2.1. Vai trò của Nguyễn Thị Bích Châu trong sự nghiệp dựng nước qua
2.1.1. Triều Trần trong lịch sử Việt Na m Dựng nước và giữ nước
a. Công cuộc dựng nước thời Trần
Nhà Trần ổn định tình hình chính trị - xã hội:
Các vua Trần đã xây dựng một cấu trúc chính trị - xã hội khá cân bằng và ổn định, có khả năng huy động được sức mạnh của toàn dân, đặc biệt là sức mạnh của cộng đồng, làng xã - lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cũng chính là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đại Việt là quốc gia đất không rộng, người không đông lại thường xuyên bị thế lực ở phương Bắc đe dọa nên công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc phải mang tính nhân dân rộng khắp, dựa trên sự thống nhất và đoàn kết tuyệt đối giữa các thành phần, giai cấp trong xã hội với nhà nước trung ương tập quyền phong kiến. Do đó muốn xây dựng được khối đoàn kết dân tộc phải có sự kết hợp hài hoà giữa pháp trị và đức trị trong kế sách tổ chức và quản lý xã hội.
Nhà Trần xây dựng tiềm lực đất nước lớn mạnh, đủ sức đương đầu với khó khăn thử thách
Xây dựng tiềm lực kinh tế
Thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy trước và sau mỗi cuộc kháng chiến tổ tiên ta đều tiến hành xây dựng đất nước trên các mặt, làm cho đất nước có đủ sức mạnh sẵn sàng chống lại và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Dân tộc ta đã đứng vững và chiến thắng kể cả thế lực xâm lược và hung bạo của thời đại. Chúng ta làm được điều đó là nhờ vào sức mạnh chiến đấu của toàn dân, của cả nước mà nòng cốt là lực lượng vũ trang hùng hậu gồm cả lực lượng thường trực và hậu bị rộng rãi, sức
mạnh kết hợp của nhiều mặt trong đó tiềm lực vật chất to lớn biểu hiện tập trung ở lương nhiều, binh mạnh. Cuối thời Lý nước Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế sa sút. Vua quan ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống nhân dân. Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, các thế lực phong kiến nổi dậy quấy phá.
Ngay từ đầu thời Trần vấn đề nông nghiệp đã được chính quyền trung ương rất quan tâm, đặc biệt là đắp đê. Thuế khóa thời Trần được giảm nhẹ cho dân. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Nông nghiệp thời Trần được quan tâm thông qua việc pháp luật bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Các điều lệ để bảo vệ các công trình thủy lợi và trâu bò. Ngoài đắp đê ngăn nước sông, nhà Trần còn chú trọng đến việc tổ chức đắp đê biển để ngăn nước mặn. Đê biển là những công trình mới có từ thời Trần. Các điền trang thường nằm ở ven biển nên các quý tộc nhà Trần thường cho nô tì đắp đê tại ven biển để tránh nước mặn tràn vào các điền trang…điều này từ trước tới nay chưa có triều đại nào làm được.
Tóm lại, việc đắp đê đã thể hiện một bước tiến toàn diện về sức mạnh của nhà nước, về tổ chức xã hội. Nó có tác dụng lớn trong việc đảm bảo và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Nhân dân ta thời đó khó có thể tự liên kết, hợp sức lại để xây dựng đê điều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã rất thành công trong việc tạo ra mối liên kết chặt chẽ để huy động nhân lực nhằm giải quyết khó khăn trong cả nước. Chính những hành động quan tâm đến đời sống của nhân dân đã làm cho tiềm lực nước ta ngày càng lớn mạnh, nhân dân đoàn kết tin tưởng triều đình và cuối cùng đất nước đã đủ nhân lực và vật lực để đương đầu với giặc ngoại xâm.
Lòng tin, sự ủng hộ của người dân vào triều đình càng được củng cố khi những phần ruộng của họ bị các đoạn đê lấn vào thì được nhà nước đền bù.
