2.2. Nguyễn Thị Bích Châu và Đạo Mẫ uở Việt Nam nói chung và ở
2.2.2. Đạo Mẫ uở Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Nằm trong không gian tín ngưỡng của vùng Bắc Trung bộ, người Hà Tĩnh từ rất sớm đã coi trọng tín ngưỡng thờ Mẫu. Gần như ở các huyện trong tỉnh đều có các điểm thờ Mẫu.Trên địa bàn Hà Tĩnh, nhân dân lập điện thờ các vị Thánh Mẫu chính gốc Hà Tĩnh hoặc liên quan mật thiết với mảnh đất này như Thánh Mẫu Bích Châu (Kỳ Anh), Ngọc Trần Thánh Mẫu (Nghi Xuân), Bạch Ngọc Thánh Mẫu (Đức Thọ),… Các vị Thánh Mẫu được thờ trên đất Hà Tĩnh đều có những đặc điểm tiêu biểu như: lòng yêu nước, thương dân, chí căm thù giặc; sự phù trợ, che chở cho người lương thiện, tình cảm nồng hậu và nhân từ,…
Ở vùng đất Kỳ Anh tục thờ Mẫu đã có từ rất sớm, tiêu biểu nhất là đền thờ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu.
Đây là một nhân vật lịch sử có thật, một người phụ nữ có công lớn với đất nước, bà luôn trăn trở vì sự tồn vong của dân tộc và bình yên cho nhân
dân. Mọi tâm huyết của bà được thể hiện rõ trong bản Kê minh thập sách. Bà đã đưa ra nhiều kế sách để giúp vua phục hưng đất nước. Tiếc rằng, trong chuyến hành quân cùng vua đi đánh Chiêm Thành, bà đã hi sinh. Thi thể bà được an táng tại cử biển Kỳ Hoa (huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh).
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông cất quân đi đánh Chiêm Thành, sau khi trở về đã sai lập đền thờ và sắc phong Nguyễn Thị Bích Châu là “Chế Thắng phu nhân”. Từ đó, nhân dân càng thêm ngưỡng mộ, tôn kính và hương khói cho ngôi đền của bà.
Như vậy, đạo Mẫu ở Kỳ Anh gắn liền với việc tôn thờ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu. Điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ở đây có nhiều điểm hay và tiến bộ. Họ không tự tôn vinh hay sáng tạo ra một nhân vật thần thánh mà thờ cúng và tôn vinh có cơ sở. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Kỳ Anh gắn liền với cội nguồn dân tộc, thể hiện rõ tinh thần yêu nước, lòng biết ơn của người dân đối với người phụ nữ có công lớn với đất nước.
Đền Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đền có nhiều tên gọi khác nhau như: đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân. Đền được xây dựng vào cuối thế kỷ XIV theo kiểu kiến trúc “tiền miếu hậu lăng”.
Đền Bích Châu được xây dựng trên bãi đất pha cát biển rộng khoảng
4.500m2, quay về hướng Đông Nam. Nhìn ra phía trước, bên phải là cửa Khẩu
và núi Cao Vọng, bên trái là núi Ô Tôn, trước mặt là Vũng Áng và sau lưng phía xa là núi Bàn Độ.
Đền được xây dựng từ cuối thời Trần với kiến trúc “Tiền miếu hậu lăng” nhưng quy mô còn nhỏ. Đến năm 1471, đời vua Lê Thánh Tông đền được xây lại với quy mô lớn gồm ba tòa điện. Say này đền được đầu tư xây dựng thêm nhà sắc, miếu thờ thần, nhà đón tiếp, nhà chuông khánh, cổng chính, cổng phụ… Hiện nay đền không giữ được hoàn toàn kiến trúc xưa nhưng hiện
trạng của đền còn khá nguyên vẹn. Đền thờ nằm gần biển nên một số công trình xây dựng trước đây đã bị bồi lấp.
Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực: Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả; Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện nhà tiếp khách, nhà sắc và khu hành lang.
Đền có ba tòa: hạ, trung và thượng điện; giữa trung điện và thượng điện
có nhà dâng hương. Ba điện nối liền nhau theo kiểu chữ Công (工). Hạ điện
khá rộng, mặt tiền trang trí công phu, có các ô trang trí đề tài tứ linh, bát bảo, trên hết là hình lưỡng long chầu nguyệt. Phía trong có bức hoành phi đề mấy chữ Thánh đức lưu phương (Đức của Thánh để mãi tiếng thơm). Phía dưới là bàn thờ, phần trung điện có hơi hẹp hơn, hai bên tả hữu đặt tượng phù điêu các quan hầu. Nối liền với thượng điện là nhà dâng hương với các đồ tế khí. Phần thượng điện có ba gian. Bàn thờ có mân bồng, đồ tam sự và giá chuông. Tượng chế thắng phu nhân được tạc một cách bình dị, dung nhan hòa dịu, nhân hậu. Hai bên tả hữu gian phải có tượng võ tướng và tượng khâm sai. Bên gian trái là nhà sắc. Truyền thuyết dân gian kể rằng, ở sau bàn thờ phu nhân là mộ của người được an táng từ thế kỷ XIV, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thẩm tra được mức độ chính xác.
