Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)

Các taxon cấu thành nên một hệ thực vật cụ thể đều có các yếu tố địa lý đặc trưng riêng (sự phân bố địa lý). Các taxon này có thể là giống nhau hay khác nhau về các yếu tố địa lý thực vật ở mức độ khác nhau. Khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật của HTV Khu BTTN Bát Xát, tác giả căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [2].

Tác giả tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 972 loài thực vật có mạch trong HTV Khu BTTN Bát Xát. Trong đó có 962 loài đã được xác định về yếu tố địa lý thực vật, 10 loài còn lại chưa thể xác định được. Các loài đã được xác định và xếp vào các yếu tố địa lý được tổng hợp lại như ở Bảng 3.13 và Hình 3.9.

Có thể thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn. Chi tiết như sau:

- Yếu tố nhiệt đới: với 88,05% (chiếm tỷ lệ cao nhất) trong đó: + Yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 64,76% + Yếu tố đặc hữu với 14,76%

+ Yếu tố cổ nhiệt đới với 6,55% + Yếu tố liên nhiệt đới với 1,98% - Yếu tố ôn đới với 10,71%

- Yếu tố toàn cầu với 0,05%

- Yếu tố cây trồng với 0,07% (chiếm tỷ lệ thấp nhất).

Bảng 3.13. Các yếu tố địa lý các loài thực vật của HTV Khu BTTN Bát Xát TT Số

hiệu

YTĐL Các yếu tố địa lý Số loài

Tỷ lệ % loài Tổng số loài Tổng tỷ lệ % loài

1 1 Yếu tố toàn thế giới 5 0,05 5 0,05

2 2 Yếu tố liên nhiệt đới 13

19 1,98

3 2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc -

Mỹ 1

4 2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi -

Mỹ 4

5 2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 1

6 3 Yếu tố cổ nhiệt đới 11

63 6,55

7 3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 41

8 3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 11

9 4 Yếu tố châu Á nhiệt đới 136 14,14

623 64,76

10 4.1 Yếu tố lục địa Đông Nam

Á - Ma lê zi 53 5,51

11 4.2 Lục địa Đông Nam Á 160 16,63

12 4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam

Á - Himalaya 48 4,99

13 4.4 Đông Dương - Nam Trung

Quốc 201 20,89

14 4.5 Đặc hữu Đông Dương 25 2,60

15 5 Yếu tố ôn đới 5

17 5.2 Ôn đới cổ thế giới 0

18 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 5

19 5.4 Đông Á 93

20 6 Đặc hữu Việt Nam 142 14,76 142 14,76

21 7 Yếu tố cây trồng 7 0,07 7 0,07 Tổng số 962 100 962 100 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 Phần trăm Ghi chú:

1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới

3. Yếu tố cổ thế giới 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á 5. Yếu tố ôn đới

6. Yếu tố đặc hữu 7. Yếu tố cây trồng

Hình 3.9. Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV Khu BTTN Bát Xát

Khi xét từng nhóm yếu tố tác giả nhận thấy trong phạm vi yếu tố nhiệt đới châu Á, hệ thực vật Khu BTTN Bát Xát được cấu thành bởi các yếu tố: yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc (4.4) chiếm tỷ lệ 20,89% (là lớn nhất); tiếp đến là yếu tố Lục địa Đông Nam Á (4.2) chiếm tỷ lệ 16,63%; yếu tố toàn châu Á (4) chiếm tỷ lệ 14,14%; yếu tố Đông Nam Á - Ma lê zi (4.1) chiếm tỷ lệ ít hơn với 5,51%; yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya (4.3) chiếm tỷ lệ 4,99% và yếu tố đặc hữu Đông Dương (4.5) chiếm tỷ lệ 2,60%.

Như vậy, qua những kết quả về sự phân bố địa lý của các chi và các loài, xét mối quan hệ giữa HTV Khu BTTN Bát Xát với một số yếu tố khác như Himalaya, Ấn Độ, Nam Trung hoa và Ma lê zi tác giả nhận thấy rằng các loài trong khu HTV Khu BTTN

Bát Xát có mối quan hệ chặt chẽ nhất với yếu tố với Đông Dương - Nam Trung Quốc (nhiệt đới châu Á) là 20,89%, có thể là do Khu BTTN Bát Xát nằm sát biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nên nhiều taxon phân bố ở đây cũng có ở Trung Quốc. Tiếp đến là với yếu tố Đông Nam Á với tỷ lệ 16,63%, yếu tố Himalaya là 4,99%; thấp nhất là yếu tố đặc hữu Đông Dương với tỷ lệ 2,60%.

Tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở HTV Khu BTTN Bát Xát. Ở đây, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ 14,76% là tỷ lệ khá lớn,

với 142 loài như Bình chu nhỏ (Plagiogyria parva Copel.), Nhuỵ thập sapa

(Staurogyne chapaensis Benoist), Thích sapa (Acer chapaense Gagnep.), Bùi sapa (Ilex chapaensis Merr.), Cuồng sapa (Aralia chapaense Bui),... có mặt tại Khu BTTN Bát Xát, đây thường là các loài có nhiều đặc điểm đặc biệt, sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở và núi đất, nơi tiếp giáp với đất nước Trung Quốc, hiện đang là điểm đến nghiên cứu của các nhà khoa học.

So sánh tỷ lệ các yếu tố đặc hữu của HTV Bát Xát với một số HTV khác như HTV Hoàng Liên 14,07%, HTV Cúc Phương 17,48%, HTV Hoàng Liên – Văn Bàn 19,64% thì tỷ lệ này của HTV Bát Xát tuy nhỏ hơn các HTV trên nhưng mức độ nhỏ hơn là không đáng kể. Có thể thấy, Khu BTTN Bát Xát là Khu BTTN có diện tích địa hình núi cao chiếm ưu thế, địa hình phức tạp, giáp biên giới Việt – Trung. Nơi có nhiều loài thực vật mang tính chất đặc biệt, là nguồn nghiên cứu thực vật tiềm năng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên bát xát, tỉnh lào cai (Trang 52 - 55)