Dưới thời Trần đã xuất hiện những điền trang của quý tộc và quan lại, họ sở hữu diện tích đất đai lớn. Việc lập điền trang gắn với quá trình khẩn hoang mở rộng diện tích canh tác, kích thích sự phát triển nông nghiệp, còn việc đào kênh mương tưới tiêu lại gắn với quá trình lập làng mới. Đây chính là quá trình tạo nên sự gắn kết, chia sẻ vì công việc chung của người dân, là nền tảng tạo nên tình yêu nước và ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ đất nước trước những hiểm họa ngoại xâm. Thái ấp, điền trang còn là nơi tích trữ lương thực, dự trữ sức người, sức của cho thời chiến, tạo được nền quốc phòng ngay trong thời bình. Trong thời bình, điền trang chính là một hình thức để mở rộng địa bàn, phạm vi cư trú của cư dân, vì vậy đây được xem là hình thức mở mang bờ cõi của nhân dân ta. Chính sách ban cấp Thái ấp của nhà Trần là một sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt chính trị - kinh tế - quốc phòng. Đây là một nét đặc sắc trong chính sách đối nội của triều đại này.
Thời nhà Trần, ngành thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, quan xưởng tiếp tục được xây dựng, nhà nước chế tạo nhiều binh khí, đồ trang sức, đúc tiền, chuông, xây đền đài, cung điện…Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng là một bộ phận quan trọng và phổ biến của ngành thủ công nghiệp thời Trần, nó làm nên đặc trưng của nền kinh tế tiểu nông thời bấy giờ.
Chính sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp thời Trần. Chợ lớn nhỏ mọc lên nhiều nơi, chợ kết hợp với phố là thị trường địa phương của hương, phủ nhằm giải quyết nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trong vùng. Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong xã hội. “Để thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong xã hội, nhà Trần xuống chiếu cho dân gian dùng tiền “tỉnh bách” mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền “thượng cung”) thì mỗi tiền là 70 đồng” (Nguyễn Thị Thùy Duyên, 2017). Đối với ngoại thương, thời kỳ này nước ta không chỉ giao lưu với bên ngoài bằng đường bộ mà còn thông qua đường biển. Cảng Vân Đồn là nơi tiếp nhận nhận hàng hoá từ bên ngoài vào nước ta, đây là một
thương cảng lớn nhưng sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông việc buôn bán ở đây bị hạn chế.
Tóm lại, ngay từ khi cầm quyền nhà Trần đã tập trung khôi phục tiềm lực kinh tế - xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước. Nhờ vậy dưới thời nhà Trần trị vì nước ta đủ sức đương đầu với đội quân Nguyên - Mông. Thành tựu ấy không phải triều đại nào cũng làm được.
Xây dựng tiềm lực quân sự
Chính sách kết hợp kinh tế với quốc phòng thời nhà Trần là chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm bảo đảm lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp và kịp thời điều động mọi đinh tráng vào lính khi có chiến tranh. Đây là một sáng tạo độc đáo khi kết hợp kinh tế với quốc phòng phù hợp với một nước nhỏ, sản xuất nông nghiệp, tiềm lực kinh tế quốc phòng có hạn, phải chống lại những đạo quân xâm lược lớn.
Chính sách này xuất phát từ thực tiễn nước ta là một quốc gia nhỏ nhưng vị trí địa lý thuận lợi nên từ khi mới lập quốc đã phải đương đầu với họa xâm lăng. Để có thể vừa xây dựng và bảo vệ được độc lập cho dân tộc, không có cách nào khác là toàn dân phải tham gia sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù. “Ngụ binh ư nông” là một phương thức kết hợp chặt chẽ giữa “binh” và “nông”, tức là tổ chức lực lượng vũ trang ba cấp gắn với nông nghiệp và nông thôn. Khi trong nước không có việc thì cho quân lính về làm ruộng, khi có chiến tranh thì sẵn sàng ra trận chiến đấu chống kẻ thù. Lịch triều hiến chương loại chí có đoạn viết: “Nhà Trần theo phép nhà Lý, binh túc vệ đều cấp bổng hàng năm, số bổng bao nhiêu không rõ còn bình các đạo thì đều phải chia phiên về làm ruộng cho đỡ tốn lương” (Phan Huy Chú, 1961).
