Thực trạng chung về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 63)

2.3. Kết quả nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên

2.3.1. Thực trạng chung về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên

2.3.1.1. Sự lựa chọn quan điểm về đối tác trong hôn nhân của sinh viên

Đa phần SV đã có nhận thức rõ ràng về ĐT trong HN của mình là người như thế nào. Trên 77% SV lựa chọn các quan điểm thể hiện ĐT trong HN là người gắn bó lâu dài, vừa là người bạn vừa là người yêu, cùng nhau thực hiện đầy đủ các chức năng của gia đình. Có 77.8% SV đồng ý quan điểm “ĐT trong HN là người bạn tri kỷ, người bạn

thân thiết; sẽ vui sướng khi bạn đời của mình thành cơng, và cận kề khi họ thất bại.” cho

thấy Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của SV và quan điểm “ĐT trong

HN là người yêu, bạn tâm tình” cho thấy chức năng chia sẻ tình cảm trong mối quan hệ

HN được SV quan tâm. Với quan điểm ĐT trong HN được sử dụng trong luận văn này

“ĐT trong HN là đối tượng hợp tác mang những thuộc tính phù hợp để thực hiện đầy đủ các vai trò trong mối quan hệ HN và gia đình” được 77% SV đồng ý, điểm trung bình

2.61 cho thấy SV nhận thức rõ rệt và hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

Khái quát mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 226 45.2 Nữ 274 54.8 Năm sinh 1999 1997 212 206 42.4 41.2 1995 82 16.4 Khoa Tâm lý học 170 34.0 Địa lí 162 32.4 Anh 168 33.6 Tình trạng mối quan hệ Độc thân 192 38.4

Đã/đang có đối tượng 308 61.6

Bên cạnh đó trên 50% SV đồng ý các quan điểm thể hiện ĐT trong HN là người mang lại cho bản thân sự hài lịng về cảm xúc và u thương, biết chăm sóc gia đình. Trong đó có 55% SV đồng ý quan điểm “ĐT trong khi yêu và trong HN là hai vấn đề

hoàn toàn khác nhau.” điều này cho thấy SV có thể khơng đặt nhiều lựa chọn khi chọn

một người yêu, nhưng sẽ đặt nhiều hy vọng với một ĐT trong HN. Tuy nhiên tỉ lệ này khơng cao, vì vậy vẫn cịn đơng SV lựa chọn ĐT trong q trình yêu và trong HN là như nhau, hay quá trình yêu là nền tảng để lựa chọn ĐT đưa đến HN.

Và hầu hết SV đều khơng đồng ý với các quan điểm mang tính vụ lợi cũng như là ĐT với lý tưởng cao siêu, chưa phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là 81.8% SV đồng ý quan điểm “ĐT trong HN là người khơng vụ lợi về kinh tế, tình dục, ….” ;

quan điểm “ĐT trong HN là người chu cấp vật chất.” là quan điểm mà nhiều SV không đồng ý nhất, chỉ có 22.6% SV đồng ý. Điều này cho thấy SV có quan điểm đúng đắn về ĐT trong HN của bản thân, cũng như với nếp sống hiện đại, mỗi cá nhân có thể tự chủ về kinh tế, khơng cịn phụ thuộc kinh tế như trước đây.

Điểm trung bình của SV lựa chọn các quan điểm về ĐT trong HN dao động từ 1.69 đến 2.78 cho thấy rằng hầu hết quan điểm của SV nằm ở mức độ đồng ý và lưỡng lự. Riêng với quan điểm “ĐT trong HN là người chu cấp vật chất” thì điểm trung bình chỉ có 1.58 nên có thể nói rằng, vụ lợi về kinh tế đối với ĐT bị SV hoàn toàn bác bỏ.

Bảng 2.2: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về đối tác trong hôn nhân Quan điểm Tần số đồng ý Tỉ lệ (%) ĐTB

ĐT trong khi yêu và trong HN là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

275 55.0 2.18

ĐT trong HN là chồng/vợ, bạn đời, bạn trăm năm 428 85.6 2.78

ĐT trong HN là người bạn tri kỷ, người bạn thân thiết; sẽ vui sướng khi bạn đời của mình thành cơng, và cận kề khi họ thất bại.

389 77.8 2.63

ĐT trong HN là người yêu, bạn tâm tình 389 77.8 2.62

ĐT trong HN là người có đạo đức, thuộc dịng q tộc, có lối sống thanh tịnh.

