Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 74)

trong khi nhóm ngành Tâm lý học chiếm 13,4%, nhóm Công tác xã hội chiếm 9,3%, nhóm Giáo dục mầm non chiếm 6,2% và các ngành khác chiếm 12,4% trong đó có giáo viên tốt nghiệp các ngành Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học, Sư phạm kỹ thuật, Giáo dục thể chất, Quản lý văn hóa, Kế toán, Công nghệ Thông tin, Tài chính ngân hàng, Kinh tế gia đình.

Ngoài ra, chênh lệch trong kinh nghiệm can thiệp cho trẻ có RLPTK và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trường chuyên biệt cũng không đồng đều.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt viên một số trường chuyên biệt

2.2.1. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt biệt

2.2.1.1. Đánh giá chung về nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt

Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt được đánh giá dựa trên việc tổng hợp điểm nhận thức thành phần bao gồm nhận thức về biểu hiện của trẻ tự kỷ, nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ, nhận thức về mức độ phổ biến của RLPTK và nhận thức về nguyên nhân của RLPTK. Tổng điểm nhận thức về RLPTK của 97 khách thể nghiên cứu được tổng kết trong bảng 2.13.

Bảng 2.7. Mức độ nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt

Nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt

Tần số Điểm thấp nhất Điểm cao nhất ĐTB Độ lệch chuẩn

Đối chiếu bảng 2.13 với các mức độ phân loại nhận thức về RLPTK (bảng 2.3), ta thấy nhận thức về RLPTK của giáo viên một số trường chuyên biệt thể hiện qua các câu hỏi nằm ở mức khá (ĐTB:51,07 – nằm trong khoảng từ 45,01 – 60). Trong đó, điểm thấp nhất trong nhận thức về RLPTK của giáo viên là 27 điểm, tương ứng mới mức thấp, điểm cao nhất là 66, tương ứng với mức cao.

Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt

Xét về tỉ lệ phần trăm, ta thấy đa số nhận thức về RLTPK của giáo viên trường chuyên biệt tập trung ở mức khá (62,89%) và trung bình (20,62%). Điểm tích cực là chỉ có 2,06% giáo viên có nhận thức về RLPTK ở mức thấp. Tuy nhiên, nhận thức về RLPTK ở mức cao cũng chỉ chiếm 14,43%.

Khảo sát cũng cho thấy giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng của nhận thức về RLPTK trong công tác can thiệp cho trẻ. Cô T.N.T cho biết: “Nếu giáo viên biết về RLPTK sẽ hiểu được những mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn đó và gia tăng can thiệp từng bước. Ngược lại, giáo viên sẽ mau nản, làm cho trẻ đi xuống” 2.06 20.62 62.89 14.43 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Thấp Trung bình Khá Cao Tỉ lệ %

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên một số trường chuyên biệt về khái niệm rối loạn phổ tự kỷ

Dựa trên khái niệm RLPTK đề tài đã xác lập thì có đến 90,7% giáo viên nhận thức đúng về khái niệm RLPTK, hiểu rằng RLPTK là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác và giao tiếp xã hội bởi hành vi hạn chế và lặp lại. Bên cạnh đó, còn có 9,3% giáo viên chưa hiểu đúng về khái niệm RLPTK, có 8,2% cho rằng RLPTK là biểu hiện ở người không còn liên hệ với thế giới bên ngoài mà sống với thế giới của riêng mình. Vẫn có 1,1% giáo viên cho rằng Tự kỷ là bệnh thâm thần và người bệnh không thể giao tiếp với người khác.

Bảng 2.8. Nhận thức của giáo viên trường chuyên biệt về khái niệm RLPTK

STT KHÁI NIỆM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẦN

SỐ

TỶ LỆ %

1 Là biểu hiện ở người không còn liên hệ với thế giới bên ngoài mà sống với thế giới của riêng mình.

8 8,3

2 Là một bệnh tâm thần. Người bệnh không thể giao tiếp với người khác.

1 1,1

3

Là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác và giao tiếp xã hội bởi hành vi hạn chế và lặp lại.

