Định hướng vào người học, tạo cơ hội cho học sinh hoạt động hợp tác Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án theo hướng tích hợp vào phần vô cơ chương trình hóa học 10 cơ bản (Trang 28 - 29)

mối quan hệ với người học.

- GV cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng được một dự án mang tính hiệu quả cao và làm cho GV của mình thích thú, yêu môn học hơn và trưởng thành hơn.

- DHDA tạo điều kiện cho GV phát triển năng lực đánh giá, dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, quản lí lớp học,…

1.3.3.6.1. Hạn chế của DHDA

Bên cạnh đó, cũng theo Trịnh Văn Biều [15], DHDA cũng có một số hạn chế khi thực hiện ở môi trường giáo dục Việt Nam

- Rất khó để phát triển các dự án liên quan đến nhiều môn học gây hứng thú cho HS.

- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian. Đây là trở ngại lớn nhất, nếu không được bố trí thời gian hoặc giáo viên không có sự linh hoạt thì buộc những người thực hiện phải làm việc ngoài giờ. Điều này lí giải tại sao một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm như dạy học

- Dự án lại rất khó đi vào thực tiễn dạy học ở nước ta.

- Không thể áp dụng dạy học dự án tràn lan mà chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép. Dạy học dự án không thể thay thế phương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết hay việc thông báo thông tin.

- Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực.

- Hoạt động thực hành, thực tiễn khi thực hiện dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

- Dạy học dự án khó áp dụng ở cả bậc đại học cũng như trung học, tiểu học.

1.4. Dạy học tích hợp

1.4.1. Dạy học tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình

hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên

cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án theo hướng tích hợp vào phần vô cơ chương trình hóa học 10 cơ bản (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)