ĐT trong HN là người mang lại danh dự cho bản thân và gia

đình. 237 47.4 2.08

ĐT trong HN là đối tượng để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. 194 38.8 1.90

ĐT trong HN là đối tượng để sinh con nối dõi tông đường. 146 29.2 1.69

ĐT trong HN là người để giải tỏa những cảm xúc, bù đắp cho sự trống trải, cô đơn của bản thân.

260 52.0 2.13

ĐT trong HN là người chu cấp vật chất. 113 22.6 1.58

ĐT trong HN là người để chăm sóc bố mẹ, ni dưỡng con cái

trong gia đình. 286 57.2 2.27

ĐT trong HN là người không vụ lợi về kinh tế, tình dục, …. 409 81.8 2.68

ĐT trong HN là đối tượng hợp tác mang những thuộc tính phù hợp để thực hiện đầy đủ các vai trị trong mối quan hệ HN và gia đình.

385 77.0 2.61

2.3.1.2. Sự lựa chọn quan điểm về hôn nhân của sinh viên

Quan điểm của SV về vấn đề HN phù hợp với quy định của pháp luật và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin. Trên 77% số lượng SV đồng ý với các quan điểm. Điều này cho thấy SV nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách về HN của nhà nước để hướng đến xây dựng một gia đình bền vững và hạnh phúc. Trong đó quan điểm “Tình yêu thường là bước chuẩn bị cho HN, cho dù người ta có thể chấp nhận u vơ điều kiện, thì khi đến bước HN cũng phải nên đặt ra điều kiện” được 77.6% SV đồng ý, điểm trung

bình là 2.60 cho thấy SV nhận thức việc đặt ra các điều kiện và tiêu chí nhất định trong sự lựa chọn ĐT trong HN là cần thiết và vô cùng quan trọng.

Quan điểm “HN là điểm khởi đầu cho quá trình gắn bó giữa hai người” với 69.6% và “HN khơng phải chỉ đơn giản là sự gắn kết giữa hai người khác giới với nhau, mà đó

cịn là sự bắt đầu một cuộc sống mới, một cách sống mới.” với 93.0% cho thấy SV có

nhận thức mối quan hệ HN là một mối quan trọng, không đơn thuần như các mối quan hệ khác, là sự thay đổi cuộc sống vốn có trước đó đế bắt đầugắn kết và xây dựng cuộc sống tương lai. Quan điểm “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với

nhau theo quy định của Luật HN và gia đình về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hơn.”

với 91.4 %, điểm trung bình 2.86 cho thấy SV nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về HN.

Trên 50% SV lựa chọn các quan điểm HN phù hợp với quy định của xã hội cũng như là các xu hướng HN hiện đại. Có 65.5% SV có quan điểm “Mối quan hệ HN bị ràng

buộc bởi pháp luật và đạo đức”, điểm trung bình là 2.37, điều này cho thấy quan điểm

của SV phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán con người Việt Nam, đồng thời khơng đi lệch khỏi các quy định chính sách của pháp luật. Là một quốc gia với nền văn hóa tín ngưỡng Phật giáo rộng rãi thì quan điểm “HN đến được với nhau là do duyên nợ” được 54% SV đồng ý, điểm trung bình là 2.21. Với quan điểm “Tơi ủng hộ HN đồng tính” có đến 60.4% SV đồng tình, điểm trung bình là 2.39. Mặc dù HN đồng tính vẫn chưa được cơng nhận một cách chính thức ở Việt Nam, tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của các quốc gia khác trên thế giới thì SV khơng chỉ nhận thức rõ về nó mà cịn có thái độ đồng tình ủng hộ. Có 59% SV nhận thức rõ vấn đề HN khơng riêng chỉ của cá nhân hay gia đình, mà cịn là vấn đề của cả xã hội. Một cuộc HN hạnh phúc sẽ là nền tảng xây dựng gia đình và phát triển xã hội.

Cũng như ở các quan điểm về ĐT, các quan điểm về HN mang tính vụ lợi, khơng trên tinh thần tự nguyện thì cũng ít được SV lựa chọn, các quan điểm đó dưới 50% số lượng SV đồng ý. Quan điểm “HN là để giải quyết kinh tế cho bản thân và gia đình” chỉ 11.4% SV đồng ý, điểm trung bình là 1.34; với quan điểm “Tôi ủng hộ quan điểm sống

thử trước HN” chỉ có 24% SV đồng ý, điểm trung bình là 1.65. Qua đó, thấy rằng SV

ngày nay tính độc lập cao hơn, và nhận thức cao hơn về sống thử vì vậy họ khơng đồng ý với các quan điểm này.

