Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 56)

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là phương pháp bổ trợ.

2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến của khách thể là GVTCB.

a. Quy trình thiết kế bảng hỏi

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi và khảo sát thử

Tham khảo bảng hỏi của nhóm tác giả đề tài “Awareness about autism among school teachers in Oman: A cross-sectional study” có sự đồng ý của tác giả Yahya M Al-Farsi, đại diện nhóm tác giả, qua thư điện tử (xem phụ lục). Thiết kế bảng hỏi phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và phát cho 10 giáo viên thuộc Trung tâm Tư vấn – Trị liệu Tâm lý – Âm ngữ Hướng Dương để thu nhận những ý kiến đóng góp phục vụ việc hoàn thiện công cụ nghiên cứu của đề tài.

Giai đoạn 2: Thiết kế bảng hỏi chính thức và tiến hành khảo sát chính thức

Sau khi tổng hợp ý kiến đóng góp thu được ở giai đoạn 1, tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức.

Phát phiếu điều tra chính thức trên các nhóm khách thể là 97 giáo viên trường Chuyên biê ̣t Bình Minh (quâ ̣n Tân Phú), Trường Chuyên biệt Thảo Điền (quận 2), Hệ thống Trung tâm Tư vấn Giáo dục và TRị liệu trẻ em ATC – Khai Tâm (huyện Bình Chánh), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập quận Tân Bình (quận Tân Bình), Trường Mầm non Hòa Nhập Trí Đức Việt (quận Gò Vấp), Trung tâm Tư vấn, Trị liệu và Đào tạo kỹ năng Rồng Việt (quận Bình Thạnh), Trường Giáo dục Chuyên biệt Tuổi Ngọc (Bình Thạnh).

b. Mô tả chung về bảng hỏi

Bảng hỏi dành cho GVTCB với mục đích khảo sát về nhận thức về RLTPK của GVTCB. Bảng hỏi bao gồm:

(1) Phần thông tin khách thể

Phần thông tin khách thể bao gồm các thông tin cơ bản về khách thể khảo sát: nơi làm việc, ngành học, kinh nghiệm học tập và làm việc có liên quan đến nhận thức về RLPTK.

(2) Phần nội dung khảo sát

Phần 1: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về khái niệm RLPTK (câu 1). Tìm hiểu thực trạng nhận thức về RLPTK của giáo viên (câu 2, câu 3).

Phần 2: Tìm hiểu những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về RLPTK (câu 4, câu 5).

Phần 3: Tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về RLTPK của giáo viên (câu 6).

c. Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức

-Với những câu chọn đáp án đúng sai (câu 2, câu 3) đáp án đúng nhất sẽ được 3 điểm, trả lời sai hoặc không biết sẽ được 0 điểm. Số điểm cụ thể của từng câu được cho như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cách quy điểm cho các đáp án đúng - sai

CÂU

ĐIỂM

ĐÚNG KHÔNG BIẾT SAI

Câu 2 2 3 0 0 3 3 0 0 4 0 0 3 5 0 0 3 6 3 0 0 7 3 0 0 8 0 0 3 9 0 0 3 10 0 0 3 11 0 0 3 12 0 0 3 13 3 0 0 14 3 0 0 15 0 0 3 16 0 0 3 17 3 0 0 Câu 2 1 3 0 0 2 3 0 0 3 3 0 0 4 3 0 0 5 3 0 0 6 0 0 3 7 0 0 3 8 3 0 0 9 0 0 3

Điểm trung bình từng phát biểu chọn lựa đúng - sai (câu 2, câu 3) được chia thành 5 mức độ:

Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = 3/5

= 0,6

Vậy các mức độ nhận thức trong từng phát biểu được chia thành các khoảng điểm sau:

Bảng 2.2. Cách quy điểm cho các phát biểu chọn lựa đúng - sai

ĐTB

MỨC ĐỘ

0 – 0,6 0,61 – 1,2 1,21 – 1,8 1,81 – 2,4 2,41 - 3

Câu 2 Kém Yếu Trung bình Khá Cao

Câu 3 Kém Yếu Trung bình Khá Cao

Tổng điểm nhận thức sẽ bao gồm điểm của câu 2 và câu 3. Cách tính điểm nhận thức cụ thể như sau: o Câu 2:  Điểm cao nhất = 16 x 3 = 48  Điểm thấp nhất = 0 o Câu 3:  Điểm cao nhất = 3 x 9 = 27  Điểm thấp nhất = 0 o Tổng điểm:  Điểm cao nhất = 48 + 27 = 75  Điểm thấp nhất = 0

Điểm trung bình nhận thức về RLPTK của GVTCB sẽ được quy đổi thành 5 mức độ dựa vào công thức như sau:

Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n

= (75 – 0)/5

= 15

Như vậy, mức độ nhận thức về RLPTK của GVTCB sẽ tương ứng với các khoảng điểm sau:

Bảng 2.3. Cách quy điểm cho mức độ nhận thức về RLPTK của GVTCB

ĐTB 0 – 15 15,01 – 30 30,01– 45 45,01 – 60 60,01 - 75

MỨC ĐỘ Rất thấp Thấp Trung bình Khá Cao

- Với những câu hỏi có 3 mức độ lựa chọn (câu 4, câu 5), câu trả lời được cho điểm từ 1 đến 3 dựa trên mức độ phù hợp từ thấp đến cao. Dựa trên công thức tính khoảng, điểm trung bình được phân chia thành các mức độ:

Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (3-1)/3

≅ 0,67

Như vậy, các câu hỏi có 3 mức độ sẽ được quy điểm theo bảng 2.4.

Bảng 2.4. Cách quy điểm cho các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn

ĐTB MỨC ĐỘ

1 – 1,67 1,671 – 2,34 2,341 - 3

Câu 4 Ít Vừa phải Nhiều

Câu 5 Ít Vừa phải Nhiều

- Với những câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn (câu 4, câu 5, câu 6), câu trả lời được cho điểm từ 1 đến 5 dựa trên mức độ phù hợp từ thấp đến cao. Dựa trên công thức tính khoảng, điểm trung bình được phân chia thành các mức độ:

Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (5-1)/5

= 0,8

Như vậy, các câu hỏi có 5 mức độ sẽ được quy điểm theo bảng 2.5.

Bảng 2.5. Cách quy điểm cho các câu hỏi có năm mức độ lựa chọn

ĐTB

MỨC ĐỘ

1 – 1,8 1,81 – 2,6 2,61 – 3,4 3,41 – 4,2 4,21 – 5

Câu 6

Không cần thiết Ít cần thiết Phân vân Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Ít khả thi Phân vân Khả thi Rất khả thi

2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn

a. Mục đích nghiên cứu

Phỏng vấn một số giáo viên trường chuyên biệt nhằm bổ sung thêm thông tin, góp phần làm rõ kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

b. Cách thức tiến hành

Liên hệ với 9 giáo viên tại các cơ sở chuyên biệt. Tiến hành phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc theo bảng câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn dựa trên mục đích nghiên cứu.

2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học

c. Mục đích nghiên cứu

Xử lý kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm cơ sở cho phần kết quả nghiên cứu.

d. Cách thức tiến hành

Các tham số thống kê được sử dụng: tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Một số phép kiểm nghiệm được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khách thể như: kiểm nghiệm T – test, kiểm nghiệm ANOVA.

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)