bứu cổ Chưa đưa ra được nguyên nhân. Đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa hợp lý. Đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa đầy đủ.
Đưa ra được nguyên nhân đầy đủ và hợp lý.
Bảng 2.30 Phiếu đánh giá power point, brochure dự án “I-ốt – nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người”.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIDEO CLIP
Tên người đánh giá: ... Tên nhóm được đánh giá: ... Tên sản phẩm dự án của nhóm được đánh giá: ... ...
Nội dung đánh giá
Tiêu chí Mức độ
0 1 2 3 Hình thức (hệ số 1) Bố cục Không rõ ràng, lộn xộn. Rõ ràng nhưng chưa hài hòa. Rõ ràng, hài hòa nhưng chưa thu hút. Rõ ràng, hài hòa, thu hút. Hình ảnh, âm thanh Không có hình ảnh minh họa. Nhiều cảnh quay không “ăn khớp” với dự án. Không có hình ảnh minh họa. Một số cảnh quay không phù hợp, chưa đúng trọng tâm của dự án. Ít sử dụng hình minh họa khi cần thiết. Các cảnh quay phù hợp, đúng trọng tâm dự án. Hình ảnh minh họa làm tăng giá trị của nội dung thể hiện. Các cảnh quay phù hợp, sáng tạo. Thực trạng của bệnh bứu cổ ở Việt Nam Chưa đưa ra được thực trạng. Đưa ra được thực trạng nhưng chưa hợp lí, đầy đủ. Đưa ra được thực trạng nhưng chưa thật sự thuyết phục.
Đưa ra được thực trạng hợp lý, đủ tính thuyết phục. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh bứu cổ Chưa đưa ra được hướng dẫn phòng tránh bệnh bứu cổ. Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ nhưng chưa đầy đủ. Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ đầy đủ, nhưng chưa khả thi.
Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ đầy đủ, khả thi.
Chữ Không thuyết minh bằng chữ ở những nội dung quan trọng. Một số nội dung quan trọng không thuyết minh bằng chữ, cỡ chữ thiếu hợp lí, màu chữ chìm so với màu nền, còn lỗi chính tả.
Có thuyết minh bằng chữ ở những nội dung quan trọng, cỡ chữ vừa phải, màu chữ chưa nổi rõ nên khó đọc, còn lỗi chính tả.
Có thuyết minh bằng chữ ở những nội dung quan trọng, cỡ chữ vừa phải, màu chữ nổi rõ, dễ đọc, không có lỗi chính tả. Nội dung (hệ số 2) Nguyên nhân của bệnh bứu cổ Chưa đưa ra được nguyên nhân. Đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa hợp lý. Đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa đầy đủ. Đưa ra được nguyên nhân đầy đủ và hợp lý. Thực trạng của bệnh bứu cổ ở
Việt Nam Chưa đưa ra được thực trạng. Đưa ra được thực trạng nhưng chưa hợp lí, đầy đủ. Đưa ra được thực trạng nhưng chưa thật sự thuyết phục. Đưa ra được thực trạng hợp lý, đủ tính thuyết phục. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh bứu cổ Chưa đưa ra được hướng dẫn phòng tránh bệnh bứu cổ. Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ nhưng chưa đầy đủ. Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ đầy đủ, nhưng chưa khả thi.
Đưa ra được cách phòng tránh bệnh bứu cổ đầy đủ, khả thi.
Bảng 2.31 Phiếu đánh giá video dự án “I-ốt – nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người”.
d. Phiếu đánh giá đồng đẳng (giống dự án “Mang cây xanh về nhà”) e. Bài kiểm tra cá nhân sau dự án
BÀI KIỂM TRA
DỰ ÁN “I-ỐT –NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG CẦN THIẾT CHO CON NGƯỜI” 1) Khẳng định nào sau đây là đúng
a. I-ốt là chất lỏng màu đen
b. I-ốt có hiện tượng thăng hoa khi đun nóng
d. Tất cả đều sai
2) Những khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tiroxin
a. Tiroxin là một loại hoocmon kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thương của cơ thể.
b. Clo, Brom, I-ốt là thành phần cấu tạo nên tiroxin
c. Thiếu Clo, Brom, I-ốt sẽ gây đến thiếu tiroxin sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng. d. Tất cả đều đúng
3) Trong tự nhiên, I-ốt được tìm thấy nhiều ở đâu?
a. Nước biển b. Rong biển c. Hồ, ao d. Khoáng chất 4) Muối I-ốt là gì? ... ... ...