Bảng 2.3: Mô tả lựa chọn của sinh viên với các quan điểm về hôn nhân Quan điểm Tần số đồng ý Tỉ lệ (%) ĐTB

HN là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. 448 89.6 2.83

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN và gia đình về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hôn.

457 91.4 2.86

HN không phải chỉ đơn giản là sự gắn kết giữa hai người khác giới với nhau, mà đó cịn là sự bắt đầu một cuộc sống mới, một cách sống mới.

465 93.0 2.88

Mối quan hệ HN bị ràng buộc bởi pháp luật và đạo đức 327 65.4 2.37

HN phải dựa trên nền tảng tình yêu đích thực. 422 84.4 2.74

HN là để thực hiện các chức năng của gia đình (di truyền nịi giống, chăm sóc người già, ni dạy con cái…)

267 53.4 2.19

HN là một sự quy ước của xã hội nhằm vì mục đích an lạc, hạnh phúc của con người.

251 50.2 2.20

HN do con người quy định nhằm phân biệt xã hội loài người

và đời sống động vật. 165 33.0 1.80

HN được định ra nhằm duy trì trật tự và sự hồ hợp trong quá trình sinh sản.

175 35.0 1.88

HN là để làm vừa lịng gia đình 37 7.4 1.22

Kết hôn không chỉ là cưới một người mà là cưới cả dòng họ

nhà người ấy. 120 24 1.56

HN khơng chỉ là chuyện của cá nhân mà cịn là chuyện của cả

gia đình và xã hội. 295 59.0 2.29

Tình yêu thường là bước chuẩn bị cho HN, cho dù người ta có thể chấp nhận u vơ điều kiện, thì khi đến bước HN cũng phải nên đặt ra điều kiện

388 77.6 2.60

Thời gian gắn bó giữa hai người trong HN được quyết định bởi sự tồn tại của tình yêu.

281 56.2 2.23

HN đến được với nhau là do duyên nợ 270 54.0 2.21

Tôi ủng hộ HN một vợ một chồng 454 90.8 2.86

Đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường 21 4.2 1.13

Tơi có ý định kết hơn và xây dựng gia đình bền vững. 413 82.6 2.73

Tơi ủng hộ ly hôn nếu HN không hạnh phúc 417 83.4 2.74

Tôi ủng hộ quan điểm sống thử trước HN. 120 24.0 1.65

Tơi ủng hộ HN đồng tính 302 60.4 2.39

HN là điểm khởi đầu cho q trình gắn bó giữa hai người. 348 69.6 2.53

HN là để giải quyết kinh tế cho bản thân và gia đình. 57 11.4 1.34

Và “Tôi ủng hộ HN một vợ một chồng” với 90.8% SV đồng ý, điểm trung bình là 2.86 và “Đàn ơng năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường” chỉ có 4.2% SV đồng ý, điểm trung bình là 1.13 cho thấy quan điểm của SV phù hợp với quan điểm của xã hội hiện tại và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó các chính sách và quy định khơng hợp thời và vi phạm pháp luật sẽ bị SV phản đối.

Trong kiểm định tương quan Pearson, thì có mối tương quan giữa nhận thức về ĐT trong HN và nhận thức về HN (sig=0.000 và hệ số tương quan=0.242). Cụ thể là tương quan thuận, khi nhận thức của SV về ĐT trong HN càng cao thì nhận thức của SV về HN cũng càng cao, và ngược lại. Tuy nhiên, với hệ số tương quan này cho thấy dù có mối tương quan nhưng tương quan rất thấp. (Bảng 2.8)

2.3.1.3. Sự lựa chọn tính cách ở đối tác của sinh viên

Sự lựa chọn ĐT trong HN của SV chú trọng đến giá trị về nhân cách hơn là giá trị về thể chất. Điều đó thể hiện ở 3 lựa chọn được SV nhiều nhất là tính cách (79.2%), năng lực (38.6%), khí chất (42.6%) – là 3 thành phần chính trong cấu trúc nhân cách của con người. Thành phần còn lại của nhân cách là xu hướng cũng được 29.8% SV lựa chọn. So với ngoại hình thì chỉ có 30.4%, nghề nghiệp là 25.24%, kinh tế là 19.0%, thể lý thì

chỉ 13.4%; còn lại các giá trị khác đều dưới 10%.