Quân đội thời Trần ngoài lực lượng chính là quân triều đình, quân địa phương thì còn có lực lượng dân binh là lực lượng dân chúng vũ trang đông đảo sẵn sàng được động viên trong thời chiến.
Có thể nói đây là một chính sách hay của nhà Trần vì nhà nước có được quân đội thường trực cần thiết khi có biến cố xảy ra, đồng thời lại có sẵn một lực lượng quân dự bị đông đảo nằm trong các làng xã, lực lượng này sẽ ra chiến đấu khi đất nước lâm nguy. Với chế độ quân lính vừa được chia phiên thay nhau về nhà sản xuất, nhà nước đã tạo điều kiện cho quân lính được thường xuyên luyện tập quân sự để sẵn sàng chiến đấu khi tổ quốc lâm nguy, giảm bớt được chi phí quốc phòng, lại giải quyết được nhu cầu thiếu nhân lực phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp - nền tảng của nền kinh tế quốc gia. Chính sách này đã thể hiện rõ cách thức xây dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước nằm trong nhân dân, sản xuất được gắn liền với sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Chính vì nhà Trần làm tốt việc xây dựng đất nước nên tới lúc đất nước lâm nguy thì sức mạnh toàn dân tộc được huy động. Chủ trương của nhà Trần là “lấy đoản binh thắng trường trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội” và “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Nhà Trần biết “lấy dân làm gốc”, tạo nên tinh thần đoàn kết dân tộc, điều này tạo nên nhân tố quan trọng để nhà Trần đánh bại kẻ thù xâm lược. Đây cũng chính là bài học cho các đời vua Trần giai đoạn sau. Các vị vua cuối triều Trần đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý đất nước nên cuối cùng dẫn đến sự suy vong của triều đại.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông đã cho thấy việc tổ chức quân đội và chính sách xây dựng lực lượng vũ trang của nhà Trần trong thế kỷ XIII là đúng đắn, sáng tạo. Quân đội nhà Trần có số lượng đông khi cần thiết, trở về phục vụ sản xuất khi thời bình. Lúc thường quân số nhà Trần chưa đến 10 vạn, nhưng trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông có lúc triều đình đã huy động được 20 vạn quân đánh giặc. Chiến thắng Đông Bộ Đầu (1258), Hàm Tử, Tây Kết (1285) và đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng (1288) đã cho thấy sức mạnh của đội quân này trong thời kỳ Đại Việt hưng
thịnh. Để có thể tạo nên sức mạnh ấy, giải pháp tốt nhất là xây dựng tiềm lực kinh tế với quốc phòng để chuẩn bị cho chiến tranh giữ nước. Nhà Trần là triều đại thực hiện rất thành công chính sách “ngụ binh ư nông”, huy động được mọi nguồn lực của quốc gia và sức mạnh của nhân dân để giữ nước. Tiếc rằng từ giai đoạn của vua Trần Dụ Tông về sau các vua Trần đã không rút ra được bài học từ ông cha mình, xa rời nhân dân, dẫn đến sự suy vong của triều đại.
Nhà Trần tập hợp sức dân tạo nên khối đoàn kết trong nước, lãnh đạo thành công quân dân đánh giặc, bảo vệ đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc
Các vua Trần có khả năng tập hợp được đông đảo nhân dân, được nhân dân tin yêu, chung sức, đồng lòng tiến hành thắng lợi công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội cũng như chống ngoại xâm, sáng tạo nên những giá trị rực rỡ của văn minh Đại Việt. Đặc biệt là đóng góp của nhà Trần trong việc tập hợp sức dân chống lại quân Nguyên - Mông. Vì vậy, hai trận xâm lược đại quy mô vào năm 1285 và 1288, giặc đã huy động quá nửa triệu quân với hàng trăm viên danh tướng đã từng chinh phục hàng chục quốc gia.
