Nhiệt độ trung bình tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của không khí lạnh đến một số yếu tố khí tượng trên khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 51 - 53)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.2.3. Nhiệt độ trung bình tháng

Tương tựhình 3.3, hình 3.4 đưa ra kết quả tính toán xu thế chuẩn sai số đợt KKL trong mùa đông của từng năm so với TBNN của thập kỷ đầu tiên 1997-2006 (A1), thập kỷ tiếp theo 2007-2017 (B1) và cho cả giai đoạn 1997- 2017 (C1) cùng với xu thế chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng trong cả mùa

đông của từng năm so với TBNN của thập kỷđầu tiên 1997-2006 (A2), thập kỷ tiếp theo 2007-2017 (B2) và cho cả giai đoạn 1997-2017 (C2). Từ hình 3.2 có thể thấy trong thập kỷđầu, sốđợt KKL có xu hướng tăng dần lên theo thời gian từ thấp hơn TBNN đến cao hơn TBNN từ 2-4 đợt. Sự thay đổi của nhiệt

độ trung bình các tháng ảnh hưởng của KKL trong thập kỷ này trên khu vực

ĐBBB ở mức ít thay đổi và thấp hơn TBNN từ 0.1-0.20C. So sánh hai biểu đồ

A1 và A2 cho thấy, sự biến đổi của nhiệt độ trung bình ngược pha với số đợt

KKL, đặc biệt trong năm 2003 và 2007, khi số đợt KKL tăng mạnh so với TBNN (từ 3-5 đợt) thì nhiệt độ trung bình các tháng ảnh hưởng của KKL giảm mạnh so với TBNN (từ 0.3-0.50C). Trong thập kỷ sau, khi số đợt KKL

có xu hướng giảm dần từ mức cao hơn TBNN xuống thấp hơn TBNN từ 2-4

đợt thì nhiệt độ trung bình trên khu vực lại có xu hướng tăng từ mức thấp hơn

TBNN từ 0.2-0.40C lên cao hơn TBNN từ 0.4-0.60C. Đặc biệt vào mùa đông năm 2010-2011, số đợt KKL tăng lên so với TBNN khoảng 9 đợt thì nhiệt độ

trung bình giảm khoảng 1.00C so với TBNN. Nguyên nhân là do trong mùa

đông năm 2010-2011 có xuất hiện một số đợt nắng nóng bất thường trong

mùa đông.

Hình 3.4: Xu thế biển đổi của chuẩn sai sốđợt KKL (các hình bên trên) và nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông (các hình bên dưới) trên khu vực

ĐBBB so với TBNN theo thập kỷđầu (A1, A2), theo thập kỷ sau (B1, B2) và trong hai thập kỷ gần đây (C1, C2)

Đánh giá chung cho hai thập kỷ gần đây cho thấy sự ngược pha rõ ràng giữa sự thay đổi số đợt KKL ảnh hưởng đến khu vực và nhiệt độ trung bình của các tháng ảnh hưởng của KKL. Trong khi sốđợt KKL có xu hướng giảm dần từ mức xấp xỉ cao hơn TBNN xuống mức xấp xỉ thấp hơn TBNN thì

nhiệt độ trung bình các tháng ảnh hưởng của KKL lại có xu hướng tăng lên từ

mức thấp hơn TBNN lên mức cao hơn TBNN từ 0.2-0.40C. Nguyên nhân là

chính do tác động của BĐKH nên nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa

đông có xu hướng tăng lên, cộng thêm hiệu ứng xuất hiện một số đợt nắng nóng bất thường trong mùa đông trong 10 năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của không khí lạnh đến một số yếu tố khí tượng trên khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)