viên một số trường chuyên biệt
Những biện pháp giúp nâng cao nhận thức về RLPTK của GVTCB dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về RLPTK của GVTCB, những khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về RLPTK của GVTCb qua đợt thăm dò ý kiến. Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên qua đợt khảo sát chính thức cho thấy nhiều giáo viên đánh giá cao các biện pháp được đề xuất. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.20.
Bảng 2.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt
STT BIỆN PHÁP ĐTB THỨ
HẠNG
2 Tổ chức các buổi tập huấn/báo cáo chuyên đề về tự kỷ
cho giáo viên. 4,49 2
3 Xây dựng cẩm nang về rối loạn phổ tự kỷ. 4,07 5
4 Cho giáo viên đi học các khóa đào tạo chuyên sâu về
tự kỷ. 4,63 1
5 Sinh hoạt chuyên môn hàng tháng về tự kỷ tại cơ quan. 4,20 3
ĐTB chung 4,30
Quan sát bảng 2.20, ta thấy các biện pháp được đề xuất được giáo viên đánh giá ở mức rất cần thiết (ĐTB: 4,3 – nằm trong khoảng 4,21 – 5). Trong đó, biện pháp cho giáo viên đi học các khóa đào tạo chuyên sâu về tự kỷ có thứ hạng cao nhất (ĐTB: 4,63), tiếp theo là tổ chức các buổi tập huấn/báo cáo chuyên đề về RLPTK cho giáo viên (ĐTB: 4,49) hay tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại cơ quan (ĐTB: 4,20). Có thể thấy, giáo viên cho rằng việc học tập nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn là cần thiết và các hoạt động học tập thực thế được đánh giá cao hơn so với việc cung cấp tài liệu để giáo viên tự nghiên cứu (ĐTB: 4,13) hay xây dựng các cẩm nang về RLPTK (ĐTB: 4,07).
Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết giáo viên cũng đánh giá cao biện pháp tham gia các khóa đào tạo thực tế.“Các giáo viên tuyển rất nhiều ngành nghề nhưng một số vào vẫn chưa biết nhiều, chưa phân biệt được các dạng rối loạn. nên cần đào tạo thêm, nên cần được giới thiệu các lớp, các khóa học bên ngoài để được đào tạo về kiến thức và kỹ năng. Nhà trường cũng nên cho sinh viên tham gia kiến tập, thực hành thử tại các cơ sở chuyên biệt để sinh viên có thêm hiểu biết thực tế” (cô T.T.K.Q). Giáo viên cũng quan tâm tới nhận thức chung của cộng đồng tác động đến GVTCB“Nhiều khi cứ ai ngồi một mình cũng bị kêu là ‘tự kỷ’
nên họ cũng hiểu nhầm. Việc tuyên truyền cũng cần thiết để nhiều đối tượng nhận thức đúng về vấn đề chính của trẻ tự kỷ, những điều cần hỗ trợ cho các em”.
Nhìn chung, các biện pháp trên được đánh giá ở mức từ cần thiết đến rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên trường chuyên biệt về RLTPK. Qua đó, ta thấy giáo viên đánh giá cao việc tiếp nhận các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cách riêng về RLPTK trong công tác giáo dục của mình. Mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên về RLPTK có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, cho giáo viên tham gia các khóa học chuyên sâu về RLPTK hay biện pháp tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tại cơ quan ảnh hưởng đến thời gian làm việc và cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động của cơ sở cũng như các điều kiện khác như chi phí tổ chức hay khả năng sắp xếp công việc cá nhân của mỗi giáo viên, cô N.T.H cho biết: “Công việc ở trường rất nhiều và giáo viên không có thời gian để tham gia các khóa học”. Vì thế, để thực hiện có hiệu quả các biện pháp này cần có sự phối hợp từ nhiều phía trong đó có cách tổ chức hoạt động của cơ sở cũng như sự tích cực của chính giáo viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả khảo sát về nhận thức về RLPTK trên 97 giáo viên trường chuyên biệt cho thấy:
- Đa số giáo viên trường chuyên biệt có nhận thức đúng về khái niệm RLPTK. Tuy nhiên vẫn còn 9,3% giáo viên có cái nhìn chưa phù hợp về RLPTK. - Theo thực tế, giáo viên đánh giá nhận thức về RLPTK của bản thân ở mức độ khá (ĐTB: 51,07). Trong đó, nhận thức về biểu hiện của trẻ có RLPTK đạt mức khá (ĐTB: 1,96), nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có RLPTK đạt mức khá (ĐTB: 2,34), nhận thức về mức độ phổ biến của RLPTK đạt mức khá (ĐTB:2,37) và nhận thức về nguyên nhân của RLPTK đạt mức trung bình (ĐTB: 1,78). Kết quả cho thấy thực trạng nhận thức chung về RLPTK của giáo viên ở mức cao hơn so với giả thuyết đặt ra. Tuy nhiên, trong các câu hỏi cụ thể, giáo viên vẫn còn những ngộ nhận về RLPTK thể hiện ở một số câu có điểm số ở mức trung bình và yếu. Vậy kết luận chung nhận thức vể RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt ở mức khá.
