Công tác khai thác

Một phần của tài liệu ĐỀ án môn học đề tài THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP vụ bảo HIỂM TRÁCH NGHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 29)

Khâu khai thác là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của Công ty bảo hiểm nói chung và đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nên các Công ty bảo hiểm bằng các biện pháp quảng cáo, chính sách khách hàng phù hợp nhằm rất tập trung khai thác tối đa các hợp đồng bảo hiểm có thể được. Đặc biệt, với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì việc khai thác có nhiều thuận lợi và khả năng ký kết HĐBH cũng dễ dàng hơn so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, vì đây là bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ xe.

18

Bảng 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của các công ty bảo hiểm giai đoạn 2015-

2020. Chỉ tiêu Bảo Việt PJICO Bảo Minh PTI MIC

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Việt, Mic, PJICO, Bảo Minh, PTI 2.2.2 Công tác giám định và bồi thường

Công tác GĐ&BT là khâu rất quan trọng mà bất kỳ một DNBH nào cũng luôn phải chú trọng thực hiện tốt công tác này để đảm bảo chăm sóc khách hàng tận tình khi khách hàng có rủi ro và tổn thất nhằm khắc phục mọi hậu quả một cách chính xác và nhanh chóng.

Tai nạn giao thông vẫn đang ngày ngày là mối lo ngại của mỗi người dân. Chính tình hình tai nạn ngày một gia tăng nên dẫn đến các thiệt hại về vật chất, TNDS xe ngày một tăng và dẫn đến số tiền bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc tăng cao.

Mức chi GĐ&BT bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới của các Công ty bảo hiểm trên địa bàn tỉnh luôn giữ ở mức tương đối ổn định. Mặc dù số chi có tăng nhưng không đột biến và bất ngờ.

Phần chênh lệch giữa doanh thu phí và chi GĐ&BT bảo hiểm TNDS chủ XCG của các công ty luôn đạt ở mức tương đối cao. Không có DNBH nào trong số 5 DNBH được chọn để nghiên cứu có mức chênh lệch quá thấp ở các năm hoặc không có chênh lệch dương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới tại một số công ty bảo hiểm trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Tốc độ phát triển về doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới của các Công ty bảo hiểm trên thị trường qua các năm chưa đồng đều. Có những năm rất cao (PTI năm 2015 đạt trên 150%) nhưng có năm lại không bằng mức thu của năm trước (Bảo Việt năm 2019 đạt gần 80%). Riêng năm 2019, các công ty đều có kết quả khai thác không đạt kết quả, chỉ có Bảo Minh và MIC là ổn định và vượt kế hoạch.

- Khi thu nhập tăng lên, nhiều người dân có nhu cầu mua sắm các phương tiện giao thông đường bộ đảm bảo an toàn và điều kiện đi lại, vì thế nên lượng XCG tăng lên nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ XCG chưa tương xứng. Công tác khai thác chưa bám sát thị trường, nhiều phương tiện hiện có dang lưu hành tại địa phương nhưng lại tham gia bảo hiểm tại tỉnh khác.

- Chi GĐ&BT cho nghiệp vụ này vẫn còn ở mức cao chưa có sự kiểm soát mức tăng của chi. Mặc dù KQKD nghiệp vụ bảo hiểm này của các Công ty bảo hiểm trong ngành đang còn ở mức khả quan.

2.2.3 Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ ngành qua một số năm2.2.3.1 Tình hình kinh doanh 2.2.3.1 Tình hình kinh doanh

Thời gian qua thị trường BH đã đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, năng lực tài chính của các DNBH tiếp tục được nâng cao. Các DNBH cũng đã nâng cao công tác quản trị, điều hành; đa đạng hóa sản phẩm; chuyên nghiệp hóa kênh phân phối… Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát BH ngày một nâng cao; hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BH ngày càng hoàn thiện. Theo đó, thị trường BH Việt Nam được coi là một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; tổng số tiền các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17,7%/năm.

Cụ thể, năm 2016, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt 186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015; năm 2017, các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 251.639 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, thị trường BH tiếp tục duy trì tốc độ

20

tăng trưởng ấn tượng, các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 277.384 tỷ đồng, tăng 27,47% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo đại diện Cục Quản lý, giám sát BH, hoạt động đầu tư của các DNBH đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cơ cấu đầu tư của các DNBH tập trung vào các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 85%). Cụ thể năm 2016, riêng đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các DNBH chiếm tỷ trọng 57,21%; năm 2017, đầu tư vào trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tỷ trọng danh mục đầu tư... Các DNBH cũng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu DN, góp vốn vào DN khác, chiếm tỷ trọng 8%, các tài sản đầu tư còn lại (cho vay, kinh doanh bất động sản, ủy thác đầu tư và hoạt động khác, chiếm tỷ trọng không đáng kể 5%).

“Việc các DNBH mua trái phiếu chính phủ, đặc biệt là trái phiếu chính phủ dài hạn 20-30 năm đã khẳng định vai trò của BH là một trong các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần tái cơ cấu nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời cũng thể hiện lòng tin và cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, đại diện cơ quan quản lý về BH nhấn mạnh.

Bên cạnh hoạt động đầu tư, các DNBH luôn tích cực hỗ trợ, khẩn trương thực hiện bồi thường cho khách hàng khi không may xảy ra rủi ro.

Theo đó, năm 2016, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền BH của các DN ước đạt 25.872 tỷ đồng; năm 2017, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền BH ước đạt 31.325 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018, các DNBH chi trả quyền lợi BH ước đạt 16.322 tỷ đồng, tăng 22,43% so với cùng kỳ.