5) Nêu 3 ảnh hưởng của việc thiếu I-ốt lên cơ thể người.
... ... ...
6) Nguyên nhân của bệnh bứu cổ là gì?
a. Thiếu I-ốt trong chế độ ăn uống
b. Rối loạn sản xuất hoomon tuyến giáp (tiroxin) c. Tiểu sử hạch tuyến giáp trong gia đình
d. Tất cả đều đúng
7) Các thực phẩm chứa nhiều I-ốt:
a. Tảo tía b. Rau chân vịt c. Trứng gà, cá biển
d. Tất cả đều đúng
8) Các bệnh liên quan đến thiếu I-ốt là:
a. Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp b. Bệnh bứu cổ
c. A và B đều đúng
d. A và B đều sai
... ... ...
10)Khẳng đinh nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của I-ốt:
a. I-ốt oxy hóa được nhiều kim loại khi đun nóng và có xúc tác (kể cả Ag, Au..)
b. I-ốt có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
c. I-ốt chỉ có tính oxy hóa d. Tất cả đều đúng
2.3.5.9. Kế hoạch thực hiện dự án
a) Thời gian thực hiện: 2 tuần
b) Cách tổ chức lớp: chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 người c) Lịch trình chi tiết:
Bảng 2.32 Kế hoạch thực hiện dự án “I-ốt – nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người”.
STT CÔNG VIỆC Thời gian Ghi chú
1 Giao dự án cho học sinh.
- Giới thiệu về dạy học dự án ở Châu Âu và những thành tựu lớn lao của nó.
- Giới thiệu về hiện trạng bệnh bứu cổ ở Việt Nam ngày càng tăng.
- Phân tích ngyên nhân chủ yếu gây đến bệnh bứu cổ do thiếu I-ốt.
- GV giúp HS hiểu được tầm quan trọng của dự án khi giúp nhiều người tránh khỏi bệnh bứu cổ do thiếu I-ốt.
- Chia nhóm cho HS, cho HS hoạt động nhóm để tìm nhóm trưởng và đặt tên nhóm.
- Cho HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi khái quát và câu hỏi hệ thống bằng sơ đồ tư duy. Sau đó, cho HS thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Giới thiệu về cách làm việc theo nhóm thông qua bảng phân chia công việc và bộ câu hỏi định hướng.
- Giới thiệu về các tiêu chí đánh giá.
- Yêu cầu nhóm trưởng lập 1 group trên Facebook để các bạn trong nhóm làm việc và gửi email cho GV vào email riêng của môn học. Sau đó, GV sẽ chia sẻ drive về nội dung môn học cũng như các tài liệu liên quan cho HS: nội dung dự án, bộ câu hỏi định hướng, bảng KWHL, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu đánh giá sản phẩm và mẫu sản phẩm.
- Theo dõi và đánh giá quá trình của học sinh trên Google Drive.
- Các nhóm đăng kí lịch cố định trong tuần gặp người GV hướng dẫn.
2 Học sinh nộp kế hoạch và bảng phân chia công việc của từng nhóm Ngày thứ 3 của dự án Nộp qua email
3 Học sinh nộp câu trả lời các bộ câu hỏi định hướng của tứng nhóm
Ngày thứ 4 của dự án
Nộp qua email
4 - Đôn đúc học sinh làm việc bằng cách họp định kì với các nhóm 1 tuần 1 lần vào giờ ra chơi. (giúp các nhóm định hướng làm việc và kiểm tra tiến độ thực hiện dự án).
- HS tham khảo tài liệu trên Internet để hoàn thành sản phẩm dự án.
- Giúp cho HS những khó khăn trong khi làm việc qua email, Facebook và lên lớp.