Năm 2010, tại đền thờ đã lập bia khắc bài Kê minh thập sách, mặt trước
khắc chữ Nho, mặt sau là bản dịch Quốc ngữ. Đền có thêm một văn vật có giá trị văn hóa. Khách thập phương đến viếng đền đều dừng lại đọc những dòng
chữ được khắc trên bia. Chính vì vậy, giá trị của bản Kê minh thập sách ngày
càng được nhiều người biết đến. Trước đây người dân ở nhiều nơi tìm về và nghĩ bà là “vị Thánh Mẫu”, sau này khi quay trở lại đền họ ngỡ ngàng vì bà là một phụ nữ toàn tài và để lại một tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay.
Đền Chế Thắng phu nhân được tôn vinh và giữ gìn từ bao đời nay. Nhân dân gần xa tôn kính như thần để cầu an cầu lộc, cầu tài. Đền có sách thuốc và
những thẻ xăm giúp con người hướng thiện, tu tâm tích đức để đem đến điều tốt đẹp cho đời. Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, hàng vạn du khách gần xa về đây dâng hương và cúng lễ để cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Điều này càng thể hiện nhân dân luôn khao khát được bình an chính như điều bà từng mong mỏi lúc còn sống. Hàng ngày đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu cũng đón từng đoàn khách về viếng thăm.
Tháng 7-2018, trong một dịp trở lại đây, người viết gặp và phỏng vấn được khá nhiều người về đền tham quan. Khi được hỏi về lý do tìm về đền hầu như các ý kiến đều nói về sự linh thiêng của ngôi đền. Tuy nhiên, điều khiến người viết trăn trở nhất là họ không hiểu rõ những công lao, đóng góp của vị “Thánh Mẫu” mình tôn sùng cho lịch sử dân tộc.
Chị Lê Thị Dung ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chia sẻ “Hàng năm tôi
đều đến thắp hương ở đây từ 1 đến 2 lần. Tôi cảm thấy bình yên và an lòng khi tìm về đây. Cảm giác như được Bà che chở. Thế nhưng tôi không biết nhiều về những đóng góp của Bà cho dân tộc ta”.
Anh Phan Ngọc Phước ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết
“Người dân quê tôi hàng năm đều về đây rất đông để cầu mong sự bình an. Đền rất thiêng và luôn là điểm tựa tâm linh đối với chúng tôi. Tuy nhiên thực sự tôi chưa hiểu hết giá trị của bản “Kê minh thập sách ”.
Bà Phạm Thị Lan ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) kể lại: “Tôi
đến đền thường xuyên, đền linh lắm cứ muốn tâm bình an, thanh thản, muốn vượt qua khó khăn thì hãy tìm đến đây. Hàng năm tôi thấy khách về đây rất đông. Đông nhất là ngày tết và ngày giỗ Thánh. Vào dịp đó người các nơi về nhiều và đông đúc như ngày hội”.
Người viết may mắn được sống ở quê hương Kỳ Anh nên có rất nhiều dịp đến thắp hương ở đền thờ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu. Những câu chuyện kể của cư dân quanh đền càng cho thấy sự linh ứng của ngôi đền thờ. Nhiều người gặp hoàn cảnh bế tắc đến cầu nguyện đều được giúp đỡ.
Tóm lại, đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu đang ngày càng hoàn thiện và thu hút số lượng lớn khách gần xa. Trải qua hơn 600 năm với bao thăng trầm, biến cố lịch sử, thiên tai địch họa, chiến tranh. Đền lại gần biển nhưng vẫn đứng vững nguyên vẹn tôn nghiêm, cổ kính và thách thức thời gian. Khu đền thờ ngày càng được các cấp ngành quan tâm, công tác tuyên truyền và giáo
dục về giá trị của ngôi đền cũng như bản Kê minh thập sách và đạt nhiều kết
quả. Đặc biệt bản Kê minh thập sách đã được chuyển thể thành vở Kịch, thơ
biểu diễn nhiều nơi và được nhân dân rất hoan nghênh.
Năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận và xếp hạng đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.