Việc giải quyết bồi thường, chi trả quyền lợi BH nhanh chóng đã giúp khách hàng kịp thời khắc phục khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh - xã hội; đồng thời, thể hiện uy tín, tính chuyên nghiệp cũng như cam kết lâu dài của các DNBH nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cộng đồng.

21

2.2.3.2 Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý

Theo Chiến lược phát triển thị trường đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 193/QĐ-TTg, đến năm 2020, thị trường BH sẽ đạt được các chỉ tiêu phát triển như: tổng doanh thu ngành BH đạt 3% 4% GDP; quy mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ BH nhằm đáp ứng nghĩa vụ chi bồi thường và trả tiền BH cho khách hàng tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010; tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các DNBH đến năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010…

Để đảm bảo thị trường BH phát triển bền vững song vẫn đảm bảo quyền lợi của các DNBH cũng như quyền lợi của bên mua BH, cơ quan quản lý về BH cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý. Theo đó, sẽ sớm sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BH một cách tổng thể theo hướng hệ thống pháp luật mới sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và đồng bộ hơn hoạt động kinh doanh BH trong mối liên kết với các mảng thị trường dịch vụ tài chính, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về dịch vụ BH; đánh giá kết quả thực hiện Luật Kinh doanh BH giai đoạn 2015 - 2020…

Bên cạnh đó, sẽ sớm ban hành những chính sách phù hợp khuyến khích các DN phát triển sản phẩm BH, đảm bảo đáp ứng nhu cầu BH đa dạng của mọi lĩnh vực kinh tế và tầng lớp dân cư; triển khai những chính sách ưu đãi phù hợp để hỗ trợ các DNBH phát triển các sản phẩm BH có ý nghĩa an sinh - xã hội và các sản phẩm BH có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế như BH vi mô, BH thiên tai, BH tài sản công... Đồng thời, đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối BH; nâng cao chất lượng của đội ngũ đại lý BH; nghiên cứu để ban hành các quy định tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các kênh phân phối mới như phân phối BH qua thương mại điện tử, qua mạng điện thoại di động...

Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ xây dựng và ban hành các quy định về quản trị rủi ro DN, đặc biệt là các yêu cầu đối với hệ thống công nghệ thông tin và các chuẩn mực về ngành nghề quản trị điều hành, nhân lực, làm định

22

hướng cho các DNBH nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, góp phần tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ,

minh bạch hỗ trợ DNBH phát triển bền vững.

23

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

3.1 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của ngành.3.1.1 Những thuận lợi 3.1.1 Những thuận lợi

Có được sự thành công như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Dịch vụ sau bán hàng luôn được ngành rất chú trọng, trong đó quan trọng nhất là phải đảm bảo việc giải quyết bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và thỏa đáng. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, lãnh đạo nhành luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, coi đây không chỉ thuần tuý là vấn đề đền bù tài chính mà còn là sự quan tâm, chia sẻ tình cảnh khó khăn mỗi khi khách hàng không may gặp rủi ro. Lãnh đạo ngành đã đến thăm, động viên, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật với tổng giá trị kịp thời cho một số đơn vị và địa phương khu vực Miền Trung bị tổn thất lớn do bão số 9 và số 11 trong năm 2009, ảnh hưởng đại dịch Covid 19 năm 2019,2020 và hàng loạt các hoạt động xã hội khác.

Cùng với đó ngành bảo hiểm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời của Chính phủ và Bộ tài chính. Mục tiêu của chính phủ là xây dựng ngành bảo hiểm Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Quan hệ quốc tế của ngành bảo hiểm đã sâu rộng hơn trên tất cả các mặt. Ngành đã nhận được nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan giám sát bảo hiểm và các tổ chức quốc tế.

Nhận thức của người dân về bảo hiểm đã được nâng lên rõ rệt. Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….

24

25

3.1.2 Những khó khăn

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây suy giảm kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán suy giảm sâu và mạnh; thị trường bất động sản đóng băng…. Đã ảnh hưởng trực tiếp đến bồi thường bảo hiểm và kết quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Khủng hoảng kinh tế khiến khả năng thích ứng với thực tiễn của các doanh nghiệp bảo hiểm được bộc lộ rõ nét, các công ty thích ứng tốt đã có lãi và cũng có các công ty chưa thích ứng được nên đã bị thua lỗ.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho

26

phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn

3.2 Giải pháp

3.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm

Chú trọng công tác tư vấn

Nâng cao năng lực phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên/đại lý bảo hiểm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm

Phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng

Thực hiện tốt công tác giám định-bồi thường.

Có chính sách phân khúc thị trường khách hàng

3.2.2 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý

Hoàn thiện chính sách về bảo hiểm

Sửa đổi, bổ sung và nâng mức trách nhiệm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

Tạo hành lang pháp lý ổn định và rõ ràng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

- Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vì vậy hiệp hội cần tích cực vận động các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường phối hợp trong công tác khai thác bảo hiểm, nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong công tác xây dựng cơ chế chính sách bảo hiểm và tuyên truyền bảo hiểm, góp phần đảm bảo các chính sách bảo hiểm được ban hành kịp thời và phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh, được các đối tượng nhận thức đúng và thực hiện tốt.

27

Một phần của tài liệu ĐỀ án môn học đề tài THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP vụ bảo HIỂM TRÁCH NGHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w