Một số hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng đông bắc (Trang 63 - 67)

4. Bố cục của luận văn

3.2.1 Một số hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ

3.2.1.1 Số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt

1) Số ngày có Tx ≥ 350C (nắng nóng): Hình 3.22 cho thấy, có sự phân hóa mạnh mẽ về số ngày nắng nóng giữa các trạm trên khu vực. Nắng nóng không quan trắc được tại một số trạm như Sa Pa, Bắc Hà, Mù Căng Chải, Tam Đảo. Ngược lại, một số trạm có số ngày nắng nóng cao như Bảo Lạc (45 ngày), Chiêm Hóa (34,3 ngày), Hữu Lũng (31,5 ngày). Như vậy có thể nhận thấy, số ngày xảy ra nắng nóng ở khu vực Đông Bắc cũng có sự biến động mạnh mẽ giữa các trạm như biến động của nhiệt độ.

2) Số ngày có Tx ≥ 370C (nắng nóng gay gắt): Hình 3.22 cho thấy, trung bình giai đoạn 1970 - 2017, số ngày xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt ở khu vực Đông Bắc là không cao. Trong đó, nhiều trạm không quan trắc được hiện tượng nắng nóng gay gắt, như tại Sa Pa, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Tam Đảo, Uông Bí và các trạm thuộc khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Số ngày nắng nóng gay gắt nhiều nhất là 9,4 ngày/năm tại trạm Bảo Lạc. Một số trạm khác có số ngày nắng nóng gay gắt quan trắc được dao động từ 4 đến 6 ngày như Bắc Mê, Chiêm Hóa, Phú Hộ, Việt Trì, Vĩnh Yên, Lục Ngạn; một số trạm có từ 2 đến 4 ngày/năm, như Văn Chấn, Hàm Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Chợ Rã, Minh Đài.

Nhìn chung, số ngày xảy ra hiện tượng nắng nóng ở khu vực Đông Bắc là khá cao, phổ biến dao động từ 10 - 30 ngày/năm. Tuy nhiên, số ngày đạt ngưỡng nắng nóng gay gắt là không cao. Số ngày nắng nóng chủ yếu xảy ra ở khu vực thung lũng và trung du có địa hình thấp; và gần như không xảy ra ở các khu vực núi cao.

3.1.1.2 Số ngày xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại

Là vùng tiếp nhận gió mùa cực đới sớm nhất cả nước, nên mức độ rét lạnh về mùa đông ở đây hơn hẳn bất cứ nơi nào của lãnh thổ, nhất là khu vực Lạng Sơn - Cao Bằng. Đặc điểm chung của vùng này là mùa đông lạnh, với Tn rất thấp như đã phân tích ở trên. Tình trạng mùa đông lạnh còn do sự tác động của điều kiện bức xạ vào các tháng mùa đông. Trong đó, nhiệt độ thấp nhất xảy ra vào các tháng chính đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2).

1) Số ngày có Ttb ≤ 150C (rét đậm): Hình 3.23 trình bày kết quả tính toán số ngày xảy ra hiện tượng rét đậm rét hại (khi Ttb ngày ≤150C) tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc thời kỳ 1970 - 2017. Kết quả này cho thấy, số ngày xảy ra hiện tượng rét đậm rét hạiở khu vực Đông Bắc có sự biến động mạnh giữa các trạm, với số ngày dao động từ 25,3 ngày (tại trạm Uông Bí) đến 146,7 ngày (tại trạm Sa Pa). Trong đó, số ngày xảy ra hiện tượng này phổ biến dưới 60 ngày ở các trạm đồng bằng và trung du. Số ngày xảy ra hiện tượng cao hơn ở các trạm vùng núi cao.

Hình 3.22. Kết quả tính toán số ngày nắng nóng (Tx≥35oC) và số ngày nắng nóng gay gắt (Tx≥37oC) thuộc khu vực Đông Bắc (ngày/năm)

Hình 3.23. Kết quả tính toán số ngày rét đậm rét hại(Ttb≤15oC) và số ngày rét hại (Ttb≤13oC) tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc (ngày/năm)

2) Số ngày có Ttb ≤ 130C (rét hại): Trung bình thời kỳ 1970 - 2017, số ngày rét hại (Ttb ≤ 130C) tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc dao động từ 10,2 ngày (tại trạm Vĩnh Yên) đến 110,7 ngày (tại trạm Sa Pa). Nhìn chung, biến động số ngày rét hại giữa các trạm là rất lớn; phổ biến là dưới 20 ngày/năm; một số trạm vùng núi cao dao động từ 20 đến 40 ngày/năm;riêng trạm Sa Pa có 110,7 ngày (hình 3.23).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng đông bắc (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)