- Không có sự khác biệt ý nghĩa trong điểm trung bình nhận thức về RLPTK của giáo viên khi so sánh trên các phương diện trình độ đào tạo, kinh nghiệm can thiệp trẻ có RLPTK và kinh nghiệm tham gia các khóa học có liên quan đến RLPTK. Nhận thức về RLPTK của giáo viên tốt nghiệp các ngành Tâm lý học, Giáo dục đặc biệt và Giáo dục mầm non cao hơn nhóm giáo viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội và các ngành khác (Công nghệ thông tin, Kinh tế gia đình, Sư phạm Sinh, Quản lý giáo dục…).
- Có nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt, trong đó khó khăn hàng đầu giáo viên gặp phải là không được đào tạo chuyên sâu về RKPTK. Tiếp đến là ít có thời gian để tìm hiểu về RLPTK và ít có cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu khoa học về RLPTK.
- Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan và nhất là sự tích cực trong học tập và rèn luyện cũng như kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ của mỗi cá nhân lên mức độ nhận thức về RLPTK
của giáo viên trường chuyên biệt. Thêm vào đó, giáo viên cũng đánh giá cao tầm quan trọng của các nguồn tài liệu mang tính khoa học hay những kiến thức giáo viên tiếp thu từ giảng viên trong quá trình đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về rối loạn này.
- Trong các biện pháp được đề xuất, giáo viên đánh giá cao ba biện pháp cho giáo viên tham gia các khóa học chuyên sâu về RLPTK, tổ chức các chuyên đề liên quan đến RLPTK cho giáo viên và trao đổi với nhau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại nơi làm việc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Có thể rút ra những kết luận sau từ việc nghiên cứu đề tài:
1. Về mặt lý luận
- Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt là những hiểu biết của giáo viên trường chuyên biệt về khái niệm, đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ cũng như đặc điểm tâm lý của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ để áp dụng vào công tác dạy học và giáo dục trẻ tự kỷ.
- Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt bao gồm:
o Nhận thức về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ.
o Nhận thức về biểu hiện của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
o Nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
o Nhận thức về mức độ phổ biến của rối loạn phổ tự kỷ.
o Nhận thức về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ.
2. Về kết quả nghiên cứu
- Giáo viên trường chuyên biệt có nhận thức đúng đắn về khái niệm RLPTK, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên còn cho rằng tự kỷ là bệnh tâm thần hay người có RLPTK không còn liên hệ với thế giới bên ngoài.
- Mức độ nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt ở mức khá. - Có sự khác biệt về mức độ nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt xét trên phương diện ngành đào tạo. Cụ thể nhận thức về RLPTK của giáo viên tốt nghiệp các ngành Tâm lý học, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục mầm non cao hơn giáo viên tốt nghiệp các ngành Công tác xã hội hoặc các ngành khác.
- Đối với các nhận thức thành phần, nhận thức mức độ, khả năng phục hồi và mức độ phổ biến của RLPTK cao hơn nhận thức về biểu hiện của trẻ có RLPTK và nguyên nhân của RLPTK.
- Có nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt. Trong đó, khó khăn hàng đầu mà giáo viên gặp phải là không được đào tạo chuyên môn về RLPTK. Tiếp đến là ít có thời gian tìm hiểu về rối loạn này và thiếu nguồn tài liệu khoa học và chính thống về RLPTK.
- Giáo viên nhận thức được tầm ảnh hưởng lớn của các yếu tố chủ quan như sự tích cực trong học tập và rèn luyện, kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ có RLPTK trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đánh giá cao tầm quan trọng của các yếu tố khách quan như nội dung các tài liệu viết về RLPTK hay thông tin được chia sẻ trong các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại nơi làm việc.
- Trong các biện pháp được đề xuất để nâng cao nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt, ba biện pháp được giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết cao là cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về RLPTK, tổ chức các buổi tập huấn/báo cáo chuyên đề về RLPTK cho giáo viên và sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại nơi làm việc.
KIẾN NGHỊ
Dựa trên việc nghiên cứu lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt, chúng tôi có những kiến nghị để nâng cao nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt:
1. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên trường chuyên biệt:
Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đào tạo giáo viên trường chuyên biệt cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu, định hướng nghề nghiệp của sinh viên cũng như mong đợi của sinh viên để đảm bảo sinh viên có thể được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào thực tế công việc sau này. Cần nghiên cứu phát triển chương trình để đưa thêm nội dung về RLPTK nói riêng và các khuyết tật, rối loạn khác vào chương trình đào tạo, trở thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn có định hướng. Ngoài ra, chương trình kiến tập, thực tập hay tham quan thực tế tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt cũng cần được xây dựng một cách phù hợp để sinh viên có thêm kiến thức thực tế cũng như có cơ hội so sánh với những lý thuyết đã được học.
