Đa dạng về giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 55 - 60)

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, trong số 972 loài ghi nhận, tác giả đã thống kê 551 loài cây có giá trị sử dụng, chiếm 57,28% số loài của HTV, có những loài chỉ có một giá trị sử dụng nhưng cũng có loài có nhiều giá trị sử dụng như vừa cho gỗ và vừa làm thuốc hoặc cho gỗ, cho quả ăn và làm thuốc,…Vì vậy, tổng số lượt sử dụng lên tới 848 lượt.

Theo thống kê, ở Khu BTTN Bát Xát số loài cây được dùng làm thuốc là 382, chiếm 39,30% tổng số loài toàn hệ. Còn các giá trị khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: các loài cho sản phẩm ăn được có 112 loài, chiếm tới 11,52% (bao gồm cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, làm gia vị, ăn củ,...). Tổng số loài nhiều hơn do 1 loài có 2 hay nhiều giá trị sử dụng); cho gỗ: 116 loài chiếm 11,93%; làm cảnh: 87 loài chiếm 8,95%; cây làm dây

buộc hay dùng để đan lát, cho sợi là 28 loài, chiếm 2,78%; cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin có 22 loài chiếm 2,26% hay tinh dầu 26 loài chiếm 2,67%; cây cho dầu là 21 loài chiếm 2,16%,...

Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng đáng kể các cây cho các công dụng khác như làm sơn, nguyên liệu làm giấy, diêm, làm giá thể trồng phong lan, trồng mộc nhĩ, cải tạo đất, làm thuốc trừ sâu bọ,... với 58 loài chiếm 5,97% tổng số loài của toàn hệ thực vật,...

Sử dụng hệ thống phân loại các nhóm cây có ích theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [2] có chỉnh sửa theo tài liệu "Tên cây rừng Việt Nam" (2000) [14]. Các loài có giá trị sử dụng được đưa vào các nhóm và thống kê thể hiện ở Bảng 3.14 và Hình 3.10.

Bảng 3.14. Thống kê các giá trị sử dụng của HTV Khu BTTN Bát Xát TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ/ tổng số loài (%)

1 Nhóm cây làm thuốc Thu 382 39,30

2

Nhóm cây ăn được như cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nước uống,…

And 112 11,52

3 Nhóm cây cho gỗ hay sử dụng trong xây

dựng Lgo 116 11,93

4 Nhóm cây làm cảnh Can 87 8,95

5 Nhóm cây cho sợi, làm dây buộc hay

dùng để đan lát Soi 28 2,78

6 Nhóm cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin Tan 22 2,26

8 Nhóm cây cho tinh dầu Ctd 26 2,67

7 Nhóm cây cho dầu béo Dau 21 2,16

9 Cây cho chất độc Doc 6 0,6

10

Nhóm cây có các công dụng khác như làm giấy, diêm, làm giá thể trồng lan, trồng mộc nhĩ, cải tạo đất, làm thuốc trừ sâu bọ

Cdk 58 5,97

Tổng số loài có giá trị sử dụng 551 57,28 Tổng số loài của HTV 972 100 Tổng số lượt sử dụng * 848

Ghi chú:Tổng số lượt sử dụng (848) cao hơn tổng số loài có giá trị sử dụng của cả hệ thực vật (551), bởi nhiều loài có nhiều giá trị sử dụng.

Hình 3.10. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát

Qua hình 3.10, chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng về tài nguyên của HTV nơi đây là khá cao, trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất với 382 loài (chiếm 39,30%), các loài này thuộc nhiều họ, chủ yếu như họ Bạc hà (Lamiaceae) 22 loài, họ Cúc (Asteraceae) 15 loài, họ Đậu (Fabaceae) 13 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) 13 loài, họ Cam (Rutaceae) 8 loài,... Một số loài làm thuốc khá nổi tiếng như: Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata); các loài thuộc chi Ngũ vị (Schisandra spp.); Các loài thuộc chi Bình vôi (Stephania spp.), Cốt khí củ (Reynoutria japonica),… Thuộc nhóm cây làm thuốc có tới 8 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