Trong 2 tuần làm dự án 5 Nộp sản phẩm dự án Ngày thứ 12 của dự án Nộp vào email
6 Nhận xét, góp ý cho sản phẩm của học sinh. Giúp học sinh nhận ra và sửa chữa và phản hồi.
Ngày thứ 13 của dự án 7 HS nộp sản phẩm sau khi đã chỉnh sửa. Ngày thứ 15
của dự án 8 Báo cáo sản phẩm
- Hướng dẫn học sinh làm MC để dẫn toàn bộ buổi báo cáo. HS đóng vai là doanh nghiệp máy lọc nước để trình bày sản phẩm của mình.
- Soạn chương trình powerpoint dựa trên sản phâm của học sinh.
- Các nhóm sẽ nhận xét, đánh giá sản phẩm lẫn nhau thông qua các “Phiếu đánh giá sản phẩm”. - Cho HS hoàn thành bảng KWL
- Cho HS nộp “Phiếu đánh giá đồng đẳng” và “Phiếu đánh giá sản phẩm”
- GV nhận xét sơ bộ và sản phẩm của từng nhóm.
Ngày thứ 16 của dự án
9 Dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm và điểm đánh giá của các nhóm, đưa ra điểm sản phẩm cho học sinh.
2 tiết Gửi trên
email cho từng nhóm 10 Làm bài kiểm tra 15 phút và đưa ra điểm cuối cùng
dự án cho học sinh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trong chương này, chúng tối đã hoàn thành những công việc như sau:
- Phân tích các nguyên tắc xây dựng chương trình Hóa học và đặc điểm của Phần Vô Cơ chương trình Hóa học lớp 10 THPT.
- Tìm hiểu và đề xuất những nguyên tắc xây dựng DHDA.
- Thiết kế 5 dự án học tập phần Vô cơ chương trình Hóa học 10 Cơ bản THPT cùng với kế hoạch thực hiện dự án cũng như các tư liệu hỗ trợ quá trình.
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những tư liệu tham khảo hữu ích đối với những GV quan tâm đến PPDHDA.
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà GV có thể lựa chọn những nội dung phù hợp để xây dụng và triển khai những dự án phù hợp.
Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả thu được quá trình thực nghiệm những dự án học tập đã xây dựng.
CHƯƠNG 3:
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành TNSP nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án trong việc góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và khả năng vận dụng kiến thức môn Hóa học và môn số môn học có liên quan vào cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Chọn đối tượng, địa bàn để tổ chức TNSP. - Xác định các dự án học tập TNSP.
- Chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án, các phương tiện thực hiện và trao đổi với GV ở trường THPT về phương pháp DHDA và các dự án thực nghiệm.
- Chuẩn bị công cụ đánh giá dự án.
- Thiết kế bài giảng bổ trợ cho việc giảng dạy dự án. - Lập kế hoạch tiến hành TNSP.
- Xử lý kêt́ quả TNSP, phân tích và kết luận.
3.3. Đối tượng và thời gian TNSP
3.3.1. Đối tượng TNSP
TNSP được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
- Lớp thực nghiệm: 46 HS lớp 10A11 và 45 HS lớp 10A16 dạy theo phương pháp dạy học dự án.
- Lớp đối chứng: 46 HS lớp 10A16 và 46 HS lớp 10A17 dạy theo phương pháp truyền thống.
3.3.2. Thời gian TNSP
- Lớp thực nghiệm 10A11: Tiến hành 3 tuần từ ngày 13/2/2017 đến ngày 7/3/3017. - Lớp thực nghiệm 10A16: Tiến hành 2 tuần từ ngày 22/2/2017 đến ngày 9/3/2017.
3.4. Tiến trình TNSP
- Chuẩn bị nội dung TNSP bao gồm giáo án thực nghiệm: DA “Mang cây xanh về nhà” cho lớp 10A11, DA “Mưa axit và tác hại kinh khủng của nó” cho lớp 10A11 và các công cụ đánh giá bổ trợ.
- Xác định đối tượng TNSP và GV dạy thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và dạy truyền thống ở lớp đối chứng bằng phương pháp thuyết trình (có đề cập đến tất cả kiến thức của dự án).
- Đánh giá HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về hiệu quả học tập sau TNSP. - Thu thập và xử lý số liệu thực nghiệm.
