Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 79)

một số trường chuyên biệt

2.2.2.1. Những khó khăn giáo viên trường chuyên biệt gặp phải khi tìm hiểu về rối loạn phổ tự kỷ

Khi tìm hiểu về những khó khăn giáo viên trường chuyên biệt gặp phải khi tìm hiểu về RLPTK, đề tài quan tâm tới các nguồn thông tin mà tin giáo viên trường chuyên biệt tìm hiểu về RLPTK. Ttiến hành khảo sát với câu hỏi “Thầy/cô biết đến RLPTK qua kênh thông tin nào?” đề tài thu được kết quả trong biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2. Nguồn thông tin về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt

Giáo viên cho rằng hiện tại đang “thiếu những nguồn thông tin thực tế” (cô T.N.T). Quan sát biểu đồ 2.2, ta thấy giáo viên trường chuyên biệt tìm hiểu về RLPTK qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong đó, nguồn thông tin chính là giáo viên hay giảng viên tại các trường Đại học/Cao đẳng (85,57%). Như vậy, có

35.05 85.57 27.84 54.64 59.79 2.06 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Bạn bè Giáo viên/giảng viên Ti vi Sách/báo/tạp chí Internet Khác Tỉ lệ %

quá trình học tập tại. Giáo viên/giảng viên là người cung cấp thông tin khoa học và đáng tin cậy với giáo viên trường chuyên biệt. Qua đó, ta cũng thấy tầm quan trọng của việc đào tạo tại các trường Đại học/Cao đẳng và ảnh hưởng của người trực tiếp giảng dạy sinh viên cũng là những giáo viên trường chuyên biệt trong tương lai. Bên cạnh đó, giáo viên trường chuyên biệt cũng biết đến RLTPK qua việc tìm hiểu qua Internet (59,79%) và sách, báo hay tạp chí (56,64%). Đây là những nguồn thông tin đa dạng và phong phú, tuy nhiên, giáo viên cần có kỹ năng đọc và xử lý thông tin, trước đó là kỹ năng chọn lựa nguồn thông tin đáng tin cậy. Ngoài ra, giáo viên cũng biết về RLPTK qua bạn bè hay các chương trình truyền hình được chiếu trên ti vi, đây là những nguồn thông tin đại chúng và không chính thống nên cần có bước kiểm chứng trước khi tiếp nhận thông tin.

Kết quả khảo sát các khó khăn gặp phải khi tìm hiểu về RLPTK của giáo viên được thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Những khó khăn của giáo viên trường chuyên biệt khi tìm hiểu về RLPTK

STT CÁC YẾU TỐ ĐTB THỨ

HẠNG

1 Không được đào tạo chuyên sâu về rối loạn phổ tự kỷ. 2,02 1

2 Không có cơ hội tiếp xúc với trẻ tự kỷ. 1,52 5

3 Không có nguồn cung cấp thông tin chính xác và khoa

học về tự kỷ. 1,72 3

4 Ít có thời gian để tìm hiểu về tự kỷ 1,73 2

5 Rối loạn phổ tự kỷ khó phân biệt với các khuyết tật

khác. 1,71 4

ĐTB chung 1,74

Bảng 2.18 cho thấy hầu hết các khó khăn giáo viên gặp phải ở mức độ vừa phải, trong đó khó khăn nhất là không được đào tạo chuyên sâu về RLPKT (ĐTB: 2,02), nhiều giáo viên chưa được học về RLPTK trong chương trình đào tạo ở trường Đại học, Cao đẳng, lượng kiến thức về Tâm bệnh học tương đối ít và có

thể chỉ là học phần tự chọn. Tiếp theo là ít có thời gian để tìm hiểu về RLTPK (ĐTB: 1,73). Khó khăn thứ ba là thiếu các nguồn thông tin chính xác và khoa học về RLPTK (ĐTB: 1,72) và sau đó là RLPTK khó phân biệt với các khuyết tật khác (ĐTB: 1,71). Có thể thấy, các tiêu chí chẩn đoán rối loạn không thống nhất, các nghiên cứu về dịch tễ, nguyên nhân của RLPTK còn nhiều tranh cãi, ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu trong nước và các kết quả nghiên cứu ít được công bố rộng rãi khiến giáo viên ít có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy về RLPTK.

Khó khăn của giáo viên khi tìm hiểu về RLPTK được nói đến cụ thể trong quá trình phỏng vấn. Cô B.T.T.T cho biết: “Tài liệu chính thống cũng như những bằng chứng khoa học về tự kỷ, nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam còn rất ít, hầu như là tài liệu nước ngoài và chị gặp khó khăn khi đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Và đôi khi tài liệu nó cũng không thống nhất nữa”.

Bên cạnh đó, có một khó khăn được giáo viên đánh giá ở mức ít (ĐTB: 1,52) là ít có cơ hội tiếp xúc với trẻ có RLPTK. Điều này có thể được giải thích bằng việc giáo viên làm việc trong môi trường chuyên biệt, với nhiều trẻ có các khuyết tật, các khó khăn khác nhau, đó là điều kiện để giáo viên tiếp xúc với trẻ tự kỷ. Ngoài ra hoạt động can thiệp giúp giáo viên có thêm trải nghiệm thực tế để quan sát và ghi nhận các biểu hiện của trẻ tự kỷ. “Quá trình đào tạo tại trường đại học còn chung chung, thiếu trải nghiệm thực tế” là ý kiến của cô T.H.T khi nói về kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ, cô N.T.H cũng cho rằng “Trẻ tự kỷ khó khăn trong tương tác nên nhiều khi giáo viên cực kỳ nản”.