88 90,7

4 Là biểu hiện ở người có bênh thần kinh. 0 0

Tổng 97 100

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy đa số giáo viên hiểu về rối loạn phổ tự kỷ và phát biểu được các ý chính trong khái niệm này. Cô N.T.H cho biết: “RLPTK là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, trên cả ba lĩnh vực: kém tương tác về mặt xã hội, khó khăn về giao tiếp và hành vi thích ứng”. Cô N.T.U.T cũng cho biết:

bình thường khác, ngoài ra về mặt tâm lý – thần kinh thì trẻ gặp một số vấn đề về tương tác giao tiếp”. Như thế, các giáo viên được phỏng vấn cũng chỉ ra đặc điểm cơ bản của RLPTK, đó là vấn đề rối loạn phát triển ở trẻ em và đặc trưng là khó khăn về giao tiếp, tương tác, hạn chế trong hành vi. Bên cạnh đó, vẫn có giáo viên còn nhầm lẫn các đặc trưng của rối loạn, cô T.N.T cho rằng: “Trẻ tự kỷ là trẻ có nhiều biểu hiện về tăng động và hành vi chống đối”. Đây là một số biểu hiện không mang tính bản chất của RLPTK và dễ nhầm lẫn với rối loạn khác trong nhóm rối loạn phát triển đó là rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention- deficit/hyperactivity disorder - ADHD).

Nhìn chung, giáo viên trường chuyên biệt có nhận thức đúng khái niệm RLPTK. Việc hiểu về khái niệm RLPTK tạo nên nền tảng cơ bản để giáo viên trường chuyên biệt có những hiểu biết cụ thể và sâu sắc hơn về rối loạn này.

Bảng 2.9. Tự đánh giá của giáo viên trường chuyên biệt về khả năng xác định RLPTK ở trẻ STT PHÁT BIỂU KẾT QUẢ TRẢ LỜI TẦN SỐ TỶ LỆ % 1 Tôi có thể dễ dàng xác định một đứa trẻ tự kỷ thông qua quan sát.

Đúng 57 58,8

Không biết 19 19,6

Sai 21 21,6

Tổng 97 100

Khảo sát về tự đánh giá khả năng xác định một đứa trẻ có RLPTK, đề tài đưa ra phát biểu “Tôi có thể dễ dàng xác định một đứa trẻ tự kỷ thông qua quan sát”. Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy có 58,8% giáo viên cho rằng mình có thể dễ dàng xác định một đứa trẻ tự kỷ. Trong khi đó, 19,6% trả lời rằng họ không

thể dễ dàng xác định được một đứa trẻ có phải là trẻ tự kỷ hay không, và 21,6% không biết mình có thể hoặc không thể xác định có hay không có RLPTK ở một đứa trẻ. Phỏng vấn cô N.T.H, được biết: “ Để xác định một đứa trẻ tự kỷ cần quan sát nhiều biểu hiện nhất là hành vi ở trẻ, dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của DSM – 5 hoặc ICD -10 và các thang đo chẩn đoán về tự kỷ sẽ hỗ trợ trong việc nhìn nhận trẻ đó có bị tự kỷ hay không”. Có thể nói, việc xác định và gọi tên một rối loạn ở một đứa trẻ là một điều không dễ dàng và để thực hiện công việc này, cần có một nhà chuyên môn như bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý hay các chuyên gia được đào tạo bài bản và chuyên sâu về đánh giá và thăm khám lâm sàng tâm lý. Cô N.T.U.T chia sẻ: “Giáo viên cần quan sát trẻ về tương tác mắt, nhạy bén về âm thanh hay các thói quen của bé. Ngoài ra, cần sử dụng những cái test chuyên biệt để đánh giá, công việc này cần một chuyên gia”. Tuy nhiên, việc giáo viên nhận định về các đặc điểm, biểu hiện của trẻ trong các trường hợp cụ thể sẽ đem lại nhiều thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng chương trình cá nhân, mục tiêu can thiệp hay các hoạt động can thiệp cụ thể cho trẻ.

Để đánh giá nhận thức của giáo viên trường chuyên biệt về RLPTK, đề tài thiết kế các câu hỏi với hình thức chọn lựa “đúng”, “sai” hoặc “không biết” cho mỗi phát biểu. Nhận thức về RLPTK của giáo viên trường chuyên biệt được chia thành các nhóm cụ thể.