Tại Khu BTTN Bát Xát, nguồn tài nguyên cây thuốc được gìn giữ khá ổn định, một số loài hiện đang bị khai thác trái phép và thương mại ở nhiều khu bảo tồn hay

VQG ở nước ta như Kê huyết đằng (Millettia dielsiana) nhưng tại Bát Xát hiện trạng

nguồn gen này được bảo vệ rất tốt,... Loài Kê huyết đằng (Millettia dielsiana) mọc tự

nhiên ở nhiều khu vực của khu BTTN, đây là loài cây khai thác thân để làm thuốc, có tác dụng trị bệnh thiếu máu, bế kinh, di tinh, phong thấp, dạ dày (Võ Văn Chi, 2012). Bên cạnh đó, một số loài cây có thể là thế mạnh của nguồn dược liệu cũng được tìm

thấy tại khu BTTN Bát Xát như Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Nhàu tán (Morinda

umbellata L.), Các loài thuộc chi Bảy lá một hoa (Paris spp.), các loài Bình vôi (Stephania spp.),... Đây là nguồn cây thuốc không những cần được bảo vệ mà còn cần được nhân giống và phát triển.

Thuộc nhóm cây ăn được như cho rau ăn, ăn quả, ăn hạt, ăn củ, làm gia vị, nước uống,… với 112 loài (chiếm 11,52% tổng số loài của toàn HTV). Thuộc nhóm này có

nhiều loài có giá trị như Măng của các loài tre nứa, Khúc núi (Gnaphalium affine D.

Don), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Rau tai voi (Pentaphragma gamopetalum

Gagnep.), Dọc (Garcinia multiflora Champ. ex Benth.), một số loài Thu hải đường (Begonia spp.), Trâm (Syzygium buxifolium Hook. et Arm.), Thồm lồm (Polygonum chinensis L.), Các loài chua me đất (Oxalis spp.), nhiều loài thuộc chi Sung (Ficus

spp.), nhiều lài thuộc họ Cà (Solanaceae),... Trong đó Măng của các loài tre nứa hiện bị khai thác nhiều nhất, thường là phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, bên cạnh đó còn thương mại hóa sản phẩm của các loài này dưới nhiều hình thức như Măng khô. Ngoài ra, còn có một số loài cũng đang bị khai thác nhiều, phục vụ nhu cầu tại địa phương như một số loài Thu hải đường (Begonia spp.), nhiều loài thuộc chi Sung (Ficus spp.),... Đến nay, người dân quanh khu BTTN chỉ biết khai thác nguồn rau rừng ngoài tự nhiên về sử dụng mà chưa quan tâm nhiều đến việc gây trồng, phát triển nguồn tài nguyên này.

Thuộc nhóm cây gỗ với 116 loài (chiếm 11,93% tổng số loài của toàn HTV), có

một số loài thuộc danh sách các loài gỗ quý, hiếm, có giá trị cao như: Pơ mu (Fokienia

hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas); Hoàng đàn giả (Dacrycarpus elatum

(Roxb.) Wall.); các loài Giổi (Michelia spp.) như Giổi xanh (Michelia mediocris

Dandy); Vàng tâm (Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.); các loài Cà ổi/Dẻ gai (Castanopsis spp.), Sồi (Lithocarpus spp.),... Các loài cho gỗ chủ yếu nằm trong các họ Dẻ (Fagaceae) có 16 loài, Long não (Lauraceae) có 14 loài, Ngọc lan (Magnoliaceae) có 8 loài, Họ Côm (Elaeocarpaceae) 5 loài, một số loài thuộc họ Xoan (Meliaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),... Có họ với gần như 100% số loài là cây cho gỗ như họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) với 8/9 loài cho gỗ. Đặc biệt Khu BTTN Bát Xát có diện tích rừng thuộc xã Dền Sáng và xã Y Tý có diện tích rừng tương đối lớn, thường là các loài cây gỗ có cá thể lớn (còn gọi là rừng đẹp), nhiều cá thể đường kính lên tới 1-2 m. Đây là khu vực còn là nơi thăm quan của du khách khi đến với rừng Bát Xát, bên cạnh đó cũng là nơi cần chú ý bảo vệ.

