PHẦN A ĐIỀU

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 92 - 115)

Giải quyết tranh chấp

Các quy định của Chương 17 (Tham vấn và Cơ chế giải quyết tranh chấp) không áp dụng đối với các vấn đề phát sinh từ Chương này.

CHƯƠNG 11ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ

PHẦN AĐIỀU 1 ĐIỀU 1 Phạm vi áp dụng

Chương này sẽ áp dụng với các biện pháp do một Bên ký kết liên quan đến: nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết nào khác; và

khoản đầu tư được bảo hộ. Chương này sẽ không áp dụng đối với:

mua sắm chính phủ;

trợ cấp hoặc hỗ trợ do một Bên ký kết thực hiện; và

dịch vụ cung cấp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước bởi cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết. Theo mục đích của Chương này, dịch vụ cung cấp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp, trên cơ sở phi thương mại và không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác.

Điều 2 Các định nghĩa

Với mục đích của Chương này:

khoản đầu tư được bảo hộ”, đối với một Bên ký kết, nghĩa là khoản đầu tư trên lãnh thổ của Bên đó của nhà đầu tư của một Bên ký kết khác tồn tại từ ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc được thành lập, mua lại hoặc mở rộng sau ngày đó, và tuỳ trường hợp cụ thể, đã được Bên ký kết chủ nhà chấp thuận24 phù hợp với pháp luật và chính sách của Bên đó.

đồng tiền tự do sử dụng” nghĩa là đồng tiền được Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định là đồng tiền tự do sử dụng theo Điều lệ của Quỹ này và các văn bản sửa đổi Điều lệ đó.

đầu tư”25 nghĩa là mọi loại tài sản được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một nhà đầu tư, bao gồm nhưng không chỉ là:

động sản và bất động sản và các quyền tài sản khác như thế chấp, cầm cố, đặt cọc;

cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và bất kỳ hình thức tham gia vào pháp nhân và các quyền phái sinh từ đó;

quyền sở hữu trí tuệ được công nhân theo pháp luật của mỗi Bên ký kết, và uy tín kinh doanh;

quyền đòi tiền hoặc quyền đối với việc thực hiện hợp đồng liên quan đến kinh doanh và có giá trị tài chính26;

các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khoá trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất hoặc phân chia sản phẩm;

nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi thực hiện hoạt động kinh tế và có giá trị tài chính theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm bất kỳ việc nhượng quyền nào để tìm kiếm, trồng trọt, chiết xuất hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Để rõ ràng hơn:

Trong trường hợp của Thái Lan, bảo hộ theo Chương này chỉ dành cho các khoản đầu tư được bảo hộ mà đã được chấp thuận bằng văn bản bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp của Việt Nam, “đã được chấp thuận” nghĩa là “đã được đăng ký cụ thể hoặc được cho phép bằng văn bản, tuỳ từng trường hợp cụ thể ”.

Khái niệm “đầu tư” không bao gồm lệnh hoặc phán quyết được ban hành trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính .

Để rõ ràng hơn, đầu tư không bao gồm các quyền đòi tiền chỉ phát sinh từ : hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ; hoặc

Với mục đích định nghĩa đầu tư theo Điều này, thu nhập đã dùng để đầu tư sẽ được coi là đầu tư, và bất kỳ việc thay đổi hình thức nào theo đó tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư sẽ không ảnh hưởng đến tính chất của tài sản đó là một khoản đầu tư.

nhà đầu tư của một Bên ký kết” nghĩa là một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết chuẩn bị thực hiện27, đang thực hiện, hoặc đã thực hiện đầu tư trên lãnh thổ của một Bên ký kết khác.

pháp nhân” nghĩa là bất kỳ thực thể nào được thành lập hoặc được tổ chức phù hợp với pháp luật liên quan, bất kể là vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, bất kể do tư nhân hay chính phủ sở hữu, bao gồm bất kỳ công ty, quỹ tín thác, hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội hoặc tổ chức tương tự nào khác.

pháp nhân của một Bên ký kết” nghĩa là một pháp nhân được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của Bên ký kết đó.

biện pháp” là bất kỳ biện pháp nào của một Bên ký kết, bất kể dưới hình thức luật, văn bản dưới luật, quy định, quy trình, quyết định, hành vi hành chính, hoặc bất kỳ hình thức nào khác.

