CHƯƠNG 4 THỦ TỤC HẢI QUAN

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 26 - 32)

THỦ TỤC HẢI QUAN

Điều 1 Mục tiêu

Mục tiêu của chương này nhằm:

23 bảo đảm tính có thể dự đoán trước, thống nhất và minh bạch trong việc thực hiện những luật và quy định Hải quan của các Bên;

24 thúc đẩy thủ tục hành chính Hải quan hiệu quả, kinh tế, và vận chuyển hàng hoá nhanh chóng;

25 đơn giản hoá thủ tục Hải quan; và

26 thúc đẩy hợp tác quản lý Hải quan giữa các Bên

Điều 2 Phạm vi

Chương này áp dụng, phù hợp với luật, chính sách và quy định của các Bên liên quan, đối với thủ tục Hải quan áp dụng cho hàng hoá trao đổi giữa các Bên

Điều 3 Định nghĩa

Vì mục đích của Chương này:

5888 Luật Hải quan được hiểu là những luật và quy định được quản lý và ban hành bởii cơ quan Hải quan của từng Bên, liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển hàng hoá, vì các hoạt động này có liên quan đến thuế quan, các khoản phải trả và các loại thuế khác, hoặc liên quan đến lệnh cấm, hạn chế, và các kiểm soát khác tương tự liên quan đến di chuyển qua đường biên giới của lãnh thổ hải quan của các Bên các mặt hàng được kiểm tra; và

0 Thủ tục Hải quan

dụng với hàng hoá

được hiểu là đối xử mà cơ quan Hải quan của một Bên áp dưới phạm vi luật Hải quan của Bên đó

Điều 4

Thủ tục Hải quan và Thuận lợi hoá

0 Từng Bên sẽ đảm bảo rằng thủ tục và thông lệ Hải quan của họ có thể được biết trước, thống nhất, minh bạch và tạo thuận lợi cho thương mại, kể cả vận chuyển hàng hoá nhanh chóng.

1 Thủ tục Hải quan của từng Bên sẽ, nếu có thể và trong pham vi quy định bởi luật Hải quan của Bên đó, phù hợp với các thông lệ tiêu chuẩn và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới.

2 Cơ quan Hải quan của từng Bên sẽ rà soát thủ tục Hải quan của mình nhằm đơn giản hoá để tạo thuận lợi cho thương mại

Điều 5 Hợp tác Hải quan

0 Trong phạm vi cho phép của luật trong nước, cơ quan Hải quan của từng Bên có thể, nếu thích hợp, hỗ trợ lẫn nhau, liên quan đến:

0 việc thực hiện và hợp tác của Chương này;

1 phát triển và thực hiện thông lệ Hải quan tốt nhất và nhữg phương pháp kỹ thuật trong quản lý mạo hiểm;

ЀȀ̀ Ā Ā⠀ ⤀ ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀ĀĀȀ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀0 đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục Hải quan;

ЀȀ̀ Ā Ā⠀ ⤀ ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀ĀĀȀ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀1 phát triển kỹ năng kỹ thuật và sử dụng kỹ thuật; và

ЀȀ̀ Ā Ā⠀ ⤀ ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀ĀĀȀ⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀Ā⸀2 áp dụng Hiệp định về Giá trị Hải quan.

0 Bằng nguồn lực cho phép, cơ quan Hải quan của các Bên có thể, nếu thích hợp, khai thác và tiến hành những dự án hợp tác, bao gồm:

0 chương trình xây dựng khả năng nhằm nâng cao năng lực nhân viên Hải quan của các nước thành viên ASEAN; và

1 Chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm tao thuận lợi phát triển và thực hiện cơ chế một cửa của các Bên.

Điều 6

Sử dụng hệ thống tự động

0 Cơ quan Hải quan của từng Bên, nếu có thể, sẽ nỗ lực để có được hệ thống hỗ trợ giao dịch Hải quan điện tử của riêng mình.

1 Trong quá trình thực hiện những sáng kiến, cơ quan Hải quan của từng Bên sẽ công nhận những tiêu chuẩn và thông lệ có liên quan mà tổ chức Hải quan thế giới khuyến nghị, có ghi nhận đến khả năng và cơ sở hạ tầng của từng Bên

Điều 7 Giá trị

Các Bên sẽ xác định giá trị Hải quan của hàng hoá giao dịch với nhau phù hợp với những điều khoản của Hiệp định về Giá trị Hải quan5.

Điều 8

Xác nhận trước xuất xứ

0 Mỗi bên, thông qua cơ quan Hải quan của mình hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác, trong mức độ luật pháp trong nước cho phép, quy định và các quyết định hành chính, về việc yêu cầu của người được mô tả trong đoạn 2(a), sẽ cung cấp bằng văn bản các quy định sâu hơn về phân loại thuế, các câu hỏi về việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp định về Giá trị Hải quan và/hoặc xuất xứ hàng hóa. 1 Nếu có thể, mỗi Bên sẽ thông qua và duy trì xác nhận trước xuất xứ, theo đó: 0Đối với Campuchia, Hiệp định về Giá trị Hải quan, áp dụng theo các điều khoản trong Nghị định thư gia nhập WTO của Campuchia, sẽ áp dụng với những sửa đổi phù hợp.

