2.3. Kết quả nghiên cứu về sự lựa chọn đối tác trong hôn nhân của sinh viên
2.3.3. Sự lựa chọn đôi tác trong hôn nhân theo tình trạng mối quan hệ
2.3.3.1. Sự lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Trong các quan điểm về ĐT trong HN thì chỉ có sự khác biệt giữa những các SV còn độc thân và các SV đã/đang có đối tượng ở một số các quan điểm. Cụ thể quan điểm
“ĐT trong HN là chồng/vợ, bạn đời, bạn trăm năm” với mức ý nghĩa =0.17 (267>161 SV). Và “ĐT trong HN là người để giải tỏa những cảm xúc, bù đắp cho sự trống trải, cô đơn của bản thân” với mức ý nghĩa =0.000 lượng SV đã/đang có đối tượng đồng ý nhiều hơn các SV còn độc thân. Tuy nhiên, với quan điểm này cũng được lượng SV đã/đang có đối tượng không đồng ý cũng tập trung khá đông so với SV độc thân (142>55SV). Ngược lại ở quan điểm “ĐT trong HN là người chu cấp vật chất” với mức ý nghĩa =0.006 lượng SV đã/đang có đối tượng không đồng ý nhiều hơn (188 SV) và quan điểm “ĐT trong HN là đối tượng để sinh con nối dõi tông đường.” với mức ý nghĩa =0.000 có đến 210 SV đã/đang có đối tượng không đồng ý và đó cũng là tần số cao nhất. Điều này thấy SV đã/đang có đối tượng có nhìn nhận một cách rõ nét về ĐT trong HN hơn là các SV vẫn còn độc thân, đặc biệt là chức năng kinh tế và duy trì nòi giống không bị quan trọng hóa ở SV đã/đang có đối tượng.
Bảng 2.14: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về đối tác trong hôn nhân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Quan điểm Tình trạng mối quan Tần số Mức ý nghĩa (X2) Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý ĐT trong HN là chồng/vợ, bạn đời, bạn trăm năm
Độc thân 12 19 161 .017
Đã/đang có đối tượng 28 12 267
ĐT trong HN là đối tượng để sinh con nối dõi tông đường.
Độc thân 93 24 75 .000
ĐT trong HN là người để giải tỏa những cảm xúc, bù đắp cho sự trống trải, cô đơn của bản thân.
Độc thân 55 15 122 .000
Đã/đang có đối tượng 142 28 138
ĐT trong HN là người chu cấp vật chất.
Độc thân 135 28 29 .006
Đã/đang có đối tượng 188 36 84
2.3.3.2. Sự lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Cũng có sự khác biệt về quan điểm về HN giữa hai nhóm SV còn độc thân và đã/đang có đối tượng. Cụ thể là đa phần SV đều đồng ý với các quan điểm trên, tuy nhiên SV đã/đang có đối tượng luôn đồng ý nhiều hơn lượng SV độc thân ở quan điểm
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” với mức ý nghĩa =0.002 (292>165 SV); quan điểm “Tôi ủng hộ ly hôn nếu HN không hạnh phúc”( 276>141 SV) và “Tôi ủng hộ HN đồng tính” (215>87 SV) với mức ý nghĩa =0.000; quan điểm “Mối quan hệ HN bị ràng buộc bởi pháp luật và đạo đức” với mức ý nghĩa =0.003 (218>109 SV). Điều này cho thấy SV đã/đang có đối tượng với kinh nghiệm được tích lũy nên đã có quan điểm về HN phù hợp với luật pháp và xu hướng chung của xã hội hơn những SV độc thân. Quan điểm “HN không phải chỉ đơn giản là sự gắn kết giữa hai người khác giới với nhau, mà đó còn là sự bắt đầu một cuộc sống mới, một cách sống mới.” với mức ý nghĩa =0.000 (299>166 SV), quan điểm “HN không chỉ là chuyện của cá nhân mà còn là chuyện của cả gia đình và xã hội.” với mức ý nghĩa =0.006 (189>106 SV), quan điểm
“Tình yêu thường là bước chuẩn bị cho HN, cho dù người ta có thể chấp nhận yêu vô điều kiện, thì khi đến bước HN cũng phải nên đặt ra điều kiện” với mức ý nghĩa =0.001 (255>133 SV). Các quan điểm này cho thấy SV đã/đang có đối tượng có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về mối quan hệ hơn nhân, cũng như là tiến trình xây dựng HN. Riêng với quan điểm “Đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường” với mức ý nghĩa
=0.006 thì đa phần SV đều không đồng ý, trong đó SV đã/đang có đối tượng cũng chiếm tần số cao nhất (289>167 SV).