“biện pháp của một Bên ký kết” bao gồm biện pháp thực hiện bởi:

chính quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, cấp vùng hoặc địa phương; và

cơ quan không thuộc chính phủ thực hiện quyền lực do chính quyền trung ương, cấp vùng hoặc địa phương giao cho.

thể nhân của một Bên ký kết” là bất kỳ thể nhân nào có quốc tịch, quyền công dân hoặc quyền thường trú ở Bên đó phù hợp với pháp luật của Bên đó.

thu nhập” là khoản tiền thu được từ một khoản đầu tư, bao gồm lợi nhuận, cổ tức, lãi tiền vay, thu nhập từ vốn, thu nhập từ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, và tất cả thu nhập hợp pháp khác.

Để rõ ràng hơn, các Bên ký kết hiểu rằng nhà đầu tư “chuẩn bị thực hiện” một khoản đầu tư đề cập đến nhà đầu tư của một Bên ký kết khác đã thực hiện các bước chủ động cần thiết để thực hiện một khoản đầu tư. Trong trường hợp phải thực hiện quy trình thông báo hoặc cho phép đầu tư, nhà đầu tư “chuẩn bị thực hiện” đầu tư đề cập đến việc nhà đầu tư của một Bên ký kết khác đã bắt đầu tiến hành quy trình thông báo hoặc cho phép đầu tư đó.

Điều 3

Quan hệ với các Chương khác

Chương này không áp dụng với các biện pháp do một Bên ký kết ban hành hoặc duy trì trong chừng mực được điều chỉnh bởi Chương 8 (Thương mại Dịch vụ) hoặc Chương 9 (Di chuyển thể nhân).

Bất chấp quy định tại Khoản 1 Điều này, các Điều 6 (Đối xử với Đầu tư), Điều 7 (Bồi thường thiệt hại), Điều 8 (Chuyển tiền ra nước ngoài), Điều 9 (Tước quyền sở hữu và bồi thường), Điều 10 (Thế quyền) và Phần B (Tranh chấp đầu tư giữa một Bên ký kết và Nhà đầu tư) của Chương này sẽ áp dụng, với các sửa đổi cần thiết, với bất kỳ biện pháp nào tác động đến việc cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ một Bên ký kết thông qua hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Bên ký kết nào khác theo quy định của Chương 8(Thương mại Dịch vụ), nhưng chỉ trong phạm vi liên quan đến một khoản đầu tư được bảo hộ và một nghĩa vụ theo Chương này, bất kể lĩnh vực dịch vụ đó có được cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ cụ thể của Bên ký kết đó tại Phụ lục 3 (Biểu cam kết dịch vụ cụ thể) hay không.

Điều 4 Đối xử Quốc gia28

Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết khác và khoản đầu tư được bảo hộ sự đối xử liên quan đến thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành, thanh lý, bán, chuyển giao hoặc định đoạt theo cách khác khoản đầu tư, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, trong điều kiện tương tự, dành cho nhà đầu tư của nước mình và các khoản đầu tư của họ.

Điều 5

Cấm các Yêu cầu Hoạt động

Liên quan đến thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành, bán hoặc định đoạt theo cách khác khoản đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết chủ nhà, không Bên ký kết nào được áp dụng bất kỳ biện pháp nào không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.

Điều 6 Đối xử với Đầu tư

Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho khoản đầu tư được bảo hộ sự đối xử công bằng và bình đẳng và bảo hộ an toàn và đầy đủ.

