CẠNH TRANH
Điều 1
Các Nguyên tắc Cơ bản
Các Bên công nhận tầm quan trọng của hợp tác trong viêc thúc đẩy cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, lợi ích người tiêu dùng và giảm thiểu những hành vi phản cạnh tranh.
Các Bên tôn trọng chủ quyền của từng Bên trong việc xây dựng, thiết lập, quản lý và thực thi luật và chính sách cạnh tranh của mình.
Chương này không yêu cầu các Bên triển khai các biện pháp cụ thể liên quan đến cạnh tranh nhằm xử lý các hành vi phản cạnh tranh, hoặc không ngăn cản một Bên áp dụng những chính sách trong các lĩnh vực khác, ví dụ như thúc đẩy phát triển kinh tế.
Điều 2 Hợp tác
Các Bên có thể tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với Điều 1, trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm:
Trao đổi kinh nghiệm về thúc đẩy và thực thi luật và chính sách cạnh tranh;
Trao đổi các thông tin được công bố về luật và chính sách cạnh tranh hiện hành; Trao đổi quan chức với mục đích đào tạo;
Trao đổi cố vấn và chuyên gia trong lĩnh vực luật và chính sách cạnh tranh;
Tham gia của các quan chức vào các khóa đào tạo về luật và chính sách về cạnh tranh với tư cách học viên/nhà tư vấn/đại biểu;
Tham gia của các chuyên viên trong những chương trình tuyên truyền; Những hoạt động khác có liên quan sau khi ban hành luật cạnh tranh; và Mọi hình thức hợp tác kỹ thuật khác được các Bên thống nhất.
Nhận thức được điều này, khi việc thực hiện Chương này gặp khó khăn do hạn chế năng lực, Úc và Niu Dilân sẽ hợp tác khi phù hợp nhằm hỗ trợ các Quốc gia Thành viên ASEAN cùng thực hiện. Hợp tác sẽ tùy thuộc vào nhu cầu liên quan tới chính sách cạnh tranh và sự sẵn có về nguồn lực, trên cơ sở luật và quy định của các Bên.
Điều 3 Đầu mối thông tin
Để đảm bảo hợp tác kỹ thuật nêu tại Chương này được thực hiện liên tục, các Bên sẽ chỉ định một số Đầu mối Thông tin nhằm hợp tác kỹ thuật và trao đổi thông tin theo Chương này.
Điều 4
Không áp dụng Chương 17 (Tham vấn và Giải quyết tranh chấp)
Chương 17 (Tham vấn và giải quyết tranh chấp) sẽ không được áp dụng cho bất kỳ vấn đề nào nảy sinh theo Chương này.
CHƯƠNG 15