Bảng 2.15: Sự khác biệt trong lựa chọn các quan điểm về hôn nhân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Quan điểm Tình trạng mối quan hệ Tần số Mức ý nghĩa (X2) Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Độc thân 17 10 165 .002
Đã/đang có
đối tượng 12 4 292
HN không phải chỉ đơn giản là sự gắn kết giữa hai người khác giới với nhau, mà đó còn là sự bắt đầu một cuộc sống mới, một cách sống mới.
Độc thân 18 8 166 .000
Đã/đang có
đối tượng 6 3 299
Mối quan hệ HN bị ràng buộc bởi pháp luật và đạo đức
Độc thân 65 18 109 .003
Đã/đang có đối tượng
76 14 218
HN không chỉ là chuyện của cá nhân mà còn là chuyện của cả gia đình và xã hội.
Độc thân 53 33 106 .006
Đã/đang có đối tượng
95 24 189
Tình yêu thường là bước chuẩn bị cho HN, cho dù người ta có thể chấp nhận yêu vô điều kiện, thì khi đến bước HN cũng phải nên đặt ra điều kiện
Độc thân 45 14 133 .001
Đã/đang có
đối tượng 45 8 255
Tôi ủng hộ ly hôn nếu HN không hạnh phúc Độc thân 27 24 141 .000 Đã/đang có đối tượng 20 12 276 Tôi ủng hộ HN đồng tính Độc thân 57 48 87 .000 Đã/đang có đối tượng 48 45 215
2.3.3.3. Sự lựa chọn tính cách ở đối tác của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Có sự sự liên quan giữa nhóm độc thân và đã/đang có đối tượng trong sự lựa chọn các giá trị chung ở ĐT trong HN. Cụ thể là ở các giá trị về ngoại hình, thể lý và kinh tế với mức ý nghĩa =0.000, nghề nghiệp với mức ý nghĩa =0.005 . Theo đó, ngoại hình, thể lý, kinh tế và nghề nghiệp được lượng SV đã/đang có đối tượng đều không chọn nhiều hơn sinh viên độc thân với tần số lần lượt là 251,281,233,217 SV.
Với các SV độc thân và đã/đang có đối tượng thì cũng có sự khác biệt trong lựa chọn các tính cách ở một số điểm cụ thể như tính cách “tính quyết đoán” với mức ý nghĩa =0.000 (255>107 SV), tính cách “chăm chỉ” với mức ý nghĩa =0.05 (286>172 SV), tính cách “tính tiết kiệm” với mức ý nghĩa =0.046 (235>164 SV), tính cách “luôn chủ động” với mức ý nghĩa =0.000 (257>121 SV), tính cách “làm việc có tổ chức, kế hoạch” với mức ý nghĩa =0.011 (272>152 SV), tính cách “không có tính vũ phu/đánh chồng” với mức ý nghĩa =0.002 (265>164 SV) đa phần SV đều đồng ý và lượng SV đã/đang có đối tượng lựa chọn đồng ý nhiều hơn lượng SV độc thân. Cho thấy ở các tính cách tích cực trên thì những SV đã/đang có đối tượng quan tâm nhiều hơn, yêu cầu nhiều hơn ở ĐT của mình nhằm xây dựng mối quan hệ HN lành mạnh và bền vững. Ngược lại ở tính “Ít nói, chỉ nói khi cần thiết” với mức ý nghĩa =0.006 (147>72 SV) và tính cách
“Làm theo linh cảm bộc phát, làm theo những gì mình nghĩ, những gì mình thích” với mức ý nghĩa =0.000 (235>107 SV) thì đa phần SV không đồng ý và SV đã/đang có đối tượng là không đồng ý nhiều nhất. Điều này cũng cho thấy các tính cách gây nguy cơ cho mối quan hệ HN thì cũng được SV đã/đang có đối tượng không chọn nhiều hơn.