Để rõ ràng hơn29:

đối xử công bằng và bình đẳng yêu cầu mỗi Bên không từ chối công lý trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào;

bảo hộ an toàn và đầy đủ yêu cầu mỗi Bên phải thực hiện những biện pháp cần thiết ở mức hợp lý để bảo đảm việc bảo hộ và an toàn cho khoản đầu tư được bảo hộ; và

khái niệm “đối xử công bằng và bình đẳng” và “bảo hộ an toàn và đầy đủ” không đòi hỏi sự đối xử nằm ngoài hoặc vượt quá sự đối xử theo luật tập quán quốc tế, và không tạo ra các quyền bổ sung.

Việc xác định rằng đã có vi phạm một quy định của Hiệp định này, hoặc của một hiệp định quốc tế khác, không là cơ sở để xác định rằng đã có vi phạm Điều này.

Điều 7 Bồi thường thiệt hại

Mỗi Bên sẽ dành cho nhà đầu tư của một Bên ký kết khác, và khoản đầu tư được bảo hộ, liên quan đến các biện pháp mà Bên đó ban hành hoặc duy trì dẫn đến thiệt hại gây ra cho khoản đầu tư do xung đột vũ trang, nội chiến, hoặc tình trạng khẩn cấp, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, trong các điều kiện tương tự, dành cho:

nhà đầu tư của mình và các khoản đầu tư của họ; và

nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết hoặc Bên không ký kết nào khác và các khoản đầu tư của họ.

Điều 8 Chuyển tiền

Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan đến các khoản đầu tư được bảo hộ được thực hiện một cách tự do, không chậm trễ vào và ra khỏi lãnh thổ nước mình. Việc chuyển tiền này bao gồm:

phần vốn góp, bao gồm cả phần vốn góp ban đầu ;

Trong trường hợp của Indonesia, chỉ có khoản 2(a) and 2(b) được áp dụng khi Indonesia là Bên dành sự đối xử theo Điều này. .

lợi nhuận, thu nhập từ vốn, cổ tức, phí thu được từ quyền sở hữu trí tuệ, phí chuyển giao công nghệ, phí hỗ trợ kỹ thuật và phí quản lý, lãi tiền vay và thu nhập vãng lai khác thu được từ bất kỳ khoản đầu tư được bảo hộ nào; tiền thu được từ việc bán toàn bộ hoặc một phần hoặc thanh lý bất kỳ khoản đầu

tư được bảo hộ nào;

các khoản tiền trả theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng vay;

các khoản tiền trả theo Điều 7 (Bồi thường thiệt hại) và Điều 9 (Tước quyền sở hữu và đền bù );

các khoản tiền phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp nào, bao gồm xét xử tại toà án, trọng tài hoặc thoả thuận giữa các bên tranh chấp; và

tiền lương và thù lao khác của người lao động thu được ở nước ngoài liên quan đến khoản đầu tư đó.

Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan đến khoản đầu tư được bảo hộ được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá thị trường tại thời điểm chuyển tiền.

Bất chấp quy định tại khoản 1 và khoản 2, một Bên ký kết có thể ngăn cản hoặc trì hoãn việc chuyển tiền thông qua việc áp dụng một cách công bằng, không phân biệt đối xử và có thiện chí pháp luật của nước mình liên quan đến:

phá sản, vỡ nợ hoặc việc bảo vệ quyền của chủ nợ;

phát hành, buôn bán, hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền mua cổ phần hoặc các công cụ phái sinh khác;

tội phạm hoặc vi phạm hình sự và thu hồi thu nhập từ tội phạm;

báo cáo tài chính hoặc việc lưu giữ sổ sách về chuyền tiền khi cần hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý tài chính;

bảo đảm việc tuân thủ lệnh hoặc phán quyết trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính;

an sinh xã hội, chế độ hưu trí công, hoặc chương trình tiết kiệm bắt buộc; và trợ cấp thôi việc của người lao động.

