Xác định khách hàng
Khi áp dụng TQM vào quản lí giáo dục và coi giáo dục một dịch vụ thì khách hàng của giáo dục bao gồm có khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài gồm: (1) Giảng viên, cán bộ nhà trường là khách hàng bên trong; (2) Người học (sinh viên)
là khách hàng bên ngoài số 1; (3) Cha mẹ học sinh, người sử dụng lao động là khách hàng bên ngoài số 2; (4) Thị trường lao động, chính phủ, xã hội là khách hàng bên ngoài số 3 (Sallis, 2002).
Khi nhà trường áp dụng TQM vào QLĐT GVTHPT, công tác QLĐT trước tiên phải hướng tới sinh viên, trung tâm của quá trình đào tạo, sau đó là thị trường lao động, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường và các đối tượng khách hàng khác.
Mục tiêu hàng đầu của TQM là hướng tới khách hàng. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải xác định mối quan hệ với khách hàng, đó là nhiệm vụ hàng đầu để tồn tại và phát triển của tổ chức. Với nhà trường, QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM phải hướng tới các đối tượng sau: (1) Quan tâm đến người học, để họ được hưởng những dịch vụ tốt nhất của quá trình đào tạo như CTĐT, đội ngũ giảng viên, điều kiện hỗ trợ học tập; (2) Người sử dụng lao động, họ phải được hưởng những sản phẩm tốt nhất của quá trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kĩ năng nghề có chuyên môn cao và có đầy đủ sức khỏe; (3) Giảng viên đang làm công tác giảng dạy phải được hưởng những điều kiện tốt nhất để thể hiện và cống hiến.
Mỗi loại khách hàng có nhu cầu khác nhau ở từng thời điểm khác nhau. Sinh viên năm đầu có nhu cầu khác với những sinh viên năm cuối, những giảng viên trẻ có nhu cầu khác với những giảng viên lớn tuổi. Người sử dụng lao động cũng có nhu cầu khác nhau mỗi năm. Xác định nhu cầu của từng loại khách hàng làm cơ sở xác định các chiến lược hành động là hoạt động được nhà quản lí tiến hành thường xuyên và liên tục.
Việc nắm bắt được nhu cầu của các đối tượng khách hàng là cơ sở để nhà trường cải tiến, điều chỉnh quá trình đào tạo nhằm đạt được chất lượng như mong muốn. Do đó, có được những thông tin chính xác và kịp thời là nguyên tắc quan trọng trong quản lí ĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM. Có 02 dạng thông tin: (1) Thông tin nội bộ trường là những thông tin được ban hành từ Ban Giám hiệu xuống các đơn vị trong trường kể cả người học và ngược lại. Thông tin này giúp quá trình đào tạo và quản lí đào tạo có sự điều chỉnh và cải tiến kịp thời; (2) Thông tin với các đối tượng khách hàng bên ngoài là những thông tin giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động
để kịp thời đánh giá chất lượng sản phẩmcủa nhà trường (sinh viên tốt nghiệp) có đạt chất lượng chưa; có đáp ứng được mục tiêu đào tạo mà nhà trường vạch ra chưa, từ đó, có kế hoạch điều chỉnh, cải tiến kịp thời.
Trong giai đoạn hiện tại, những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông dẫn đến nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động thay đổi mạnh mẽ cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến đổi mới QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM. Các yêu cầu của nhà sử dụng lao động và cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM hiện nay có thể kể đến là: (1) Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới; (2) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Tác động của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Những quan điểm chủ đạo của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa gồm: (1) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng; (2) Xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực; (3) Đổi mới toàn bộ các thành tố của quá trình dạy học; (4) Chương trình được xây dựng hệ thống và nhất quán; (5) Chương trình vừa bảo đảm nền tảng cơ bản và phân hóa sâu; (6) Giảm gánh nặng học hành cho học sinh; (7) Cập nhật và hội nhập với xu thế quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông; (8) Chú trọng tính khả thi và điều kiện thực hiện. Những quan điểm này sẽ tác động mạnh mẽ, thúc đẩy đổi mới không chỉ CTĐT GVTHPT mà còn làm thay đổi cả hệ thống đào tạo và QLĐT GVTHPT.
Định hướng về nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cấp THPT từ lớp 10 đến lớp 12 được xác định là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thay đổi cơ bản toàn bộ cấu trúc về nội dung giáo dục, chương trình giáo dục ở cấp THPT. Đối với những thay đổi lớn đó, đòi hỏi năng lực người GVTHPT tương lai phải được đào tạo phù hợp với yêu cầu mới như: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học trải nghiệm. Những tác động đó đang đặt ra nhiều yêu cầu cho các cơ sở
ĐTGV. Ngoài ra, giáo dục địa phương là một trong những nội dung quan trọng và là điểm nhấn của chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi triển khai nội dung giáo dục này là: các căn cứ và những tiêu chí chọn lựa những nội dung giáo dục địa phương phù hợp với từng cấp lớp, không chồng lấn với các nội dung trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa phương, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như tiêu chí kiểm tra, đánh giá nó là gì; làm sao để hình thành năng lực của đội ngũ GV THPT tương lai khi triển khai công tác giáo dục này.
