Đa dạng ở mức độ họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 44 - 46)

Trong tổng số 159 họ thực vật, có 26 họ mới chỉ gặp 1 loài, 36 họ mới chỉ gặp 2 loài. Số họ có số lượng loài lớn hơn 10 là 24 họ, trong đó đặc biệt 10 họ có số lượng loài lớn nhất (với số lượng loài từ 23 loài trở lên) là họ Lan (Orchidaceae) 64 loài, Cà phê (Rubiaceae) 35 loài, họ Cói (Cyperaceae) 32 loài, họ Dẻ (Fagaceae) 29 loài, hai họ Cúc (Asteraceae) và họ Bạc hà (Lamiaceae) đều có 27 loài,... Bên cạnh đó, số lượng chi của các họ này cũng chiếm số lượng lớn. Đây cũng là những họ có số chi và số loài phong phú nhất trong hệ thực vật Việt Nam.

Việc đánh giá và phân tích đa dạng ở mức độ họ cũng là một phần quan trọng khi nghiên cứu đa dạng một HTV. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ nhiều loài nhất của HTV đó. Bởi vì tỷ lệ (%) của 10 họ giàu loài nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Vì nó không phụ thuộc nhiều vào diện tích nghiên cứu cũng như mức độ giàu loài của hệ thực vật. Tuân theo quy luật chung đó, tác giả đã phân tích 10 họ lớn nhất trong khu hệ thể hiện ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát TT Tên họ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số loài Số chi

1 Orchidaceae (Lan) 64 6,58 30 5,70 2 Rubiaceae( Cà phê) 35 3,60 19 3,38 3 Cyperaceae(Cói) 32 3,29 12 2,13 4 Fagaceae (Dẻ) 29 2,98 6 1,06 5 Asteraceae (Cúc) 27 2,78 20 3,55 6 Lamiaceae (Bạc Hà) 27 2,78 20 3,55 7 Lauraceae(Long não) 27 2,78 12 2,13 8 Euphorbiaceae(Thầu Dầu) 24 2,46 14 2,49 9 Rosaceae (Hoa hồng) 24 2,46 9 1,60 10 Poaceae(Hòa Thảo) 23 2,36 20 3,55 Tổng số 312 32,09 162 28,82

Từ Bảng 3.8, cho thấy với 10 họ (chỉ chiếm 6,28% tổng số họ toàn hệ) nhưng đã có tới 162 chi (chiếm 28,82%) và 312 loài (chiếm 32,09%). Họ giàu loài nhất là họ Lan (Orchidaceae) có tới 64 loài (chiếm 6,58%), tiếp theo là các họ Cà phê (Rubiaceae) có 35 loài (chiếm 3,60%), họ Cói (Cyperaceae) có 32 loài (chiếm 3,91%), họ Dẻ (Fagaceae) có 29 loài (chiếm 2,98%),...

Với kết quả này cho thấy HTV Khu BTTN Bát Xát có số lượng họ rất đa dạng phù hợp với nhận định của A. L. Tolmachop (1974) rằng ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật khá đa dạng, thể hiện ở chỗ là rất ít họ có số loài chiếm đến 10% tổng số loài

của HTV (ở đây họ Orchidaceae nhiều loài nhất chỉ chiếm 6,58%) và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả HTV (ở đây tổng của 10 họ nhiều loài nhất mới chỉ chiếm có 32,00%).

Hình 3.4.Biểu đồ phổ so sánh tỷ lệ % số họ, chi, loài của 10 họ đa dạng nhất với cả hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)