Phương pháp phân tích theo không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng đông bắc (Trang 33 - 34)

4. Bố cục của luận văn

2.2.3 Phương pháp phân tích theo không gian

Ngày nay, mặc dù công nghệ GIS (Geographic Information System) đã được phát triển rất mạnh, nhiều công cụ và phần mềm nội suy hiện đại đã được xây dựng, như Arc GIS, Arc View, Mapinfor, … Tuy nhiên, thuật toán phân tích theo không gian (nội suy) trong các công cụ này vẫn đơn thuần là các phương pháp tính theo khoảng cách giữa các điểm theo các cách tiếp cận khác nhau. Thực tế đối với việc nội suy yếu tố khí hậu theo không gian, tác động của các nhân tố như địa hình, sườn khuất gió đón gió, hướng gió theo mùa,… tác động rất lớn đến chất lượng phân tích theo không gian. Mặc dù các công cụ nội suy hiện đại đã được phát triển, những nhân tố nêu trên tác

t ≥ tα r là đáng kể

t < tα r là không đáng kể (**)

động đến sự phân bố theo không gian của các đặc trưng khí hậu vẫn chưa được tích hợp. Vì vậy, trong các nghiên cứu (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, 1995; Nguyễn Duy Chinh và nnk, 2004; Mai Văn Khiêm và nnk, 2015), các tác giả cho rằng phương pháp phân tích chuyên gia (xây dựng bản đồ tác giả) là phù hợp hơn cả để xây dựng bản đồ phân bố theo không gian của các đặc trưng khí hậu.

Từ thực tiễn đó, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xác định phương pháp phân tích chuyên gia (Advanced experimental methods) được áp dụng để phân tích phân bố theo không gian đối với các đặc trưng khí hậu. Trên cơ sở kết quả phân tích theo không gian, công cụ Arc GIS sẽ được áp dụng để số hóa và hiển thị dưới dạng các bản đồ phân bố theo không gian.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, để phân tích theo không gian và xây dựng các bản đồ của các đặc trưng khí hậu, một số nguyên tắc cơ bản sau sẽ được áp dụng:

(1) Tính kế thừa:

Tính kế thừa ở đây bao gồm về số liệu, kết quả phân tích theo không gian và phương pháp luận của các tác giả trước đó đã thực hiện. Ở đây, các kết quả xây dựng bản đồ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (1995), Nguyễn Duy Chinh và nnk (2004), Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Mai Văn Khiêm và nnk (2015 sẽ được sử dụng để tham chiếu và vẽ các đường đẳng giá trị.

(2) Tính khách khách quan:

Tính khách quan xuất phát từ sự nhìn nhận phân hoá khí hậu là quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào phương pháp đánh giá hay vào bất kỳ sự sắp xếp nhân tạo nào.

(3) Nguyên tắc đồng nhất:

Nguyên tắc đồng nhất cũng hiểu theo nghĩa tương đối. Ranh giới giữa các cấu trúc đồng nhất là nơi mà tính đồng nhất ở một mức độ nào đó, bắt đằu chuyển sang một hình thể cấu trúc khác.

(4) Nguyên tắc dị biệt:

Tính chất dị biệt là hệ quả của sự tác động tương hỗ giữa các nhân tố địa đới, phí địa đới và địa phương, khiến cho cấu trúc khí hậu ở từng nơi không phụ thuộc về quy mô lãnh thổ, đều mang những sắc thái điển hình riêng có thể nhận biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng đông bắc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)