2.2.1.3. Thực trạng nhận thức về biểu hiện của trẻ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt

Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên trường chuyên biệt về RLPTK, đề tài khảo sát sự đồng tình của giáo viên dành cho 11 phát biểu mô tả về các biểu hiện của trẻ tự kỷ về hành vi, cảm giác, tương tác, thói quen, thích ứng, ngôn ngữ, trí tuệ... Giáo viên sẽ phản hồi bằng cách chọn đáp án “đúng”, “sai” hoặc “không biết”. Kết quả khảo sát cho thấy những hiểu biết cơ bản của giáo viên về biểu hiện của trẻ có RLPTK được thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức về biểu hiện của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên trường chuyên biệt

STT PHÁT BIỂU TẦN

SỐ

TỶ

LỆ% ĐTB

1 Trẻ tự kỷ khó khăn trong việc biểu lộ các cảm xúc cụ thể.

68 70,1 2,10

2 Trẻ tự kỷ hạn chế nhìn vào mắt người khác

(duy trì cái nhìn). 88 90,7 2,72

3 Trẻ tự kỷ có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết.

38 39,2 1,18

4 Trẻ tự kỷ có những vận động lặp lại của tay và gần như cả cơ thể.

83 85,6 2,57

5 Trẻ tự kỷ có thể dễ dàng giao tiếp với người khác thông qua các biểu tượng cơ thể.

23 23,7 0,71

6 Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của môi trường.

93 95,9 2,88

7 Trẻ tự kỷ dễ dàng thay đổi thói quen ăn uống, mặc quần áo và vui chơi.

90 92,8 2,13

8 Phần lớn trẻ em mắc chứng tự kỷ bị thiểu năng trí tuệ.

93 30,9 0,93

9 Hầu hết trẻ tự kỷ là thiên tài (có những khả năng đặc biệt).

56 57,7 1,73

10 Trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ hoặc sự phát triển ngôn ngữ bị giới hạn.

91 93,8 2,81

11 Trẻ tự kỷ có cảm nhận giác quan bình thường. 54 55,7 1,67

Bảng 2.9 cho thấy giáo viên trường chuyên biệt có nhận thức ở mức khá (ĐTB: 1,96) về biểu hiện của trẻ có RLPTK trong đó, nhận thức về khó khăn của trẻ trong việc thích ứng với những thay đổi của môi trường có ĐTB cao nhất (2,88) và có 95,9% giáo viên trả lời đúng ở phát biểu này. Điều đó cho thấy phần đông giáo viên nhận thức được các biểu hiện của trẻ tự kỷ: khó khăn trong biểu lộ cảm xúc (ĐTB: 2,10); hạn chế nhìn vào mắt người khác (ĐTB: 2,72); các vận động lặp lại của tay chân và gần như cả cơ thể (ĐTB: 2,57); khó khăn trong việc thay đổi thói quen ăn uống và mặt quần áo (ĐTB: 2,13). Kết quả trên cũng phù hợp với 58,8% giáo viên tự đánh giá rằng có thể dễ dàng nhận diện được một đứa trẻ có RLPTK và 90,7% giáo viên hiểu đúng về khái niệm RLPTK là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác và giao tiếp xã hội bởi hành vi hạn chế và lặp lại. Giáo viên là người tiếp xúc nhiều với trẻ, việc quan sát và ghi nhận các biểu hiện thường xuyên ở trẻ vô cùng cần thiết để hiểu tình trạng khó khăn của trẻ và có những ứng xử phù hợp.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.9 còn cho thấy giáo viên có ĐTB ở mức trung bình (1,18) trong phát biểu trẻ tự kỷ có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết. Như thế, 60,8% giáo viên trường chuyên biệt chưa nhận thức đúng rằng trẻ tự kỷ có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết ví dụ với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, hay thầy cô: “Bé không tiếp xúc được với xã hội” (thầy B.A.T). Điều này có thể được giải thích bằng việc trẻ có những biểu hiện khó khăn trong tương tác và giao tiếp nên được đánh giá là không thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết vì thiếu các hành vi, các biểu hiện bình thường của một mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng trẻ tự kỷ có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết và có những cử chỉ thân thiết theo cách riêng của trẻ.

