Cấu trúc, nội dung Mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án theo hướng tích hợp vào phần vô cơ chương trình hóa học 10 cơ bản (Trang 25 - 27)

1.3.3.5. Đánh giá trong DHDA

Đánh giá trong DHDA không phải là hoạt động đơn lẻ, trái lại, nó là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt dự án bao gồm cả đánh giá chẩn đoán, đánh giá thành phần và đánh giá tổng kết. Các hình thức đánh giá này phải đảm bảo được các mục đích: tìm hiểu nhu cầu kiến thức của người học; khuyến khích tự định hướng và hợp tác; theo dõi tiến bộ, thúc đẩy siêu nhận thức thể hiện sự tiếp thu kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực.

Theo Phan Đồng Châu Thủy[14], GV lên kế hoạch đánh giá bằng cách xây dựng

lịch trình đánh giá. Lịch trình đánh giá thể hiện các công cụ đánh giá được giảng viên, SV

sử dụng và thời điểm cụ thể sử dụng các công cụ đó. Các công cụ đánh giá bao gồm công cụ tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, đánh giá sản phẩm dự án,... Học theo dự án tạo điều kiện cho HS mở rộng các hoạt động học tập cá nhân do đó các kĩ thuật, công cụ đánh giá cũng cần được thiết kế sao cho một mặt chúng có thể đáp ứng được phạm vi hoạt động học tập rất rộng, mặt khác vẫn tập trung vào các mục tiêu dự án đề ra. Chính vì vậy, lịch trình đánh giá được xây dựng khoa học, hợp lí sẽ bảo đảm dự án tập trung vào mục tiêu của bài dạy, giúp SV tự định hướng học tập và đánh giá sự tự tiến bộ của bản thân…

Chương trình dạy học của Intel [8][9], chia lịch trình đánh giá trong DHTDA gồm 3 giai đoạn:

- Trước khi thực hiện dự án: GV thực hiện đánh giá chẩn đoán nhằm tìm hiểu nhu

cầu, kiến thức, kĩ năng và năng lực của HS để có sự điều chỉnh mục tiêu và các hoạt động dự án phù hợp. Các kĩ thuật đánh giá mà giảng viên và GV thường sử dụng là các câu hỏi thảo luận hoặc kĩ thuật KWL

- Trong khi SV thực hiện dự án: Giảng viên thực hiện đánh giá quá trình. Trong giai

đoạn này, giảng viên cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng nhằm khuyến khích HS tự định hướng và hợp tác, kiểm tra mức độ hiểu và khuyến khích siêu nhận thức.

- Sau khi thực hiện dự án: GV và HS đánh giá kiến thức và kĩ năng mà các em thu

nhận được sau khi thực hiện dự án qua phiếu đánh giá sản phẩm dự án, cột L trong bảng KWL,... củng cố nội dung bài học bằng cách thảo luận các câu hỏi định hướng, tổng kết và rút kinh nghiệm.

1.3.3.6. Lợi ích và hạn chế của DHDA 1.3.3.6.1. Lợi ích của DHDA

Trịnh Văn Biều và nhóm tác giả nghiên cứu [15] đã đưa ra những lợi ích của DHDA: a. Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn

- Trong dạy học dự án, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú học tập của người học.

- Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật.

- Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để hoạt động trong một môi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải trong cuộc sống.

b. Dạy học dự án góp phần đổi mớiphương pháp dạy học, thay đổi phươngthức đào tạo

- Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm". Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh về việc học của mình.

- Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng một nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.

- Dạy học dự án yêu cầu học viên sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích thích động cơ, hứng thú học tập.

- Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập.

- Dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo con người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp giữa học tập và nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án theo hướng tích hợp vào phần vô cơ chương trình hóa học 10 cơ bản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)