Đạo Mẫ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lịch sử của nguyễn thị bích châu trong sự nghiệp của nhà trần qua các tài liệu lịch sử văn hóa​ (Trang 72 - 77)

2.2. Nguyễn Thị Bích Châu và Đạo Mẫ uở Việt Nam nói chung và ở

2.2.1. Đạo Mẫ uở Việt Nam

Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người con đất Việt. Đạo Mẫu đã đi vào cuộc sống con người Việt Nam như một sự sùng bái, tôn thờ khó cưỡng. Dù không vào các mùa lễ hội nhưng những phủ, điện, đền thờ Mẫu luôn nghi ngút khói hương. Người dân tìm tới đây như tìm về cội nguồn, tìm sự che chở như một thứ tình cảm đặc biệt đầy thành kính giúp họ xua tan nỗi nhọc nhằn, bất hạnh hướng tới sự bình yên, may mắn.

Những tài liệu văn bản ghi chép về các Thánh Mẫu thường xuất phát từ thần thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần thần tích, thần phả. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam đã có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn, được UNESCO ghi danh.

Ngày 1 - 12 - 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh thành của Việt Nam (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và thành phố Hồ Chí Minh) đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ đón bằng UNESCO ghi danh. (Wiki) “Mẫu” nghĩa là mẹ, người mẹ có công lao to lớn trong việc sinh thành và nuôi dưỡng nhân cách một con người. Xuất phát từ khát vọng, mong muốn về một cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt, thoát khỏi thiên tai…con người đã tạo nên hình tượng người mẹ mới. Mọi nguồn sống giúp con người sinh tồn đều được gọi là mẹ. Mẹ chính là “nguồn sống của từng đơn vị tế bào xã hội” (Nguyễn Hữu Thông, 2001). Mẹ đã vươn tới một biểu tượng mang

tính trừu tượng hơn nhưng không nằm ngoài các phẩm chất yêu thương, che chở, bao bọc và luôn giành cho con cái những điều tốt đẹp nhất.

a. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam xuất phát từ chế độ Mẫu hệ. Thời kỳ nguyên thủy, người phụ nữ đóng vai trò họ có quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình, bộ tộc.

Từ xưa đến nay, vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng luôn được tôn vinh. Người mẹ là chỗ dựa tinh thần, vật chất và tình cảm. Chính sự cao quý và gần gũi đó nên hình tượng mẹ gắn liền với các hiện tượng tự nhiên như: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thủy,… Nhân dân tôn vinh các vị nữ thần, tin tưởng ở sức mạnh và khả năng siêu phàm của các Mẫu. Họ hướng về Mẫu với lòng biết ơn và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và che chở sự sống trước những tai họa.

Ở Việt Nam, hình tượng Mẫu thần được biểu hiện một cách đa dạng trong sinh hoạt tinh thần người Việt. “Trong số 1000 di tích văn hóa thì đã có đến 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là nữ” (Nguyễn Hữu Thông, 2001). Tín ngưỡng dân gian của người Việt luôn gắn Mẫu với chức năng tạo lập thiên địa. “Mẫu” là hình tượng thân thiết, gần gũi với niềm tin dân gian trong quá trình sinh tồn trước những thách thức của thiên nhiên với cuộc sống của người nông dân.

Ban đầu, người Việt Nam coi tự nhiên như người mẹ và tôn thờ, trải qua thời gian với xu hướng “lịch sử hóa”, “địa phương hóa” và “nhân hóa”, nhân vật Mẫu đã được gắn với nhiều huyền tích có công với nước, thương yêu người dân, thậm chí, gắn với những nhân vật có thật. Vì thế, xuất hiện việc thờ Mẫu thần là các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu như Ỷ Lan, Mẹ Gióng, Thiên Ya Na, Linh sơn Thánh Mẫu, Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu,…

Cùng với giá trị nhân bản, đạo đức, hình thức thờ tự này đã chuyển tải những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Tục thờ Mẫu cũng thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn thông qua việc tôn vinh những người có công với đất nước. Các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Đạo Mẫu chính là một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tôn thờ đạo Mẫu tức là tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với nước.

b. Tín ngưỡng thờ Mẫu các miền ở Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển sâu rộng và phổ biển ở khắp mọi địa phương trong cả nước. Mỗi vùng miền có sắc thái văn hóa khác nhau nên có ảnh hưởng và chi phối để tạo nên diện mạo của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Thờ Mẫu ở Bắc Bộ:

Bắc Bộ khu vực đầu tiên ở nước ta tiến hành tục thờ Mẫu. Từ thế kỷ XV trở về trước, nhà nước phong kiến phong thần cho một số Nữ thần, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Đinh Triều Quốc Mẫu. Từ thế kỷ XV - XVI, Mẫu thần bản địa Việt Nam tiếp xúc với đạo giáo Trung Hoa và hình thành nên đạo Mẫu tam phủ, tứ phủ. Đạo Mẫu ở miền Bắc có 3 lớp: Thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Mẫu tam phủ - tứ phủ. Như vậy, hình thức thờ Mẫu Tam phủ (Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa) đến Tứ phủ (Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn) chính là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa với ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa.

Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc đã phát triển một cách phong phú và đa dạng nhằm nâng cao địa vị của các nữ thần, đặc biệt là nữ thần có

liên quan đến 4 yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm thức của con người và trong sản xuất đó là: trời, đất, nước, rừng.

Thờ Mẫu ở Trung Bộ

Ở Bắc Trung Bộ, dạng thức thờ Mẫu có nhiều nét tương đồng với Bắc Bộ. Hình thức thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đạo Mẫu ở vùng Bắc Trung Bộ vẫn có điểm khác biệt so với miền Bắc. Rõ nhất là không xuất hiện việc hầu đồng, hát văn. Xét ở góc độ văn hóa với tính phong phú, hỗn dung, việc thiếu vắng hát văn là một điều đáng tiếc trong tín ngưỡng thờ Mẫu, song lại phản ánh phần nào sự đơn giản trong thực hành lễ nghi tín ngưỡng của người miền Trung.

Ở Nam Trung Bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Poh Nagar. Trong đó, Poh Nagar là hình ảnh bà mẹ nhiệm màu đã xóa đi ngăn cách tôn giáo, gắn mọi người với nhau trong hình ảnh đàn con cùng một mẹ.

Thờ Mẫu ở Nam Bộ

So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn. Sở dĩ tục thờ Mẫu ở Nam Bộ có quan hệ mật thiết, gắn bó với tục thờ Mẫu thần là do khi người Việt ở miền Bắc và miền Trung di cư vào họ đã mang theo tín ngưỡng cũ và tiếp nhận những ảnh hưởng của các cư dân sống ở Nam Bộ từ

trước. “Tín ngường thờ Mẫu ở Nam Bộ có sự kế thừa, tiếp thu và sáng tạo, đã

chuyển hóa Linga và Yoni sang ban cô - ban cậu, được thờ phối tự với Chúa Xứ thánh Mẫu” (Thích Minh Nghiêm, 2010). Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ cũng trở nên phong phú nhờ sự giao lưu văn hóa giữa người Việt với người Khmer, người Việt với người Hoa. “Từ đó chúng ta có thể thấy, có hiện tượng

tích hợp nhiều lớp văn hóa khác nhau: lớp văn hóa Phù Nam, lớp văn hóa cổ truyền Khmer, lớp văn hóa Chăm và lớp văn hóa Việt” (Thích Minh Nghiêm, 2010).

Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Linh Sơn thánh Mẫu (núi Bà Đen), Chúa Xứ thánh Mẫu (núi Sam), Thiên Hậu thánh Mẫu Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...

Tóm lại, tín ngưỡng thờ Mẫu là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này. Ngoài ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất. Nó còn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội.

Biểu tượng của thánh Mẫu mang một ý chí kiên cường, sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc ngoại xâm, thiên tai nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu còn được thể hiện qua cách ứng xử, tấm lòng, tâm hồn thật đẹp của các nhân vật được tôn thờ, nhất là những cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam là một biểu tượng cần được đề cao và luôn ghi nhớ.

Những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được xem là có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nếu gạt bỏ những tiêu cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần đáng kể cho bản sắc văn hóa Việt Nam: Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục trong điện thần đều là nét độc đáo về văn hóa, nghệ thuật. Ngoài ra, bên cạnh hát chầu văn theo nhạc

điệu còn có múa đồng. Đó là những di sản văn hóa dân tộc rất quý giá cần được đánh giá đúng mực, cần bảo tồn và phát triển.

Nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập. Thông qua sự tiếp xúc, giao lưu trong và ngoài nước văn hóa tinh thần càng trở nên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, một số giá trị truyền thống, những sự kiện lịch sử dân tộc mà ông cha ta để lại đang có nguy cơ bị lãng quên hoặc không được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng đặt ra hàng loạt vấn đề cần lưu tâm. Một số người đến với Mẫu không còn xuất phát từ nhu cầu tâm linh mà bởi nhu cầu kinh tế.

Trong bối cảnh đó, tín ngưỡng thờ Mẫu cần được quan tâm đúng mức, hạn chế những tác động có hại cho sự phát triển văn hóa, phần lễ hội cần được tổ chức chất lượng, đúng với giá trị tâm linh. Lễ hội cần truyền tải được giá trị tốt đẹp của đạo Mẫu, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò lịch sử của nguyễn thị bích châu trong sự nghiệp của nhà trần qua các tài liệu lịch sử văn hóa​ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)