0 Một người nhập khẩu trong biên giới của họ hoặc một người xuất khẩu hoặc sản xuất trong biên giới của Bên khác có thể áp dụng xác nhận trước xuất xứ trước khi việc nhập khẩu hàng hóa bị kiểm tra;

1 Yêu cầu người đòi hỏi xác nhận trước xuất xứ phải cung cấp các thông tin chi tiết mô tả hàng hóa và các thông tin liên quan cần thiết để thực hiện việc áp dụng xác nhận trước xuất xứ;

2 Cơ quan hải quan của nước đó, vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đánh giá việc áp dụng xác nhận trước xuất xứ, có thể yêu cầu bên đòi hỏi cung cấp các thông tin thêm trong một thời hạn cụ thể;

3 Bất cứ xác nhận trước xuất xứ nào cũng phải dựa trên thực thế và hoàn cảnh do bên yêu cầu trình bày, và bất cứ thông tin liên quan nào của người ra quyết định; và

4 Xác nhận trước xuất xứ được nhanh chóng đưa ra cho bên yêu cầu, trong một khoảng thời gian được quy định bởi luật trong nước, các quy định hoặc quyết định hành chính.

0 Một Bên có thể từ chối đòi hỏi xác nhận trước xuất xứ nếu thông tin thêm do Bên đó yêu cầu phù hợp với đoạn 2 (c) không được cung cấp trong một khoảng thời gian cụ thể.

1 Tùy thuộc vào Đoạn 1 và 5 và nếu có thể, mỗi Bên sẽ áp dụng xác nhận trước xuất xứ đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu được mô tả trong các quy định đó, nhập khẩu vào biên giới của mình được ba năm kể từ ngày áp dụng quy định đó, hoặc các khoảng thời gian khác được quy định cụ thể trong luật trong nước, các quy định hoặc quyết định hành chính của Bên đó.

2 Một Bên có thể sửa đổi hoặc rút lại một xác nhận trước xuất xứ nếu xuất xứ đó được xác định là do lỗi thực tế hoặc luật pháp (kể cả lỗi của con người), thông tin cung cấp sai hoặc không đúng, nếu luật pháp trong nước có thay đổi nhất quán với Hiệp định này, hoặc có sự thay đổi trong thực tế hoặc trong hoàn cảnh làm cơ sở cho ruling.

3 Nếu một nhà nhập khẩu yêu cầu cách xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu cần được quy định bởi một xác nhận trước xuất xứ, cơ quan hải quan có thể đánh giá thực tế xem hoàn cảnh nhập khẩu có nhất quá với thực tế và hoàn cảnh cơ sở của xác nhận trước xuất xứ hay không.

Điều 9 Quản lý rủi ro

23 Các Bên sẽ quản lý các thủ tục hải quan nhằm nhanh chóng cấp phép cho các hàng hóa có độ rủi ro thấp và tập trung vào hàng hóa có độ rủi ro cao. Để tăng cường luồng di chuyển hàng hóa qua biên giới, cơ quan hải quan của mỗi Bên sẽ đều đặn rà soát lại các thủ tục này.

24 Nếu một cơ quan hải quan của một Bên cho rằng việc khám xét hàng hóa là không cần thiết để cấp giấy phép cho hàng hóa, Bên đó sẽ cố gắng sử dụng những giấy tờ đơn giản hoặc thực hiện quy trình điện tử đối với những hàng hóa đó.

Điều 10 Bảo mật

0 Không phần nào trong Chương này được hiểu là yêu cầu bất kỳ Bên nào cung cấp hoặc cho phép tiếp cận các thông tin bí mật theo Chương này, việc cân nhắc tiết lộ thông tin sẽ:

0 đi ngược lại quyền lợi chung như đã được luật pháp quy định;

1 đi ngược lại bất kỳ điều luật nào, bao gồm nhưng không giới hạn, luật bảo vệ sự riêng tư cá nhân hoặc các vấn đề tài chính và tài khoản của khách cá nhân trong các thể chế tài chính;

2 cản trở việc thi hành pháp luật; hoặc

3 gây tổn hại quyền lợi thương mại hợp pháp, có thể bao gồm vị trí cạnh tranh của một doanh nghiệp cụ thể, nhà nước hoặc tư nhân.

1 Nếu một Bên cung cấp thông tin cho Bên kia phù hợp với Chương này và chỉ rõ các thông tin bí mật, Bên nhận thông tin phải đảm bảo việc bảo mật thông tin, chỉ sử dụng cho những mục đích cụ thể theo yêu cầu của Bên cung cấp thông tin, và không tiết lộ nếu không có sự cho phép bằng văn bản của Bên cung cấp thông tin.

Điều 11 Đầu mối thông tin

0 Mỗi Bên sẽ chỉ định một hoặc nhiều đầu mối thông tin để giải đáp thắc mắc của những cá nhân quan tâm đến các vấn đề hải quan, và sẽ công bố rộng rãi trên

0 Mỗi Bên sẽ công bố trên internet và/hoặc ở dạng bản in tất cả điều khoản và thủ tục hải quan hợp pháp được áp dụng hoặc thực thi bởi cơ quan hải quan, không bao gồm các thủ tục thực thi luật pháp và hướng dẫn thực thi trong nước.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w