Cách thức tổ chức nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

nhân của sinh viên.

Mục đích của việc nghiên cứu sự lựa chọn ĐT trong HN của SV trường ĐHSP TP.HCM nhằm tìm hiểu về quan điểm lựa chọn ĐT của SV trong HN như thế nào, các yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến sự lựa chọn ĐT trong HN của SV, từ đó đề xuất các biện pháp xây dựng bản thân hoàn thiện hơn.

Địa điểm nghiên cứu: Trường ĐHSP TPHCM

Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 và tháng 7 năm 2018 Đối tượng nghiên cứu:

- Dân số mục tiêu: SV trường ĐHSP TPHCM

- Dân số chọn mẫu: SV thuộc khoa TLH bao gồm các ngành TLH, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội. Khoa Địa lý gồm các ngành Sư phạm ĐL, ĐL học. Khoa Anh gồm các ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh tại trường ĐHSP TPHCM trong quá trình diễn ra nghiên cứu.

- Tiêu chí chọn mẫu:

Tiêu chí chọn vào: Các đối tượng thuộc giá trị trong dân số chọn mẫu và nhóm các biến số, tự nguyện làm khảo sát và hoàn thành đầy đủ các lựa chọn trong bảng hỏi.

Tiêu chí loại ra: Các đối tượng khơng thuộc tiêu chí chọn vào. Nhóm biến số

Giới tính: Được xác định dựa trên giới tính sinh học gồm 2 giá trị: nam và nữ. Năm sinh: Gồm 3 giá trị: 1999, 1997, 1995.

Khoa: Gồm 3 giá trị: Khoa Anh, Tâm lý học, Địa lí.

Tình trạng mối quan hệ: Gồm 2 giá trị: Độc thân tức chưa có bất kỳ mối quan hệ nào liên quan đến một ĐT trong HN; Đã/đang có đối tượng tức đã/đang có người theo

đuổi hoặc đã/đang theo đuổi ai đó, đã/đang có có yêu, đã/đang có vợ hoặc chồng hay đã đính hơn

Để có được số liệu điều tra về sự lựa chọn ĐT của SV, người nghiên cứu đã tiến hành thành 3 giai đoạn.

2.1.1. Giai đoạn khảo sát thăm dò

Dựa trên mục đích và nội dung nghiên cứu, người nghiên cứu xây dựng các câu hỏi mở giúp thu thập các ý kiến đa dạng từ SV.

Trên cơ sở những câu hỏi mở thăm dò ý kiến, giai đoạn khảo sát nhằm thu thập các dữ liệu xây dựng bảng hỏi chính thức đầy đủ và chi tiết cũng như là xác định độ tin cậy của bản hỏi chính thức.

Khách thể nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn thăm dò gòm 50 khách thể thuộc các khoa TLH, ĐL, Anh của trường ĐHSP TP.HCM.

2.1.2. Giai đoạn khảo sát chính thức

 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sau q trình khảo sát thăm dị thì đã thu thập được rất nhiều ý kiến khác nhau từ SV. Người nghiên cứu tổng hợp kết hợp với các nghiên cứu trước đó người nghiên cứu lập một phiếu khảo sát chính thức gồm 2 phần: Phần 1 là thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu và phần 2 là nội dung cần khảo sát. Cụ thể là gồm:

- 13 quan điểm nhận thức về ĐT trong HN (quan điểm 1 – 13) - 24 quan điểm nhận thức về HN (quan điểm 14 – 37 )

- 31 đặc điểm lựa chọn đặc điểm tính cách (đặc điểm 38 – 68) - 30 phương pháp xây dựng bản thân (phương pháp 69 – 98)

Được chia thành 3 mức độ và quy đổi thành điểm như sau: Không đồng ý = 1; Lưỡng lự = 2; Đồng ý = 3.

- 12 yếu tố tác động đến sự lựa chọn ĐT cũng được chia làm 3 mức độ và quy đổi thành: Không tác động = 1; Lưỡng lự = 2; Có tác động = 3.

- 12 giá trị chung được chia thành 2 mức độ và quy đổi thành: Không chọn = 0; Chọn = 1.

Quy đổi điểm cho nội dung bảng hỏi

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (3-1)/3 = 0.67

Bảng điểm quy đổi cho nội dung bảng hỏi

Điểm trung bình Mức độ

1.00 – 1.67 - Không đồng ý với quan điểm đề ra

- Yếu tố khơng có tác động đến sự lựa chọn ĐT trong HN

1.67 – 2.34 - Vẫn đang lưỡng lự, chưa đưa ra được quyết định rõ ràng với quan điểm đề ra

- Vẫn nhận thấy có tác động, nhưng sự tác động đó khơng quan trọng đến sự lựa chọn ĐT trong HN

2.34 – 3.00 - Đồng ý với quan điểm đề ra

- Yếu tố có tác động đến sự lựa chọn ĐT trong HN

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của SV về ĐT trong HN, HN, đồng thời sự lựa chọn các đặc điểm của ĐT trong HN, đặc biệt là các lựa chọn về tính cách, khai thác các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ĐT đó.

Khách thể bao gồm 500 SV thuộc các khoa Anh, TLH, ĐL. Quy trình nghiên cứu bằng việc cá nhân trả lời bảng hỏi trên tinh thần tự nguyện và độc lập, dựa trên suy nghĩ của bản thân mỗi SV, không chịu chi phối bởi bất kỳ yếu tố bên ngồi nào khác. Trong q trình khảo sát, người nghiên cứu thông báo cho khách thể biết về mục đích nghiên cứu nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan của đề tài nghiên cứu.

Thang đo sau khi được xây dựng đã được kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, dựa trên mức giá trị được chia như sau: (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2008)

Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Kết quả thu được thang đo có độ tin cậy từ 0.664 đến 0.722 trên các mẫu thu được cho thấy độ tin cậy này được đánh giá là thang đo đủ điều kiện đo lường.

2.1.3. Giai đoạn xử lý và viết luận văn

Tất cả các số liệu thu thập được, người nghiên cứu dùng phần mềm SPSS xử lý nhầm kiểm nghiệm độ tin cậy, tính tần số, điểm trung bình, độ khác biệt….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)