Các cơ sở đào tạo giáo viên nên tổ chức các chuyên đề, khóa học về RLPTK hay lồng ghép vào các nội dung có liên quan để cung cấp kiến thức khoa học và chính thống cho sinh viên. Nội dung của các khóa học/chuyên đề nên đào sâu và chú trọng hơn đến những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của RLPTK là những kiến thức mà nhiều giáo viên trường chuyên biệt chưa nắm vững, còn có những ngộ nhận.
2. Đối với cơ sở giáo dục chuyên biệt
Tùy tình hình thực tế về tổ chức, các cơ sở giáo dục chuyên biệt cần đầu tư cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về RLPTK hay tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về RLPTK cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về rối loạn này để giáo viên có thể sử dụng những kiến thức và phương pháp đúng đắn khi can thiệp và giáo dục trẻ có RLPTK.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ tại cơ sở nên được tổ chức để giáo viên cùng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế của mình trên từng trường hợp trẻ mà giáo viên đang can thiệp giúp giáo viên có thêm nhiều nguồn ý kiến để tham khảo trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động can thiệp cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn hay chuyên đề tại cơ sở giáo dục chuyên biệt cũng nên bao gồm những thông tin, kiến thức khoa học mới được nghiên cứu và cập nhật trên thế giới để giáo viên có thể kịp thời tiếp cận và điều chỉnh nội dung và phương pháp hỗ trợ trẻ cho phù hợp hơn.
3. Đối với xã hội
Các cơ quan có thẩm quyền cần thiết lập những tiêu chuẩn nhất định trong công tác tuyển dụng giáo viên trường chuyên biệt phù hợp với luật giáo dục để hạn chế tình trạng giáo viên thiếu chuyên môn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Công việc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt tại các trường chuyên biệt, trung tâm chuyên biệt công lập hay tư thục là công việc vất vả với nhiều áp lực về thể chất cũng như tinh thần, vì thế cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp như ưu đãi về lương, phụ cấp để thu hút nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực này cũng như tạo điều kiện để giáo viên trường chuyên biệt có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Cần đẩy mạnh công tác truyền thông về RLPTK trong cộng đồng để gia đình, nhà trường và xã hội có hiểu biết đúng đắn về RLPTK từ đó giúp cho sinh viên, giáo viên trường chuyên biệt có nền tảng nhận thức phù hợp về RLPTK. Điều đó cũng giúp cộng đồng hiểu biết và đón nhận người tự kỷ, tránh tình trạng kỳ thị người có RLPTK.
4. Đối với bản thân giáo viên trường chuyên biệt
Cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của những hiểu biết về RLPTK nói chung và các rối loạn hay khuyết tật khác ở trẻ trong quá trình học tập cũng như làm việc.
Giáo viên cần tích cực trong việc tìm hiểu, trau dồi kiến thức về RLPTK, đặc biệt cập nhật các kiến thức mới, phù hợp với tình hình thực tế về RLPTK thông qua sách báo, các tạp chí khoa học.
Giáo viên cần chủ động tham gia các khóa học, chuyên đề nâng cao nhận thức về RLPTK, nhất là về mức độ phổ biến và nguyên nhân của RLPTK.
Nâng cao lòng yêu nghề, yêu trẻ giúp giáo viên có thêm động lực để nỗ lực tìm hiểu về trẻ và về những khó khăn mà trẻ gặp phải.
5. Đối với sinh viên có định hướng trở thành giáo viên trường chuyên biệt
Sinh viên cần ý thức về tầm quan trọng của những kiến thức về RLPTK cũng như các rối loạn hay khuyết tật khác để từ đó tìm hiểu, trau dồi và nâng cao nhận thức của bản thân về các rối loạn này. Đó là nền tảng giúp sinh viên thực hiện tốt công việc sau này.
Sinh viên cũng nên chủ động tìm hỏi, nghiên cứu bằng cách tham gia các khóa học, các chuyên đề về RLPTK hoặc các rối loạn hay khuyết tật khác của trẻ cũng như tìm hiểu kiến thức từ sách báo, tạp chí khoa học hay từ việc trao đổi với giảng viên trong các môn học có liên quan đến RLPTK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013), Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD- 10), Hà Nội.
3. Claude Sternis, Amélie Aliphat, Marie Hatat (2010), Tự kỷ trẻ em ở Pháp và Việt Nam, Thực trạng chẩn đoán, Nghiên cứu so sánh những biểu hiện triệu chứng ủa hai nhóm trẻ tự kỷ và công tác thích ứng các công cụ với