (trên 170 người), các xã khác trên 50 người.

Phân bố dân số cụ thể ở các xã (2005) như bảng sau:

TT Các xã Diện tích (km2) Dân số (người) Mật ñộ dân số

(người/km2) 1 Sơn Dung 87,96 4.916 55,9 2 Sơn Mùa 73,97 3.328 45 3 Sơn Bua 47,39 1.140 24,1 4 Sơn Tân 73,56 3.244 44,1 5 Sơn Tinh 44,39 1.801 40,6

6 Sơn Lập 53,47 1.070 20

Tất cả các xã ở Sơn Tây ñều có 3 dân tộc Ca Dong, Hrê và Kinh cùng sinh sống, trong ñó cộng ñồng Ca Dong ở xã nào cũng chiếm số ñông. Mật ñộ dân số ở Sơn Tây thấp nhất trong tỉnh Quảng Ngãi (trên 40 người/km2). Xét trong nội hạt thì sự phân bố dân cư không có sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng trong huyện.

Cư dân Sơn Tây ña số còn nghèo, có cuộc sống thuần phác, chủ yếu sống bằng nghề nông, nghề rừng. Việc buôn bán ñã dần phát triển và chủ yếu là người Kinh sinh sống bằng nghề buôn. Người Kinh có văn hóa Việt, người Hrê có nét văn hóa tương ñồng với người Hrê ở huyện Sơn Hà. Người Ca Dong có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc anh em, song văn hóa bản ñịa nội sinh vẫn rất ñậm nét.

* * *

Trong truyền thống yêu nước của các dân tộc ở Sơn Tây có nhiều ñiểm ñáng chú ý. Thời Pháp thuộc, khoảng 1908 - 1909, trong khi ñồng bào Kinh ở miền xuôi tỉnh Quảng Ngãi rầm rộ ñấu tranh "cự sưu khất thuế" thì người Ca Dong ở Sơn Tây tham gia với nghĩa quân Xơ ðăng ñánh ñịch trên cao nguyên Kon Tum, diệt ñồn ðắk Sút và ñồn ðắk Tô, giết sĩ quan, binh lính Pháp. ðồng bào Ca Dong ở Sơn Tây lại tham gia phong trào chống xâu thuế do ông ðinh Tôm (dân tộc Hrê) cầm ñầu trong những năm cuối thập niên mười và thập niên hai mươi của thế kỷ XX. Năm 1922, ñồng bào Ca Dong lại cùng nghĩa quân Xơ ðăng chiến ñấu trên cao nguyên Kon Tum, ñánh ñịch ở ðắk Lây, ðắk Pếch, diệt một toán quân Pháp ở ðắk Hà, chống thực dân bắt ñi phu ñắp ñường từ Di Lăng (Sơn Hà) ñi Măng Bút, Kon Plông năm 1935 - 1936. Thực dân Pháp phải ñưa quân lên ñóng ở Sơn Tây ñể dễ bề khống chế. ðồng bào Ca Dong do Cha Reo chỉ huy vẫn nổi dậy chống lại việc làm ñường. Vọt Tàu và Phó Nía kéo dân làng phối hợp với ñồng bào Hrê ñánh ñồn Di Lăng. Từ 1937 - 1938, ñồng bào Ca Dong do ðinh Nhá, ðinh Nía cầm ñầu ñã tham gia phong trào "Nước Xu ñỏ" với các dân tộc anh em ở bắc Tây Nguyên. Phong trào yêu nước của ñồng bào các dân tộc ở Sơn Tây hòa nhập vào cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, ñồng bào các dân tộc ở Sơn Tây tích cực xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng ñời sống mới, bố phòng chiến ñấu, chống ñịch từ cao nguyên Kon Tum ñánh xuống, góp phần dẹp bọn phản loạn, giữ vững vùng tự do Liên khu V. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, toàn huyện Sơn Tây ñược giải phóng vào ngày 05.9.1959. Sơn Tây trở thành vùng căn cứ ñịa cách mạng của tỉnh và của Khu V, ñã ñóng góp nhiều nhân lực cho cuộc kháng chiến ñi ñến thắng lợi. ðường 559 từ Bắc vào Nam ñi qua ñịa bàn Sơn Tây khoảng 20km, ñược nhân dân góp công xây dựng, bảo vệ, tham gia ñưa cán bộ, bộ ñội, vũ khí, lương thực từ Bắc vào Nam kháng chiến.