Hơn nữa, bảng 2.9 còn cho thấy rằng chỉ 23,7% giáo viên nhận thức đúng về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Đa số giáo viên có nhận thức ở mức yếu (ĐTB: 0,71) về khả năng sử dụng biểu tượng cơ thể để giao tiếp của trẻ có RLPTK “Trẻ hay chơi một mình, hay cáu gắt, đòi hỏi nhưng mà ít nói bằng lời, thay vào đó là các biểu hiện cáu gắt hay cái gì khác” (cô P.T.P). Có 72,3%

giáo viên cho rằng trẻ tự kỷ có thể dễ dàng giao tiếp với người khác bằng các biểu tượng cơ thể. Tiêu chuẩn chẩn đoán RLPTK ghi rõ trẻ thiếu các hành vi phi ngôn ngữ khi tương tác xã hội. Từ khả năng hợp nhất giao tiếp có lời và giao tiếp không lời nghèo nàn đến ngôn ngữ cơ thể và tương tác mắt bất thường, hoặc thiếu khả năng nhận hiểu và sử dụng điệu bộ đến việc không có khả năng biểu lộ qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

Kết quả khảo sát được cụ thể hóa khi phỏng vấn giáo viên. Cô P.T.P cho rằng: “Trẻ tự kỷ không nói được như trẻ bình thường, số cụm từ hơi ít. Trẻ ít giao tiếp bằng ánh mắt và khó nhận diện biểu cảm của người khác qua cử chỉ, thái độ”.

Cô T.H.T đề cập đến các biểu hiện khó khăn ở trẻ về “ảnh hưởng tới học tập, tư duy, nhận thức của trẻ”.

2.2.1.4. Thực trạng nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt

Để đánh giá nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có RLPTK của giáo viên một số trường chuyên biệt, đề tài thiết kế các phát biểu trong bảng hỏi và xử lý theo các nhóm nhận thức thành phần, khách thể trả lời bằng cách chọn đáp án “đúng”, “sai” hoặc “không biết” cho mỗi phát biểu. Số câu trả lời đúng được ghi nhận trong bảng 2.10.

Bảng 2.10 cho thấy đa số giáo viên nhận thức đúng về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có RLPTK với trung bình chung là 2,34 ở mức khá. Trong đó, với hầu hết các nội dung (5/6 nội dung) đều đạt trung bình trên 2 điểm. Qua đó, ta thấy rằng, giáo viên nhận thức được rằng tự kỷ là một rối loạn kéo dài suốt đời (73,2%), chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn (84,5%). Cô P.T.P cho biết: “Trẻ tự kỷ cần được can thiệp chuyên biệt và giáo dục hòa nhập để có thể thích nghi và đáp ứng một số chức năng cơ bản của cuộc sống”. Giáo viên trường chuyên biệt cũng nhận thức được rằng, việc chẩn đoán và can thiệp sớm sẽ hỗ trợ nhiều cho trẻ tự kỷ trong quá trình phát triển của em.

Bên cạnh đó, chỉ có 37 giáo viên (38,1%) nhận định đúng về phát biểu “Tự

kỷ có thể trầm trọng hơn với trẻ bị ngược đãi hoặc do sơ suất của cha mẹ ở giai đoạn đầu đời” như thế đa số giáo viên chưa nhận thức đúng về yếu tố nguy cơ của RLPTK. Điểm trung bình của phát biểu ở mức trung bình (ĐTB:1,56) cho thấy nhiều giáo viên chưa nhận thức được rằng những bất lợi ở giai đoạn đầu đời hay sự ngược đãi về thể chất cũng như tinh thần có ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ trầm trọng của RLPTK ở trẻ.

Việc giáo viên nhận thức đúng về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có RLPTK là nền tảng để xây dựng những hoạt động can thiệp cá nhân hay hoạt động hòa nhập phù hợp cho trẻ để đáp ứng được mục tiêu phát triển của từng trẻ.

Bảng 2.11. Nhận thức về mức độ và khả năng phục hồi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cuả giáo viên trường chuyên biệt

STT PHÁT BIỂU TẦN

SỐ

TỶ

LỆ % ĐTB

1

Tự kỷ có thể trầm trọng hơn với trẻ bị ngược đãi hoặc do sơ suất của cha mẹ ở giai đoạn đầu đời.

37 38,1 1,56

2 Trẻ tự kỷ cần được giáo dục đặc biệt. 90 92,8 2,87

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)