Nhóm cây làm cảnh cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, với 87 loài (chiếm 8,95% tổng số loài của toàn HTV). Một số loài hiện đang bị khai thác trái phép như các loài

hoa vàng (Dendrobium chrysanthum Wallich); Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.), Trà đuôi (Camellia caudata Wall.), nhiều loài được đưa từ rừng về trồng làm cảnh như: Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.); Trang trắng (Ixora finlaysoniana Wall. ex G Don), Bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.), nhiều loài trong chi Kiều lan (Calanthe spp.), hay trồng làm bóng mát như Phay sừng (Duabanga grandiflora), nhiều loài trong chi Sung vả (Ficus spp.),...

Nhóm cây cho sợi, làm dây buộc hay dùng để đan lát với số lượng loài không nhiều, với 28 loài (chiếm 2,78% tổng số loài của toàn HTV), đáng chú ý, khu BTTN có khá nhiều loài thuộc nhóm các loài cây lấy vỏ cho sợi, đây là nguồn cho nguyên liệu đan lát, làm nghề thủ công mỹ nghệ khá tốt, đây cũng là đối tượng hiện bị khai thác trái phép ở nhiều nơi trong khu BTTN.

Các nhóm còn lại như cây cho nhựa, thuốc nhuộm, tanin; cho dầu béo đều có tỷ lệ nhỏ. Đáng lưu ý một số loài cho tinh dầu trước kia còn được trồng như Trẩu nhăn (Vernicia montana Lour.). Ngoài ra còn có các loài như Màng tang (Litsea cubeba

(Lour.) Pers.), các loài thuộc chi Ô đước (Lindernia spp.), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa

Lour.),...

Bên cạnh đó tác giả cũng đã thống kê được 6 loài cây có chứa độc tố. Các độc tố

có thể tập trung ở toàn cây hay ở lá, rễ, hạt như: Lá ngón (Gelsemium elegans (Gardn.

& Champ.) Benth.) có lá, rễ và hạt rất độc; Xoan (Melia azedarach L.) có quả độc; Han có bìu (Laportea cuspidata (Wedd.) Friis) lá có lông gây ngứa,... Cây thuộc

nhóm này có rất nhiều công dụng, chẳng hạn làm thuốc trị giun sán như Xoan (Melia

azedarach L.), duốc cá như Chẹo ấn độ (Engelhardtia roxburghiana Lindl. ex Wall.) và nhiều cây được dùng làm thuốc trừ sâu sinh học (ưu điểm của loại thuốc trừ sâu này là không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ô nhiễm môi trường).

So sánh một số giá trị nổi bật như làm thuốc, lấy gỗ, ăn được, làm cảnh với các HTV khác như HTV Hoàng Liên, HTV Cúc Phương, HTV Hoàng Liên – Văn Bàn, chúng tôi có kết quả ở Bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ % về số loài các giá trị tài nguyên nổi bật của HTV Khu BTTN Bát Xát với HTV VQG. Hoàng Liên, VQG Cúc Phương, Khu BTTN

Hoàng Liên – Văn Bàn Giá trị HTV Bát Xát HTV Hoàng Liên (1) HTV Cúc Phương (2) HTV Hoàng Liên – Văn

Làm thuốc 39,30 31,29 54,63 39,20

Cho gỗ 11,93 8,22 18,02 10,70

Ăn được 11,52 9,83 16,72 8,50

Làm cảnh 8,95 6,87 9,02 6,50

Ghi chú:(1): Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, 2008; (2): Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996; (3): Đặng Quốc Vũ, 2011

Qua kết quả so sánh, tác giả thấy ưu thế nổi bật về giá trị tài nguyên của các loài thực vật nơi đây là cây được sử dụng làm thuốc, giá trị này đều chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 hệ thực vật. Xét về tổng thể, các nhóm giá trị sử dụng khác hầu như ở HTV Khu BTTN Bát Xát đều có giá trị tương đương với HTV Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn và có thấp hơn so với HTV Cúc Phương và cao hơn so với HTV VQG Hoàng Liên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 55 - 60)