3.5. Kết quả TNSP
3.5.1. Kết quả thăm dò ý kiến GV
Chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến GV về tính khả thi và hiệu quả của DA đã thực nghiệm: - Theo Cô Nguyễn Thị Thu, GV trường THPT Nguyễn Công Trứ: “DHDA mang lại rất nhiều lợi ích cho HS, từ việc nâng cao hứng thú học tập cho đến mở rộng kiến thức một cách chủ động. Bên cạnh đó, DHDA còn giúp HS phát triển các kĩ năng cần thiết và đặc biệt giúp HS nâng cao nhận thức về môi trường, về đạo đức... Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, những dự án chỉ mới dừng lại trong lớp học chưa vươn ra được ra ngoài xã hội bởi nhiều yếu tố khác nhau: kinh phí, quy mô dự án... Nếu sản phẩm của HS được cộng đồng, xã hội đón nhận thì chắc chắn chất lượng học tập sẽ không ngừng tăng lên”.
- Theo Thầy Trần Mạnh Thắng, GV trường THPT Nguyễn Công Trứ: “ Những DA này rất thiết thực với HS, nó cung cấp cho HS những kiến thức để giải quyết và vận dụng trong cuộc sống như: hiện tượng nóng lên toàn cầu, mưa axit… Điều đó giúp HS cảm nhận được tầm quan trọng của bào vệ môi trường, ý thức về những gì đang diễn ra trên thế giới. Bên cạnh đó, DHDA còn giúp HS rèn luyện kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của HS: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng marketing, kĩ năng làm việc nhóm…”
Tất cả GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của DHDA là một phương pháp hiệu quả và cần được ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, để ứng dụng PP DHDA cần nhiều nỗ lực của của GV và HS.
3.5.2. Kết quả thăm dò ý kiến HS
Chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò đối với những HS của lớp TN để đánh giá ý kiến và thái độ của các em sau khi tham gia học tập theo DHDA. Chúng tối khảo sát online bằng Google Form với số câu trả lời là 64.
Hình 3.2 Mức độ cần thiết của DHDA trong bô môn Hóa học
Theo biểu đồ 3.1 và 3.2, ta có thể thấy HS hứng thú với DHDA (82.7%), điều này chứng tỏ DHDA góp phần làm tăng hứng thú của HS với môn học. Bên cạnh đó, HS cũng cảm thấy DHDA cần thiết (64.1%) trong phương pháp học tập bộ môn Hóa.
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ lợi ích của HS về DHDA
Nội dung 1 2 3 4
Phát triển kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả 3.1% 15.6% 60.9% 20.3% Phát triển kĩ năng tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và
chia sẻ thông tin trên internet
6.3% 21.9% 42.2.% 29.7% Cung cấp các kiến thức liên quan đến thực tế cuộc
sống
4.7% 14.1% 42.2% 39.1% Rèn luyện tư duy liên kết kiến thức khoa học tự
nhiên có liên quan
4.7% 20.3% 57.8% 17.2% Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 6.3% 20.3% 48.4% 25% Phát triển kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin
thông qua sử dụng các phần mềm powerpoint, proshow, word...
12.5% 20.3% 39.1% 28.1%
Phát triển kỹ năng thuyết trình trước lớp 12.5% 18.8% 32.8% 35.9%
Học theo DA giúp HS hình thành các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống: kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng thuyết trình trước lớp, phát triển các kĩ năng về Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, DHDA còn giúp HS rèn luyện tư duy liên kết những môn khoa học khác nhau và học được những kiến thức thực tiễn từ cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy việc HS đã nhận thức được tầm quan trọng, tính hữu ích của DHDA trong môn Hóa học. Không dừng lại ở đó, DHDA với những ưu điểm nổi bật của mình đã góp phần khơi dậy hứng thú học tập cho các em bằng những tri thức bổ ích về xã hội và rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
3.5.3. Kết quả các bài kiểm tra
Sau khi TNSP các dự án đã được thiết kế trong chương II, chúng tôi cho 2 lớp TN và ĐC làm một bài kiểm tra có nội dung liên quan đến các dự án đã TN theo thang điểm