L Ờ IC ẢM ƠN
2.1. Tập số liệu nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu chính là 1) Đánh giá được tác động của KKL
đến nhiệt độ trung bình, nhiệt độ thấp nhất, lượng mưa, tốc độ gió và các hiện
tượng khí tượng trên khu vực ĐBBB trong giai đoạn 1997-2017; và 2) đánh giá được mức độ, xu thế, tính chất hoạt động của KKL trên khu vực ĐBBB để trên cơ sở đó giải thích được nguyên nhân dẫn đến biến đổi của KKL trên khu vực ĐBBB trong giao đoạn 1997-2017, các nguồn tài liệu và số liệu đã được thu thập bao gồm:
- Số liệu thống kê các đợt KKL xảy ra trên khu vực miền Bắc Việt Nam
được đưa ra trong tài liệu “Đặc điểm khí tượng thủy văn” từ năm 1997 đến
năm 2017 do Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, Trung tâm KTTV quốc gia, nay là Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn
biên soạn và ban hành. Các thông tin được thu thập bao gồm: + Thời gian xảy ra đợt KKL
+ Dạng KKL: KKL tăng cường hay gió mùa đông bắc (GMĐB)
+ Các dạng hình thế chi phối hoặc kếp hợp + Một số hệ quả thời tiết đi kèm
- Số liệu quan trắc của nhiệt độ không khí tại độ cao 2 mét (T2m), nhiệt
độ tối cao ngày (TX), nhiệt độ tối thấp ngày (TN), tốc độ (ff) và hướng gió (dd) tại độ cao 10 mét, lượng mưa ngày (R24), các hiện tượng thời tiết (ww) tại các phiên quan trắc chính trong ngày của 9 trạm quan trắc khí tượng bề
mặt trên khu vực ĐBBB từ ngày 1 tháng 6 năm 1997 đến 31 tháng 12 năm
2017 (xem bảng 2.1). Trên thực tế, số liệu được thu thập từ các tệp tin mã
điện gửi về nên có thể coi đây là số liệu gốc. Luận văn sử dụng số liệu gốc
này để đảm bảo nguồn số liệu được sử dụng phản ánh đúng thực tế. Việc tính
tháng, ... tại các trạm sẽđược tính dựa trên các số liệu gốc này.
- Số liệu trung bình nhiều năm (được tính từ 1981-2010) của T2m, TX, TN, ff, dd và R24 của 9 trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên khu vực ĐBBB
(xem bảng 2.1) để phục vụ việc kiểm tra chất lượng số liệu quan trắc và nghiên cứu mức độ biến đổi của các yếu tố và hiện tượng KKL.
- Số liệu tốc độ gió tại các phiên quan trắc trong ngày của trạm khí
tượng hải văn Bạch Long Vĩ từ ngày 1 tháng 6 năm 1997 đến 31 tháng 12
năm 2017. Số liệu này chủ yếu được sử dụng để xác định cường độ của các
đợt KKL.
- Các bản đồ phân tích của một sốtrường khí tượng (chủ yếu là bản đồ trường áp, gió, độ xoáy, độẩm và độcao địa thế vị) cho miền Âu-Á tại bề mặt, mực 850mb, 700mb, 500mb và 200mb từ số liệu tái phân tích ERA-Interim của các ngày xảy ra KKL trên khu vực ĐBBB trong giai đoạn 1997-2017. Các bản đồ này được cung cấp bởi đề tài NCKH cấp Nhà nước “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sự xâm nhập của các đợt lạnh và nóng ấm bất thường trong mùa đông ở khu vực miền núi phía Bắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, mã số BĐKH.25/16-20. Các bản đồ này sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích các hình thế thời tiết.
- Các kết quả tính toán độcao địa thế vị trung bình vùng trung tâm của áp cao Siberia (40-60oN, 70-110oE) và vùng trung tâm của áp thấp Aleut (50- 60oN, 170-150oW) tại mực 1000mb trong giai đoạn 1979-2017. Số liệu này
được sử dụng để đánh giá tác động của các trung tâm khí áp này tới xu thế
biến đổi của các đợt KKL. Nguồn số liệu này được cung cấp từ đề tài NCKH cấp Nhà nước mã sốBĐKH.25/16-20 ở trên.
Bảng 2.1 dưới đây đưa ra các thông tin cơ bản về 9 trạm quan trắc khí
tượng bề mặt trên khu vực ĐBBB được thu thập số liệu để phục vụ nghiên cứu. Trên thực tế, hiện tại có 14 trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên khu vực
ĐBBB, nhưng do chuỗi số liệu của một số trạm không đủcho giai đoạn 1997- 2017 nên trong luận văn này chỉ sử dụng 9 trạm như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thông tin về các trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên khu vực
ĐBBB được thu thập số liệu để phục vụ nghiên cứu
TT Tỉnh (Thành phố) Tên trạm Mã trạm Kinh độ Vĩ độ Độ cao (m)
01 Hà Nội Láng 48820 105°51' 21°01' 6
02 Hà Nội Sơn Tây 48817 105°30' 21°08' 16 03 Hà Nội Hà Đông 48/58 105°45' 20°58' 6 04 Hải Dương Hải Dương 48827 106°18' 20°57' 2 05 Hưng Yên Hưng Yên 48822 106°03' 20°40' 4 06 Nam Định Nam Định 48823 106°10' 20°26' 2 07 Nam Định Văn Lý 48829 106°18' 20°07' 2 08 Ninh Bình Ninh Bình 48824 105°59' 20°15' 3 09 Thái Bình Thái Bình 48835 106°21' 20°27' 2