Bảng 2.4: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các giá trị của đối tác trong hôn nhân Giá trị Tần số đồng ý Tỉ lệ (%)

Ngoại hình 152 30.4

Thể lý 67 13.4

Tính cách 396 79.2

Năng lực 193 38.6

Khí chất (nóng, trầm, điềm tĩnh, linh hoạt) 213 42.6

Xu hướng (mục tiêu tương lai…) 149 29.8

Gia thế 24 4.8

Nghề nghiệp 126 25.2

Tín ngưỡng 32 6.4

Lịch sử mối quan hệ cá nhân 22 4.4

Tuổi tác 41 8.2

Tính cách được xem là thành phần được quan tâm hàng đầu trong sự lựa chọn của SV. Trong đó, hầu hết các tính cách đều được lựa chọn trên 50%, đặc biệt là tinh thần lạc quan (95%), sự chăm chỉ (91.6%) và tính cẩn thận (90.8%) là ba sự lựa chọn nhiều nhất của SV.

Các lựa chọn “Có tính cách giống tơi”; “Ln sơi nổi, hoạt động cùng mọi người”;

“Có tham vọng”; “Ít nói, chỉ nói khi cần thiết” đều có tỉ lệ dưới 50%, cho thấy các tính

cách thể hiện sự quá sôi nổi, hoặc quá thụ động cũng làm cho SV ít lựa chọn hơn ở người ĐT. Đặc biệt là quan điểm “Làm theo linh cảm bộc phát, làm theo những gì mình nghĩ,

những gì mình thích” có tỉ lệ thấp nhất với 19.8% cho thấy những đối tượng khơng theo

một quy chuẩn, một khn phép thì SV hầu như là khơng thích, thể hiện một phần nào đó sự kiểm sốt và đặt ĐT của mình trong các quy chuẩn.

Có mối tương quan thuận (hệ số tương quan=0.247) giữa nhận thức về ĐT trong HN và lựa chọn các tính cách của ĐT (sig=0.000). Cũng tương tự với nhận thức về HN và lựa chọn các tính cách (sig=0.000, hệ số tương quan=0.372). Điều đó cho thấy, càng nhận thức hợp lý về ĐT trong HN và HN thì càng lựa chọn được các tính cách hợp lý hơn, và ngược lại.

Trong một mối quan hệ nói chung và đặc biệt mối quan hệ HN nói riêng khơng chỉ quan tâm đến các tính cách tốt của ĐT mà cịn phải chấp nhận các tính cách chưa tốt của người sống chung với mình.

Có mối tương quan nghịch giữa nhận thức về ĐT trong HN và yếu tố tác động đến sự lựa chọn (sig=0.026, hệ số tương quan=-0.099), tương tự với sự lựa chọn các tính cách của SV với yếu tố tác động đến sự lựa chọn đó (sig=0.01, hệ số tương quan=-0.115). Từ đó có thể hiểu, càng nhận thức về ĐT trong HN và lựa chọn các tính cách một cách hợp lý thì SV càng ít bị tác động bởi các yếu tố trong các lựa chọn về ĐT.

Bảng 2.5: Mô tả lựa chọn của sinh viên về các nội dung tính cách của đối tác trong hơn nhân Tính cách Tần số đồng ý Tỉ lệ % ĐTB Có tính cách giống tơi 170 34.0 1.83 Có chung sở thích 315 63.0 2.39

Luôn sôi nổi, hoạt động cùng mọi người 236 47.2 2.16

Có tính quyết đốn, quyết định nhanh trong mọi tình huống

332 66.4 2.48

Nhạy cảm, dễ thấu hiểu được cảm xúc của người khác 388 77.6 2.62

Có tham vọng 215 43.0 2.01

Rộng lượng, dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác 396 79.2 2.67

Chăm chỉ 458 91.6 2.86 Hài hước 430 86.0 2.79 Ln lạc quan 475 95.0 2.93 Có tính cẩn thận 454 90.8 2.87 Có tính tiết kiệm 399 79.8 2.69 Ln chủ động 378 75.6 2.63 Ln làm việc có tổ chức, kế hoạch 424 84.8 2.78

Ít nói, chỉ nói khi cần thiết 209 41.8 1.98

Thích chia sẻ, khơng giấu bất cứ chuyện gì 359 71.8 2.57

Dịu dàng, chiều chuộng người khác 287 57.4 2.28 Làm theo linh cảm bộc phát, làm theo những gì mình

nghĩ, những gì mình thích 99 19.8 1.51

Khơng có tính vũ phu/đánh chồng 429 85.8 2.75

2.3.1.4. sự lựa chọn nội dung tính cách ở đối tác của sinh viên

Với lối sống hiện đại ngày nay thì các thói quen khơng tốt của ĐT trong HN được SV chấp nhận nhiều nhất là thức đêm (45%), kế đó là uống rượu/bia (43%), quá ngăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)