Chương này không có gì ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết với tư cách là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế theo Hiệp định Thành lập Quỹ này, bao gồm việc sử dụng hành vi ngoại hối phù hợp với Hiệp định Thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế, với điều kiện là Bên ký kết không áp đặt các hạn chế về giao dịch vốn trái với các cam kết cụ thể của mình theo Chương này liên quan đến giao dịch đó, trừ trường hợp theo Điều 4 (Các biện pháp bảo đảm cán cân thanh toán) của Chương 15 (Các quy định chung và ngoại lệ) hoặc theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế .

Điều 9

Tước quyền sở hữu và đền bù 30

Các Bên ký kết sẽ không tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá một khoản đầu tư được bảo hộ, bất kể là trực tiếp hoặc thông qua biện pháp tương đương với tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá (“tước quyền sở hữu”), trừ trường hợp:

vì mục đích công cộng31;

trên cơ sở không phân biệt đối xử ;

có đền bù nhanh chóng, thoả đáng và hiệu quả; và phù hợp với thủ tục pháp luật.

Việc đền bù theo quy định tại khoản 1 (c) sẽ: được trả không chậm trễ32;

tương ứng với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm hoặc ngay trước thời điểm việc tước quyền sở hữu được công bố33, hoặc khi việc tước quyền sở hữu xảy ra, tuỳ theo thời điểm nào được áp dụng;

Điều 9 sẽ được giải thích phù hợp với Phụ lục 1 (Tước quyền sở hữu và đền bù) .

Để tránh nhầm lẫn, khi Malaysia là Bên tước quyền sở hữu, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai sẽ theo các mục đích quy định trong pháp luật về thu hồi đất đai.

Các Bên ký kết hiểu rằng trước khi trả tiền có thể cần tuân thủ các thủ tục pháp lý và hành chính. Trong trường hợp của Philippines, vào thời điểm khi hoặc ngay trước khi việc tước quyền sở hữu được công bố tính theo thời gian điền vào Đơn kiến nghị tước quyền sở hữu.

không phản ánh sự thay đổi về giá trị do việc tước quyền sở hữu dự kiến đã bị tiết lộ; và

có tính thanh khoản hữu hiệu và được tự do chuyển nhượng giữa lãnh thổ của các Bên ký kết.

Tiền đền bù nêu tại khoản 1(c) sẽ bao gồm lãi suất phù hợp. Tiền đền bù, bao gồm cả tiền lãi, sẽ được trả bằng đồng tiền của Bên tước quyền sở hữu, hoặc nếu nhà đầu tư có yêu cầu, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.

Nếu nhà đầu tư yêu cầu trả tiền bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, tiền đền bù nêu tại khoản 1(c), bao gồm cả tiền lãi, sẽ được chuyển thành đồng tiền thanh toán theo tỷ giá thị trường tại thời điểm trả tiền.

Điều này không áp dụng đối với việc cấp văn bằng bắt buộc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

Bất chấp các quy định tại khoản 1 đến 4, trong trường hợp Singapore hoặc Việt Nam là Bên tước quyền sở hữu, bất kỳ biện pháp tước quyền sở hữu nào liên quan đến đất đai theo quy định tại văn bản pháp luật hiện hành của nước đó tại thời điểm HIệp định này có hiệu lực, sẽ được thực hiện vì mục đích và được đền bù phù hợp với văn bản pháp luật đó. Việc đền bù này sẽ tuân thủ bất kỳ sự sửa đổi nào đối với văn bản pháp luật nói trên liên quan đến số tiền đền bù, khi sự sửa đổi đó phù hợp với xu hướng chung về giá thị trường của khu đất.

Phụ lục 1

Tước quyền sở hữu và Đền bù

Một hành động hoặc một loạt hành động có liên quan của một Bên ký kết sẽ không được coi là tước quyền sở hữu nếu không tác động đến quyền tài sản hữu hình hoặc vô hình hoặc lợi ích về tài sản trong một khoản đầu tư được bảo hộ.

Điều 9(1) nói về hai tình huống:

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 92 - 115)