Đánh giá thuận lợi và khó khăn của ngành

Một phần của tài liệu ĐỀ án môn học đề tài THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP vụ bảo HIỂM TRÁCH NGHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 36)

3.1.1 Những thuận lợi

Có được sự thành công như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Dịch vụ sau bán hàng luôn được ngành rất chú trọng, trong đó quan trọng nhất là phải đảm bảo việc giải quyết bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và thỏa đáng. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, lãnh đạo nhành luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, coi đây không chỉ thuần tuý là vấn đề đền bù tài chính mà còn là sự quan tâm, chia sẻ tình cảnh khó khăn mỗi khi khách hàng không may gặp rủi ro. Lãnh đạo ngành đã đến thăm, động viên, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật với tổng giá trị kịp thời cho một số đơn vị và địa phương khu vực Miền Trung bị tổn thất lớn do bão số 9 và số 11 trong năm 2009, ảnh hưởng đại dịch Covid 19 năm 2019,2020 và hàng loạt các hoạt động xã hội khác.

Cùng với đó ngành bảo hiểm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời của Chính phủ và Bộ tài chính. Mục tiêu của chính phủ là xây dựng ngành bảo hiểm Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Quan hệ quốc tế của ngành bảo hiểm đã sâu rộng hơn trên tất cả các mặt. Ngành đã nhận được nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan giám sát bảo hiểm và các tổ chức quốc tế.

Nhận thức của người dân về bảo hiểm đã được nâng lên rõ rệt. Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….

24

25

3.1.2 Những khó khăn

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây suy giảm kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán suy giảm sâu và mạnh; thị trường bất động sản đóng băng…. Đã ảnh hưởng trực tiếp đến bồi thường bảo hiểm và kết quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Khủng hoảng kinh tế khiến khả năng thích ứng với thực tiễn của các doanh nghiệp bảo hiểm được bộc lộ rõ nét, các công ty thích ứng tốt đã có lãi và cũng có các công ty chưa thích ứng được nên đã bị thua lỗ.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho

26

phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn

3.2 Giải pháp

3.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp bảo hiểm

Chú trọng công tác tư vấn

Nâng cao năng lực phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên/đại lý bảo hiểm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm

Phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng

Thực hiện tốt công tác giám định-bồi thường.

Có chính sách phân khúc thị trường khách hàng

3.2.2 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý

Hoàn thiện chính sách về bảo hiểm

Sửa đổi, bổ sung và nâng mức trách nhiệm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

Tạo hành lang pháp lý ổn định và rõ ràng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

- Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vì vậy hiệp hội cần tích cực vận động các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường phối hợp trong công tác khai thác bảo hiểm, nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong công tác xây dựng cơ chế chính sách bảo hiểm và tuyên truyền bảo hiểm, góp phần đảm bảo các chính sách bảo hiểm được ban hành kịp thời và phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh, được các đối tượng nhận thức đúng và thực hiện tốt.

27

3.2.3 Đối với doanh nghiệp Bảo hiểm

Để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới tôi đưa ra một số giải pháp góp ý cho công ty như sau:

- Tích cực thu hồi các khoản nợ cũ, nợ ngắn hạn.

- Đánh giá mức độ rủi ro cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm, đối tượng nào có mức độ rủi ro cao và số tiền bảo hiểm lớn thì nên tái cho các công ty khác. Đây là niệm pháp nhằm đảm bảo an toàn cho công ty.

- Tuyển dụng các chi nhánh, các tổng đại lý tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để khi có rủi ro xảy ra ở đâu thì có chi nhánh của công tu pử tỉnh đó xuống kiểm tra, giám định hiện trường. Đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đây là cách để các công ty bảo hiểm mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhằm giới thiệu sản phẩm đến với người dân ở các vùng sâu cách thủ đô và các trung tâm thương mại.

- Tiếp tục duy trì và nghiên cứu phát triển các kênh phân phối sản phẩm mới qua ngân hàng, bưu điện, e-commerce, telemarketing,…..nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Cải thiện chất lượng công tác quản trị điều hành: Nâng cao công tác tự quản thông qua xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình quản lý nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công ty.

- Hợp tác, chia sẻ với các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm khác trong công tác khai thác, chống trục lợi bảo hiểm, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

- Đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhằm giảm thiểu chi phí, hạn chế các trường hợp trục lợi bảo hiểm.

28

KẾT LUẬN

Để triển khai một loại hình bảo hiểm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc xác định nhu cầu thị trường đến xây dựng mức phí, triển khai kế hoạch thực hiện, bổ sung khiếm khuyết, phổ biến sâu rộng trên thị trường….đòi hỏi cả một quá trình lâu dài và rất tốt kém.

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng vậy nhưng có những điểm khác vì đây là nghiệp vụ bắt buộc nên mọi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ việc áp dụng theo quy định của nhà nước. Quy tắc, biêu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm đã được bộ tài chính quy định rất rõ trong thông tư số 126/2008/TT-BTC. Tất cả các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam có trách nghiệm thực hiện thông tư này.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba, giúp đỡ chủ xe trong những vụ tai nạn xảy ra. Đây là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cũng chính vì vậy tôi chọn đề tài : Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại thi trường bảo hiểm Việt Nam.

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã được triển khai một cách có hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó nghiệp vụ này còn gặp phải rất nhiều khó khăn vì vậy trong bài viết này tôi đã mạnh dạn đề ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc của chủ xe đối với người thứ ba, từ đó ổn định xã hội, tạo đà cho sự phát triển vững chắc cho nền kinh tế.

Mong rằng những ý kiến đóng góp của tôi trong bài viết này sẽ ít nhiều giải quyết được những khó khăn mà các công ty trên thị trường gặp phải. Từ đó nâng cao tính bắt buộc cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ se cơ giới đối với người thứ ba trong thời gian tới.

29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình bảo hiểm

Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm Tạp chí bảo hiểm

Quyết định 23/2007/QĐ-BTC Thông tư 126/2008/TT-BTC Nghị định 103/2008/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT_BTC_BCA Tạp chí bảo hiểm

Báo cáo kết quả kinh doanh phòng xe cơ giới

30

Một phần của tài liệu ĐỀ án môn học đề tài THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP vụ bảo HIỂM TRÁCH NGHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG bảo HIỂM VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w