Nếu chỉ so sánh về tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự, về đất đai và dân số thì nước ta không phải là đối thủ của đế quốc Nguyên nhưng cả hai cuộc xâm lăng liên tiếp trong 3 năm của giặc đều đại bại.
Ngay lần xâm lược đầu tiên của quân Nguyên - Mông vua Trần Thái Tông đã chỉ huy quân ta đánh mãnh liệt khiến toàn bộ quân giặc hốt hoảng bỏ kinh thành tháo chạy. Tất cả của cải chúng vơ vét được đều để lại hết. Dọc đường trở về chúng không dám dừng lại, không dám cướp bóc nên nhân dân ta gọi chúng là “giặc Phật”.
Cuối năm 1284, Hốt Tất Liệt tiếp tục phái 50 vạn hùng binh với đích thân con trai y là Thoát Hoan chỉ huy cùng đội ngũ tướng lĩnh bách chiến chưa từng gặp đối thủ xứng tầm. Tuy nhiên, quân dân Đại Việt đã mưu trí,
kiên cường chống giặc. Hàng chục vạn quân giặc bị giết và bị bắt. Chưa đầy bảy tháng từ khi quân giặc vào xâm lược nước ta chúng đã phải vội vã tháo chạy.
Tiếp đó, đợt chống xâm lược lần thứ 3 sau 2 năm cũng chuẩn bị hết sức chu đáo. Cuối năm 1287 đầu năm 1288, hai mặt thủy bộ giặc rầm rộ kéo vào nước ta. Lần này ta kháng giặc chủ động hơn, tinh thần binh sĩ và muôn dân hăng hái kiên cường. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ 3 của Đại Việt.
Như vậy, nhà Trần đã khéo kế thừa các ưu điểm nổi bật của nhà Lý từ đó tạo dựng Đại Việt thành một quốc gia văn hiến và cường thịnh với các chính sách về kinh tế, quân sự và tôn giáo. Đồng thời nhà Trần đã thực hiện chính sách thân dân, chăm lo đời sống của dân về mọi mặt, dân chủ hóa nền cai trị bằng pháp luật cũng như thực hiện chính sách tuyển binh lính, đoàn kết sức mạnh quân dân cùng thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
Ngoài ra, nhà Trần còn có chính sách đoàn kết những dân tộc vùng biên giới bằng cách dùng quan hệ hôn nhân kết hợp với chính sách vỗ về các tù trưởng bằng việc cho trấn thủ các vùng biên giới. Điều này đã thể hiện nghệ thuật giữ nước của nhà Trần.
Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên có thể tạo được sự đồng lòng, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, “Hào khí Đông A” là một trong những điểm nổi bật của nhà Trần. từ già đến trẻ.
Xây dựng một vương triều mới, nhà Trần đã thực sự làm rạng rỡ giống nòi, tạo nên một “Hào khí Đông A” lẫy lừng với ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông - một đội quân thiện chiến khét tiếng mà gót giày xâm lược đang ngự trị khắp Á, Âu thời đó.
Tóm lại, dù đất nước ở thời chiến hay thời bình thì tư tưởng yêu nước, thương dân của vua tôi nhà Trần vẫn không hề thay đổi. Lòng yêu nước nồng nàn, triết lý nhân sinh, tinh thần đoàn kết, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc của những người đứng đầu đất nước đã giúp nước ta vững vàng vượt qua mọi khó khăn.
Nhà Trần xây dựng và phát triển văn hóa - giáo dục - khoa học kỹ thuật
Dưới sự trị vị của triều Trần các hoạt động văn hóa phong phú, mang đậm tính dân tộc. Nhà Trần giữ nguyên chủ trương tam giáo đồng nguyên từ thời Lý và lấy đạo Phật làm quốc đạo nhưng đẩy lên một bước cao hơn. Chùa chiền được xây dựng nhiều hơn, nhà nước cho đúc chuông thờ Phật khắp nơi. Nhiều vị vua nhà Trần đã có nhiều đóng góp cho lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trần Thái Tông được người đời ví như một “ngọn đuốc thiền học”. Và Trần Nhân Tông - một vị vua hai lần chiến thắng quân Nguyên đã trở thành vị