CHƯƠNG 10 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 88 - 92)

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Điều 1 Mục tiêu

Chương này nhằm mục tiêu:

thúc đẩy thương mại điện tử giữa các Bên;

tăng cường hợp tác giữa các Bên về phát triển thương mại điện tử; và thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn thương mại điện tử toàn cầu.

Điều 2 Định nghĩa

Nhằm mục đích của Chương này:

xác thực số là văn bản hoặc hồ sơ điện tử được phát hành hoặc liên kết với người tham gia giao tiếp hoặc giao dịch điện tử để tạo ra xác thực của người tham gia;

chứng thực điện tử là quá trinh kiểm tra một tuyên bố hoặc khiếu nại điện tử để xây dựng mức độ tin cậy đối với tuyên bố hoặc khiếu nại;

chữ ký điện tử được quy định theo các quy định và luật trong nước;

định dạng điện tử của tài liệu có nghĩa là tài liệu theo hình thức điện tử được một Bên mô tả kể cả một tài liệu được gửi thông qua fax;

văn bản hành chính thương mại là các hình thức được ban hành hoặc kiếm soát bởi một Bên mà nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải hoàn thànhliên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá; và

UNCITRAL là Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế.

Điều 3 Minh bạch hoá

Mỗi Bên phải phát hành càng sớm càng tốt hoặc phải công bố theo cách khác tới công chúng tất cả các biện pháp liên quan đến việc thực hiện chung gắn liền với hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.

Mỗi Bên cần phải trả lời nhanh chóng tất cả các yêu cầu liên quan của Bên khác về thông tin cụ thể của bất kỳ một biện pháp nào đi cùng hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.

Điều 4

Khuôn khổ pháp lý trong nước

Mỗi Bên phải duy trì, hoặc thông qua trong thời gian sớm có thể, các quy định và luật trong nước điều chỉnh giao dịch điện tử có tính đến Luật mẫu UNCITRAL về Thương mại Điện tử 1996.

Điều 5

Chứng thực điện tử và xác thực số

Mỗi Bên phải duy trì, hoặc thông qua càng sớm càng có thể, các biện pháp dựa trên thông lệ quốc tế về chứng thực điện tử theo đó:

cho phép các đối tượng tham gia trong các giao dịch điện tử xác định công nghệ chứng thực và và mô hình thực hiện phù hợp đối với giao dịch điện tử của họ; không hạn chế việc công nhận công nghệ chứng thực và mô hình thực hiện; và

cho phép các đối tượng tham gia trong các giao dịch điện tử có cơ hội chứng minh giao dịch điện tử của họ phù hợp với quy định và luật pháp trong nước của Bên đó.

Các Bên phải, nếu có thể, nỗ lực công nhận lẫn nhau xác thực số và chữ ký điện tử được các chính phủ ban hành hoặc công nhận dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận.

Các Bên phải khuyến khích sự phối hợp sử dụng xác thực số do giới doanh nghiệp sử dụng.

Điều 6

Bảo vệ người tiêu dùng qua mạng

Theo Đoạn 2, mỗi Bên phải, nếu có thể, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử ở mức ít nhất tương đương với mức bảo hộ dành cho người tiêu dùng trong các hình thức thương mại khác theo luật pháp, quy định và chính sách của mình.

Không Bên nào có nghĩa vụ phải thực hiện Đoạn 1 trước ngày mà Bên đó ban hành quy định hoặc luật trong nước hoặc thông qua các chính sách bảo hộ người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử.

Điều 7

Bảo vệ dữ liệu qua mạng

Theo Đoạn 2, mỗi Bên phải, theo cách phù hợp, bảo hộ dữ liệu cá nhân của những người sử dụng thương mại điện tử.

Không Bên nào có nghĩa vụ phải áp dụng Đoạn 1 trước ngày mà Bên đó ban hanh luật, quy định, chính sách trong nước để bảo vệ dữ liệu cá nhân của các đối tượng sử dụng thương mại điện tử.

Để phát triển các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu, mỗi Bên phải xem xét các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chí của các tổ chức liên quan.

Điều 8

Thương mại phi giấy tờ

Mỗi Bên, nếu có thể, tiến tới thực hiện các sáng kiến nhằm sử dụng thương mại phi giấy tờ.

Các Bên phải hợp tác trong các diễn đàn quốc tế để tăng cường sự chấp nhận các bản điện tử của giấy tờ hành chính thương mại.

Để tiến tới thực hiện các sáng kiến sử dụng thương mại phi giấy tờ, mỗi Bên phải tính đến các biện pháp được các tổ chức quốc tế thống nhất kể cả Tổ chức Hải quan Thế giới.

Mỗi Bên phải nỗ lực cung cấp ra công chúng các bản điện tử giấy tờ hành chính thương mại.

Điều 9

Hợp tác về Thương mại Điện tử

Công nhận tính toàn cầu của thương mại điện tử, các Bên phải khuyến khích hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nhằm tăng cường sự phát triển của thương mại điện tử. Những hoạt động nghiên cứu và đào tạo này có thể bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

thúc đẩy việc sử dụng bản điện tử giấy tờ hành chính thương mại do một Bên khác hoặc các Bên khác sử dụng;

hỗ trợ doanh nghiêp vừa và nhỏ vượt qua được những trở ngại gặp phải khi dùng thương mại điện tử;

chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và tìm những thông lệ kinh doanh tốt liên quan đến khuôn khổ luật pháp và chính sách trong nước về thương mại điện tử, gồm những quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu, bí mật người tiêu dùng, an ninh mạng, thư rác điện tử, chữ ký điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ điện tử; khuyến khích các hoạt động hợp tác thúc đẩy giao dịch điện tử gồm những hoạt động cải thiện tính hiệu quả của thương mại điện tử;

tìm cách mà Bên hoặc nhiều Bên phát triển có thể hỗ trợ các Bên đang phát triển thực hiện khung pháp lý giao dịch điện tử;

khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan liên quan để tạo thuận lợi điều tra nhanh chóng và có giải pháp nhanh chóng đối với những sự việc không trung thực liên quan đến giao dịch điện tử;

khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân về các biện pháp tự quản, kể cả mã giao dịch, số hiệu giao dịch, hướng dẫn, cơ chế thực thi nhằm thúc đẩy thương mại điện tử; và

chủ động tham gia các diễn đàn đa phương và khu vực để xúc tiến sự phát triển của thương mại địên tử.

Các Bên cần nỗ lực tiến hành các hình thức hợp tác được xây dựng nhưng không trùng lắp với các sáng kiến hợp tác hiện tại trong các diễn đàn quốc tế.

Điều 10 Giải quyết tranh chấp

Các quy định của Chương 17 (Tham vấn và Cơ chế giải quyết tranh chấp) không áp dụng đối với các vấn đề phát sinh từ Chương này.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (Trang 88 - 92)