Quân và dân toàn huyện Sơn Tây, quân và dân xã Sơn Dung ñược phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vì công lao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

* * *

Về ñời sống kinh tế, Sơn Tây là một huyện miền núi vùng cao, vùng xa ñược xếp vào diện huyện miền núi ñặc biệt khó khăn, trong ñó 6/6 xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.

Trong tổng số thu chi ngân sách năm 2005 với 19.363,33 triệu ñồng thì số thu chuyển giao từ các cấp ngân sách chiếm ñến 18.705,86 triệu ñồng, tổng số thu trên ñịa bàn chỉ có 556,13 triệu ñồng. Sơn Tây còn mất cân ñối thu - chi rất lớn, chủ yếu nhờ vào sự chi viện của ngân sách cấp trên.

Kinh tế Sơn Tây cơ bản vẫn là nền kinh tế nông, lâm nghiệp và dấu ấn của nền nông nghiệp sơ khai vẫn còn khá ñậm nét. Tính ñến năm 2005, có ñến 14.466 nhân khẩu sống bằng nghề nông với 8.451 lao ñộng (chỉ có 273 lao ñộng ngành nghề khác).

Về nông nghiệp

Nông nghiệp Sơn Tây ngày nay còn mang ñậm dấu ấn cổ truyền. Trong nông nghiệp cổ truyền ở Sơn Tây, ñồng bào các dân tộc chủ yếu phát rẫy làm nương sinh sống: trồng lúa, mì, bắp, rau (mướp, bí). Cần lưu ý rằng ñất ñai vùng Sơn Tây phần lớn là ñồi núi, cằn cỗi không thuận lợi cho cây trồng, nhất là cây lương thực. ðặc biệt, vùng Sơn Tây bà con các dân tộc trồng nhiều cau. Nếu như ở Trà Bồng, cây trồng ñặc chủng là quế, vùng Minh Long là chè, thì ở Sơn Tây cây cau ñược xem như một loại cây trồng chính. Cau ñược trồng ở quanh làng, trên rẫy thành rừng, rừng cau trở thành một nét ñặc biệt trong vùng cư trú của người Ca Dong. Lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Việc khai hoang làm ruộng lúa nước ñược thực hiện cách ñây chưa lâu và ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết vấn ñề lương thực tại chỗ và hạn chế nạn khai thác rừng thiếu kế hoạch.

Sơn Tây xác ñịnh bốn tiểu vùng kinh tế trọng ñiểm của huyện gồm: 1) Cụm xã Sơn Mùa (gồm hai xã Sơn Mùa - Sơn Bua), trung tâm tại Sơn Mùa; 2) Tiểu vùng Ra Manh (xã Sơn Dung); 3) Cụm xã Sơn Tinh - Sơn Lập, trung tâm tại Sơn Tinh; 4) Khu trung tâm huyện lỵ tại Sơn Dung.

Thời ñiểm 2005, Sơn Tây có 1.054,2ha diện tích ñất trồng lúa. Ngoài lúa còn nhiều cây trồng khác. Năm 1995, mới tái lập huyện, sản lượng lúa chỉ ñạt 1.226 tấn; ñến năm 2005, ñạt 3.863 tấn, tăng hơn 3 lần; diện tích lúa cả năm tăng gần 2 lần. Tổng sản lượng lương thực có hạt thời ñiểm 2004 là 4.004,6 tấn, lương thực bình quân ñầu người 260,2kg; năm 2005 là 4.268 tấn, bình quân lương thực ñầu người toàn huyện là 273kg. Sản lượng lương thực cao nhất là xã Sơn Dung

(1.384,04 tấn), xã Sơn Mùa (964,04 tấn), thấp nhất là xã Sơn Lập (262,39 tấn). Lương thực bình quân ñầu người cao nhất là xã Sơn Bua (385,04kg), xã Sơn Tinh (332,94kg), thấp nhất là xã Sơn Tân (188,22kg).

Thống kê sơ bộ về các cây lương thực, thực phẩm chính ở Sơn Tây năm 2005 như sau:

TT Cây trồng Diện tích canh tác (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

1 Lúa 1.591,5 3.863,08 24,27

2 Ngô 224,19 405,59 18,1

3 Sắn 650 5.605 86,2

4 Rau các loại 129,05 777,70 60,3 5 ðậu các loại 66,31 34,30 5,2

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 10 docx (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)