Bảng 2.16: Sự khác biệt trong lựa chọn các nội dung tính cách của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Nội dung tính cách Tình trạng mối quan hệ Tần số Mức ý nghĩa (X2) Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý
Có tính quyết đoán Độc thân 46 39 107 .000
Đã/đang có đối tượng 44 39 225
Chăm chỉ Độc thân 16 4 172 .050
Đã/đang có đối tượng 11 11 286
Có tính tiết kiệm Độc thân 15 13 164 .046
Đã/đang có đối tượng 37 36 235
Luôn chủ động Độc thân 32 39 121 .000
Đã/đang có đối tượng 32 19 257
Luôn làm việc có tổ chức, kế hoạch
Độc thân 16 24 152 .011
Đã/đang có đối tượng 19 17 272
Ít nói, chỉ nói khi cần thiết Độc thân 72 39 81 .006
Đã/đang có đối tượng 147 333 128
Làm theo linh cảm bộc phát, làm theo những gì mình nghĩ, những gì mình thích
Độc thân 107 32 53 .000
Đã/đang có đối tượng 235 27 46
Không có tính vũ
phu/đánh chồng Độc thân
15 13 164 .002
Đã/đang có đối tượng 39 4 265
2.3.3.4. Sự lựa chọn thói quen không tốt ở đối tác của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Các SV đã/đang có đối tượng và độc thân cũng có sự liên quan ở sự lựa chọn các tính cách hạn chế ở ĐT trong HN cụ thể ở tính cách “Uống rượu bia/ nhậu” với mức ý nghĩa =0.001, tính cách “Cờ bạc/ cá độ” với mức ý nghĩa =0.025, tính cách “Quá ngăn nắp” với mức ý nghĩa =0.039, tính cách “Trộm vặt” với mức ý nghĩa =0.000 thì rất
nhiều SV không đồng ý, trong đó SV đã/đang có đối tượng không đồng ý nhiều hơn các SV độc thân với tần số lần lượt là 159,301,158,301 SV.
Bảng 2.17: Sự khác biệt trong lựa chọn các thói quen không tốt của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Thói quen Tình trạng mối quan hệ Tần số Mức ý nghĩa (X2) Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý Uống rượu bia/ nhậu Độc thân 93 23 76 .001
Đã/đang có đối tượng 159 10 139
Cờ bạc/ cá độ
Độc thân 179 2 11 .025
Đã/đang có đối tượng 301 0 7
Quá ngăn nắp
Độc thân 77 28 87 .039
Đã/đang có đối tượng 158 31 119
Trộm vặt Độc thân 174 1 17 .000
Đã/đang có đối tượng 301 4 3
2.3.3.5. Sự lựa chọn yếu tố tác động và phương pháp xây dựng bản thân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Không có mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê giữa SV với tình trạng độc thân và SV đã/đang có đối tượng với sự lựa chọn các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ĐT trong HN.