Tác động của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông được xây dựng dựa trên tiếp cận đánh giá năng lực của người GV theo chuẩn. Chính sự thay đổi cách tiếp cận này sẽ tác động đến các thành tố trong QLĐT GVTHPT, từ mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đến CTĐT, PPDH, KTĐG và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng phải thay đổi để hoàn thiện và tiệm cận với CĐR của CTĐT đó là chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông mới.
1.5.2. Lãnh đạo và chiến lược
Lãnh đạo và chiến lược là những yếu tố quyết định trong mô hình quản lí chất lượng của bất kì cơ sở nào. Lãnh đạo và chiến lược bao gồm: (1) Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi; (2) Chính sách chất lượng và kế hoạch chiến lược; (3) Truyền đạt thông điệp chất lượng.
(1) Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường là những tuyên bố về hình ảnh tương lai mà nhà trường muốn hướng đến, cũng như giá trị văn hoá, tinh thần mà toàn thể CBQL, giảng viên, nhân viên, sinh viên trân trọng giữ gìn, phát triển.
TQM là cải tiến chất lượng liên tục (Continuous Quality Improvement-CQI). CQI không chỉ đơn thuần là các thuật ngữ, khái niệm này có ý nghĩa là một hành trình không bao giờ kết thúc, đòi hỏi toàn bộ nhà trường phải nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng. TQM thúc đẩy triết lí phát triển theo kế hoạch. Tổ chức cần có một tầm
nhìn tương lai mà nó dự định hướng tới. Do đó, kế hoạch chiến lược và chính sách chất lượng trở thành một thành phần rất cần thiết cho việc áp dụng TQM trong QLĐT của một nhà trường.
Nguyên lí quan trọng nhất của TQM là khách hàng. Quá trình quản lí theo tiếp cận TQM thực chất là quá trình xác lập chính sách chất lượng, kế hoạch chiến lược và quản lí thực hiện kế hoạch chiến lược nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao chất lượng liên tục. Như vậy, QLĐT theo tiếp cận TQM chính là lập kế hoạch chiến lược phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc TQM mà nhà trường áp dụng. Hay nói cách khác, nhà trường cần phải lập kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng phát triển nhà trường theo tiếp cận TQM.
(2) Chính sách chất lượng và kế hoạch chiến lược
Chính sách chất lượng phải là một tuyên ngôn và là cam kết của nhà trường bảo đảm một quá trình đào tạo có chất lượng. Đồng thời phải có phương châm cụ thể và biện pháp rõ ràng để bảo đảm chất lượng.
QLĐT GVTHPT phải nhìn thấy được nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường lao động, phải có kế hoạch xây dựng hệ thống chỉ báo và các biện pháp để đạt được các chỉ báo trên cơ sở kế hoạch chất lượng đào tạo đã đề ra theo từng học kì, từng năm học.
Kế hoạch chiến lược là vô cùng cần thiết đối với QLĐT GVTHPT của nhà trường. Kế hoạch chiến lược và định hướng chất lượng sẽ tạo uy tín và khẳng định thương hiệu của nhà trường. Do đó, nhà trường phải xây dựng một chương trình hành động cụ thể để luôn nâng cao chất lượng đào tạo và thể hiện đẳng cấp của nhà trường trong nền giáo dục của đất nước.
(3) Truyền đạt thông điệp chất lượng
Mọi thông tin về chính sách chất lượng, kế hoạch chiến lược, về vị trí, vai trò của mọi thành viên trong nhà trường cần được truyền đạt thông suốt. QLĐT theo tiếp cận TQM phải đảm bảo giữa các bộ phận quản lí, phục vụ đào tạo trong toàn trường không có bất kì rào cản nào, mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình là một phận tử chất lượng của cả nhà trường cũng vừa là khách hàng, vừa là người cung cấp cho mỗi vị trí mà họ phụ trách.
1.5.3. Văn hoá chất lượng của nhà trường
Văn hóa chất lượng là một hệ thống các giá trị, niềm tin và chuẩn mực chung, tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng và liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trong một tổ chức có văn hóa chất lượng, chất lượng được nhúng sâu vào hầu hết mọi khía cạnh của đời sống tổ chức, bao gồm tuyển dụng và thăng chức, định hướng nhân viên và đào tạo liên tục, lương thưởng, phong cách quản lí, ra quyết định, cơ cấu tổ chức, quy trình làm việc và bố trí văn phòng. Nói một cách đơn giản, trong một nền văn hóa chất lượng, chất lượng được thể hiện như là phong cách sống; nguyên tắc chất lượng được phản chiếu thông qua hành động và hành vi của tổ chức. Khi bàn tới hệ thống giá trị của VHCL đối với mỗi doanh nghiệp, John A. Woods đưa ra 6 khía cạnh, gồm: (1) Tất cả chúng ta cùng nhau: công ty, nhà cung ứng, khách hàng; (2) Không phân biệt cấp trên, cấp dưới; (3) Giao tiếp cởi mở và trung thực; (4) Mọi người biết được tất cả thông tin về mọi hoạt động; (5) Tập trung vào các quá trình; (6) Không có thành công hay thất bại, chỉ có những kinh nghiệm học được (Woods, 1997); Ranjit Singh Malhi bổ sung thêm 2 giá trị mới: (1) Cải tiến liên tục; (2) Khen thưởng và ghi nhận (Malhi, 2013).