Ngoài ra, cô B.T.T.T còn chia sẻ thêm: “Khó khăn của hầu hết giáo viên là công việc dạy cho trẻ tự kỷ quá rất vả, trẻ có rất nhiều biểu hiện về hành vi thậm chí là những hành vi gây nguy hiểm cho giáo viên nhưng mức lương còn thấp và chưa có hiệp hội để bảo vệ quyền lợi cho những giáo viên trong ngành”.

Như thế, giáo viên gặp khó khăn vừa phải khi tìm hiểu về RLPTK. Các khó khăn này đến từ quá trình học tập và làm việc, từ bản thân người giáo viên và từ

2.2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt

Nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan. Để tìm hiểu về những ảnh hưởng này, đề tài khảo sát trên 97 giáo viên trường chuyên biệt bằng cách đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố thành phần với năm mức độ ảnh hưởng tăng dần từ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều. Kết quả khảo sát trên giáo viên được thể hiện trong bảng 2.19.

Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt

STT CÁC YẾU TỐ ĐTB THỨ

HẠNG

Yếu tố chủ quan

1 Kiến thức, kinh nghiệm sẵn có (được học và tìm

hiểu) về rối loạn phổ tự kỷ. 2,63 4

2 Tích cực trong học tập và rèn luyện. 2,75 1

3 Kinh nghiệm can thiệp/tiếp xúc với trẻ tự kỷ

trong quá trình làm việc. 2,69 2

Yếu tố khách quan

4 Chương trình đào tạo tại trường Đại học/Cao đẳng/trung cấp.

2,48 7

5 Các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại nơi làm

việc. 2,56 5

6 Thông tin từ các phương tiện truyền thông (Tv,

báo chí, internet,…). 2,53 6

ĐTB chung 2,62

Quan sát bảng 2.19, ta thấy các yếu tố chủ quan và khách quan được cho rằng có ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt ở mức độ nhiều (ĐTB: 2,62 – nằm trong khoảng 2,341 – 3). Trong đó, giáo viên đánh giá yếu tố tích cực học tập và rèn luyện ảnh hưởng nhiều nhất tới nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt (ĐTB: 2,75). Giáo viên cho rằng để hiểu về RLPTK, mỗi người cần nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu cách chủ động để cập nhật các kiến thức, các nghiên cứu về tự kỷ trong và ngoài nước nhằm hiểu và làm việc hiệu quả với trẻ. Cô N.T.U.T cho rằng: “Quan trọng nhất là mình phải yêu trẻ thì mới có động lực để tìm hiểu những khó khăn của trẻ, học hỏi từ người khác nữa”.

Yếu tố có mức ảnh hưởng nhiều thứ hai là kinh nghiệm làm việc (dạy học hay can thiệp cá nhân) với trẻ (ĐTB: 2,69). Quá trình tiếp xúc với trẻ tạo cơ hội cho giáo viên quan sát và đánh giá cũng như ghi nhận các biểu hiện của trẻ tự kỷ, từ đó so sánh, đối chiếu với những kiến thức lý thuyết, kinh nghiệm cá nhân về RLPTK để hiểu nhiều hơn về tình trạng rối loạn của trẻ. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc xây dựng hoạt động can thiệp cá nhân hay can thiệp nhóm cho trẻ.

Yếu tố quan trọng thứ ba là yếu tố khách quan đến từ các nguồn tài liệu viết về tự kỷ mà giáo viên có cơ hội tìm hiểu (ĐTB: 2,68). Đây được cho là nguồn thông tin khoa học mà giáo viên tham khảo, nghiên cứu để hình thành và nâng cao nhận thức về RLPTK. Tuy nhiên, theo khảo sát về khó khăn giáo viên gặp phải khi tìm hiểu về RLPTK ở mục 2.2.4.1, có thể thấy nguồn tài liệu chính thống và khoa học này còn hạn chế, giáo viên chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những tài liệu này.

Tiếp theo, có thể kể đến những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có về RLPTK (ĐTB: 2,63) ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về RLPTK. Có những tiêu

chí đánh giá và chẩn đoán RLPTK đã thay đổi nhưng việc cập nhật kiến thức, thay đổi niềm tin từ kinh nghiệm cũ là một trong những thách thức với giáo viên.

Ngoài ra, giáo viên cũng cho rằng nhận thức về RLPTK bị ảnh hưởng bởi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại nơi làm việc (ĐTB: 2,56), thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng (tv, internet, mạng xã hội…) (ĐTB: 2,53) và chương trình đào tạo tại các trường Đại học/Cao đẳng/Trung cấp (ĐTB: 2,48). Đây là những nguồn thông tin khác về RLPTK mà giáo viên có thể tìm kiếm hay được cung cấp.

Như vậy, với tất cả các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá ở mức nhiều (trong khoảng 2,341 – 3), ta thấy rằng nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố chủ quan và khách quan trong đó các yếu tố chủ quan được cho rằng ảnh hưởng nhiều hơn (thứ hạng 1, 2, 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)