Trải qua các triều đại phong kiến, Nguyễn Thị Bích Châu đã được sắc phong là Chế thắng Phu nhân, nhân dân tôn bà là Loan Nương Thánh Mẫu hay Mẫu Kỳ Anh. Bà đã được tôn lên hàng Mẫu vào khoảng thời gian khá sớm trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Hàng năm, người dân huyện Kỳ Anh đã tổ chức lễ hội quy mô, nhộn nhịp để tướng nhớ Nguyễn Thị Bích Châu và nhắc lại những đóng góp của bà đối với lịch sử dân tộc.
Lễ tôn vinh và nhớ ơn Chế thắng phu nhân tại đền không rõ khởi đầu từ khi nào, chỉ biết rằng hằng năm người viết luôn chứng kiến cư dân ở đây tổ chức lễ hết sức tôn nghiêm, thành kính. Hàng tháng đến các ngày mùng 1, ngày rằm đền đều tổ chức lễ và lượng khách về đây rất đông. Trong năm vào các ngày lễ Đoan Ngọ (5/5), lễ Trung Nguyên (rằm tháng 7), đặc biệt là các ngày từ mùng 1 đến 15 tết và ngày lễ giỗ Thánh thì lượng khách về rất đông và ban quản lý khu di tích cũng tổ chức lễ hội lớn để tưởng nhớ bà. Vào cuối năm âm lịch, khi chuẩn bị kết thúc năm cũ để chào đón năm mới tại đền cũng tổ chức nhiều nghi lễ như: Lễ tất niên, lễ Bán dạ, lễ Sang canh, lễ Rước, lễ Dâng bánh chưng, lễ Tam tiết, lễ đóng cửa điện, lễ khai san, khai hạ tại cửa điện và tại núi Cao Vọng.
Các nghi lễ cổ truyền thường được tổ chức như: lễ thục, lễ tế bò sống, hội đua thuyền rồng, lễ dâng bánh chưng.
Tuy nhiên, lễ hội lớn nhất là dịp lễ trong ngày giỗ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu. Trong không khí tưng bừng lễ hội và mùa xuân, lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 11 tháng 2 (âm lịch). Lễ hội được tổ chức ngay trên bờ biển Kỳ Anh. Dân làng và khách thập phương đúng kỳ hạn đã tập trung ở đó.
Trong dịp lễ giỗ Thánh thường diễn ra bốn nghi lễ chính đó là:
1. Lễ thục - lễ dâng thức ăn nấu chín:
Lễ này bắt đầu từ tối ngày 11 đến sáng ngày 12 tháng Hai. Người dân thường dâng lên xôi nếp, thịt lợn, thịt gà…Điểm đặc biệt là vào thời gian này tuyệt đối không dâng những đồ lễ chưa được nấu chín.
2. Lễ tế bò sống:
Lễ này bắt đầu sau khi lễ thục kết thúc, tức diễn ra vào sáng ngày 12.
3. Lễ đua thuyền rồng:
Tế xong là đến cuộc đua thuyền rồng. Dân làng rước bài vị ra bến sông để mời bà chứng kiến cuộc đua. Thuyền đua là của làng Hải Khẩu, cùng với thuyền ở nhiều làng khác. Mỗi thuyền có người đánh trống, đánh mõ, người chèo dốc, chèo lái, và khoảng từ 10 đến 12 tay chèo, đều mặc quần áo, chít khăn đỏ hay vàng tùy theo sự lựa chọn của mỗi làng. Chặng đua là ở ngay đầu cửa khẩu, có phân tiêu chí hẳn hoi, để chọn thuyền đạt giải. Chiêng trống vang lừng, cờ ngũ sắc rợp trời. Cả một cử biển Kỳ Hoa rầm rộ và náo nức. Sau cuộc thi đua thuyền, ban tổ chức có trao giải. Giải thưởng lớn nhất mà ai cũng háo hức là nhận được cờ Thánh. Nhưng vinh dự nhất là chiếc thuyền nào về nhất thì được cầm lá cờ của Đức Thánh đưa về dâng lên ở trước đền thờ.
4. Lễ dâng bánh chưng
Trong các phẩm vật làm lễ nói trên kia, còn một thứ không thể thiếu là bánh chưng. Nếp, đậu đã được các chức sắc trong làng giao cho một số người không có tang chế và trồng ở đám ruộng cao ráo, bảo quản chu đáo trồng trên
một đám ruộng cao ráo, thu hoạch đầy đủ, để gần đến ngày hội thì giao cho một số gia đình giỏi việc gia chánh gói và nấu bánh. Bánh chưng to có ba chiếc, mỗi chiếc phải đến 5kg nếp và 1,5kg đậu, bánh chưng nhỏ có 12 cặp, mỗi chiếc cũng đến 2kg nếp, nửa kg đậu. Tất cả các bánh ấy sẽ được dâng lên bàn thờ từ tối ngày 11. Sau này, hàng năm vào dịp Tết, người ta cũng nấu bánh chưng như thế này, đề đưa ra đình, thành một thứ tục lệ đầu xuân của người làng Hải Khẩu.