Có sự liên quan trong sự lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân giữa các SV còn độc thân và các SV đã/đang có đối tượng và đa phần SV đều đồng ý, trong đó SV đã/đang có đối tượng đồng ý nhiều hơn SV còn độc thân. Khác với biến số về giới tính, sự khác biệt ở các phương pháp “Cải thiện ngoại hình bằng cách trang điểm” với mức ý nghĩa =0.009 (218>116 SV), phương pháp “Cải thiện ngoại hình bằng cách giảm cân/tăng cân” với mức ý nghĩa =0.006 (244>160 SV), phương pháp “Cải thiện ngoại hình bằng cách chọn trang phục phù hợp với bản thân” với mức ý nghĩa =0.014 (294>180 SV) cho thấy SV đã/đang có đối tượng chú ý nhiều hơn về các phương pháp cải thiện ngoại hình so với SV độc thân. Phương pháp “Chuẩn bị kiến thức về HN và gia đình, giáo dục con cái bằng cách đọc sách về HN gia đình, giáo dục con” với mức
ý nghĩa =0.014 (260>149 SV), phương pháp “ Chuẩn bị kiến thức về HN và gia đình, giáo dục con cái bằng cách học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước” với mức ý nghĩa =0.023 (274>176 SV) cho thấy SV đã/đang có đối tượng chuẩn bị những kiến thức một cách kỹ lưỡng hơn những SV độc thân, không chỉ tham khảo qua những kinh nghiệm của những người đi trước, và SV còn học tập từ các kiến thức khoa được được truyền tải trên sách vở. Phương pháp “Xây dựng nền tảng cuộc sống bằng cách tìm kiếm công việc lương cao” với mức ý nghĩa =0.015 (248>133 SV) cho thấy rằng sự chuẩn bị về kinh tế được SV đã/đang có đối tượng quan tâm hơn, có thể đó là một nền tảng vững chắc cho cuộc HN. Phương pháp “Trang bị các kỹ năng sửa điện trong gia đình” với mức ý nghĩa =0.044 (208>147 SV), phương pháp “Trang bị các kỹ năng sửa ống nước trong gia đình” với mức ý nghĩa =0.021 (197>143 SV), từ đó thấy rằng các kỹ năng thường thức trong sinh hoạt gia đình được SV đã/đang có đối tượng quan tâm nhiều hơn, lựa chọn chi tiết và cụ thể hơn các SV độc thân. Phương pháp “Rèn luyện các phẩm chất tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt Nam” với mức ý nghĩa =0.000 (279>158 SV).
Bảng 2.18: Sự khác biệt trong lựa chọn các phương pháp xây dựng bản thân của sinh viên theo tình trạng mối quan hệ
Phương pháp Tình trạng mối quan hệ Tần số Mức ý nghĩa (X2) Không đồng ý Lưỡng lự Đồng ý
Cải thiện ngoại hình bằng cách trang điểm
Độc thân 49 27 116 .009
Đã/đang có
đối tượng 70 20 218
Cải thiện ngoại hình bằng cách giảm cân/tăng cân
Độc thân 17 15 160 .006
Đã/đang có đối tượng
53 11 244
Cải thiện ngoại hình bằng cách chọn trang phục phù hợp với bản thân Độc thân 3 9 180 .014 Đã/đang có đối tượng 11 3 294
Chuẩn bị kiến thức về HN và gia đình, giáo dục con cái bằng cách đọc sách về HN gia đình, giáo dục con
Độc thân 6 37 149 .014
Đã/đang có
Chuẩn bị kiến thức về HN và gia đình, giáo dục con cái bằng cách học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước
Độc thân 1 15 176 .023
Đã/đang có đối tượng
15 19 274
Xây dựng nền tảng cuộc sống bằng cách tìm kiếm công việc lương cao
Độc thân 22 37 133 .015
Đã/đang có đối tượng
24 36 248
Trang bị các kỹ năng sửa điện
trong gia đình như Đã/đang có Độc thân 25 20 147 .044
đối tượng
67 33 208
Trang bị các kỹ năng sửa ống
nước trong gia đình như Đã/đang có Độc thân 27 22 143 .021
đối tượng 74 37 197
Từ các số liệu trên cho thấy rằng các SV đã/đang có đối tượng với kinh nghiệm từng trải qua những mối quan hệ trước đó đã có cái nhìn rõ nét hơn về ĐT trong HN, quan niệm phù hợp hơn về HN, có sự lựa chọn các giá trị, tính cách ở đối tượng một cách cụ thể và tỉ mỉ hơn những SV chưa có đối tượng nào cũng như là các phương pháp rèn luyện bản thân vừa khoa học vừa truyền thống.