VHCL là thành phần chính trong một chương trình TQM thành công; một tổ chức có VHCL được xác định như là một tổ chức có các giá trị và niềm tin rõ ràng - những giá trị và niềm tin đó thúc đẩy hành vi chất lượng tổng thể ; thay đổi văn hoá ngày càng được xem xét như là một trong những điều kiện đầu tiên cho việc triển khai thành công TQM. TQM nhắm đến hình thành VHCL - nền văn hoá mà ở đó mỗi thành viên làm hài lòng khách hàng của họ, ở đó cấu trúc tổ chức tạo thuận lợi cho họ làm thoả mãn khách hàng (Sallis, 2002). VHCL là đặc trung của QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, là yếu tố để phân biệt nó với các hình thức QLĐT khác.
Giá trị cốt lõi của QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM là xây dựng VHCL của nhà trường. Việc xây dựng VHCL là nhu cầu thiết thực, do đó cần phải quan tâm về cả yếu tố tâm lí và yếu tố quản lí trong VHCL: (1) Nếu chỉ có yếu tố tâm lí (sự nổ lực của cá nhân) thì sẽ không đủ điều kiện để trở thành VHCL của tổ chức. Vì sự nổ lực của cá nhân sẽ không đủ sức ảnh hưởng nếu
không có sự chung tay của mọi cá nhân trong trường. (2) Nếu chỉ có yếu tố quản lí (áp đặt từ trên xuống) nhưng không có yếu tố tâm lí, thiếu sự tự nguyện của mọi thành viên trong trường thì chất lượng không bền vững, các thành viên chỉ thực hiện các hoạt động khi bị giám sát. Do đó, để thực hiện tốt hoạt động xây dựng VHCL cần có sự phối hợp hài hoà cả yếu tố tâm lí và yếu tố quản lí.
Như vậy, khi tiến hành triển khai xây dựng hệ thống QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM, để hệ thống QLĐT có thể vận hành tốt, đem lại chất lượng như mong muốn, ngay từ khi bắt đầu triển khai, lãnh đạo trường cần phải có kế hoạch xây dựng thành công VHCL trong toàn trường. Tạo ra văn hóa về chất lượng là làm cho mọi người luôn quan tâm tới chất lượng trong mọi công việc thường nhật. Tất cả mọi thành viên trong trường cùng tham gia vào quá trình cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng đào tạo GVTHPT. Tạo ra sự nhận thức chất lượng là điểm thách thức lớn trong việc QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã phản ánh kết quả nghiên cứu về tổng quan và cơ sở lí luận ĐT và QLĐT theo tiếp cận TQM qua các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khẳng định việc nghiên cứu QLĐT GVTHPT theo tiếp cân TQM là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nêu lên nhiều quan điểm, lí thuyết, mô hình về chất lượng, quản lí chất lượng, quản lí chất lượng đào tạo, đào tạo, QLĐT, QLĐT theo tiếp cận TQM. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.
ĐT GVTHPT được đề xuất có 11 yếu tố, trong đó gồm các yếu tố đầu vào (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng; (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT; (3) Quá trình tuyển sinh; (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo; (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo; (6) Quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo; các yếu tố quá trình (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên; (8) Quá trình học của sinh viên; (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên; và các yếu tố đầu ra (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp; (11) Sinh viên tốt nghiệp.
QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM là quản lí 11 yếu tố ĐT GVTHPT thông qua việc thực hành quản lí theo vòng tròn Deming (PDCA) gồm 6 hoạt động: (P1) Xác định hệ thống chỉ báo cho từng yếu tố; (P2) Xây dựng quy định, quy trình và kế hoạch thực hiện cho từng yếu tố; (D1) Tập huấn cho các cá nhân, đơn vị về quy trình, kế hoạch, hệ thống chỉ báo cần đạt được; (D2) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các quá trình theo kế hoạch và quy trình đã được thiết lập; (C) Giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiệncác quá trình cải tiến; (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo.
QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM được xem xét dưới tác động của 03 yếu tố: (1) Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng; (2) Lãnh đạo và chiến lược; (3) Môi trường văn hoá chất lượng của nhà trường.
Các kết quả nghiên cứu trên tạo cơ sở lí luận ở chương 1 làm cơ sở để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận văn ở chương 2 và 3.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TIẾP CẬN QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về đào tạo giáo viên trung học phổ thông tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền thân của Trường ĐHSPTPHCM là Đại học Sư phạm Sài Gòn, được thành lập năm 1957. Trường ĐHSPTPHCM được tái cơ cấu lại theo Quyết định số 426-