Trước đây, lễ hội Chế thắng phu nhân không rầm rộ lắm, chỉ lặng lẽ ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh một phần vì chúng ta phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, một phần vì quan niệm của một số người khi ta chưa tiến hành “mở cửa”. Nhưng thời gian gần đây, các nhà chức trách địa phương từ xã đến huyện rồi nghành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh đã rất quan tâm, chủ trương khôi phục lại lễ hội chế thắng phu nhân cho đúng với giá trị của nó. Ở trung ương, các nhà khoa học cũng thấy cần phải đặt lại vấn đề về sự tồn tại và công lao của bà Bích Châu. Đã có những báo cáo có giá trị như một
sự thức tỉnh, sự gợi ý về nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu và tác phẩm Kê
minh thập sách của bà. Nhiều tác giả như Trần Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Vũ Văn Tuyển… đã công bố nhiều tác phẩm liên quan đến nhân vật này.
Nguyễn Thị Bích Châu không những được nhân dân nhớ ơn, thờ phụng mà còn được các triều đại phong kiến sắc phong. Từ nhà Lê, qua Tây Sơn và đến nhà Nguyễn đều sắc phong cho Liệt nữ Nguyễn Thị Bích Châu và đền Hải Khẩu. Hiện nay, tại đền thờ nhân vật có công trình nhà Sắc được xây dựng để lưu giữ sắc phong. Tuy nhiên, nước ta đã trải qua nhiều biến cố, đặc biệt là chiến tranh tàn phá nên hiện nay đền chỉ lưu giữ được 3 đạo sắc thời nhà Nguyễn, đó là:
Thứ nhất là Sắc phong của vua Đồng Khánh, phiên âm: “Sắc phương danh, Liệt tiết, Trợ hóa, Đôn di, Trai thực, Chế thắng, Bảo thuận, Thận ý,
Linh hiển phu nhân, Trung đẳng thần, hướng lai hộ quốc tỉ dân, nậm trứ linh ứng, tiết kinh ban báu chiếu cấp tặng sắc lưu tự. Tứ kim phỉ ứng cảnh mệnh diến niệm thần hưu, khả gia tặng Dực bảo trung hưng Trung đẳng thần nhưng chuẩn hứa: Hà Tĩnh tỉnh, Kỳ Anh huyện, Bỉnh Lễ xã, Hải Khẩu thôn y cựu phụng sự, thần kỳ tương hộ, bảo ngã lê dân. Khâm tai!” (Đồng Khánh, nhị niên, thất nguyệt, sơ nhất thật).
Dịch nghĩa: Sắc ban cho Chế Thắng Linh hiển phu nhân, trung đẳng thần với các mĩ tự: Phương danh, Liệt tiết, Trợ hóa, Đôn di, Trai thực, Chế thắng, Bảo thuận, Thận ý. Lâu nay, thần đã có công hộ nước, giúp dân, tỏ rõ linh ứng, xứng đáng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho được phụng thờ như trước. Nay nhà vua nghĩ đến công trạng của thần, xét nên gia tặng thêm cấp bậc là “Dực bảo trung hưng Trung đẳng thần”. Chuẩn cho thôn Hải Khẩu, xã Bỉnh Lễ, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phụng thờ như trước. Thần nên gắng sức, bảo hộ dân ta. Kính vậy thay!
(Ngày mồng 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ hai - 1886).
Thứ hai là Sắc phong của vua Duy Tân, phiên âm: “Sắc Hà Tĩnh tỉnh, Kỳ Anh huyện, Bỉnh Lễ xã, Hải khẩu thôn tòng tiền phụng sự: Phương danh, Liệt tiết, Trợ hóa, Đôn di, Trai thực, Chế thắng, Bảo thuận, Thận ý, Linh hiển phu nhân, Trung đẳng thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban báu chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!” (Duy Tân tam niên, bát nguyệt, thập nhất nhật)
Dịch nghĩa: Sắc ban cho thôn Hải Khẩu xã Bỉnh Lễ huyện Kỳ Anh. Tỉnh Hà Tĩnh được phụng sự như trước. Thần hiệu là Chế Thắng Linh hiển phu nhân, bậc trung đẳng với các mĩ tự là: Phương danh, Liệt tiết, Trợ