Nhiệt độ trung bình ngày của các tháng mùa đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của không khí lạnh đến một số yếu tố khí tượng trên khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 47 - 49)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.2.1. Nhiệt độ trung bình ngày của các tháng mùa đông

Sự biến đổi của các yếu tố nhiệt độ khi KKL ảnh hưởng phụ thuộc vào

cường độ của KKL xâm nhập xuống khu vực, có hoặc không có kết hợp với hình thế thời tiết khác. Thông thường khi KKL ảnh hưởng đến khu vực sẽ làm giảm nhiệt độ ở trên khu vực, nhưng cũng có những đợt xâm nhập lạnh làm nhiệt độ trên khu vực không thay đổi thậm chí tăng nhẹ. Mức giảm nhiệt độ

trung bình theo thống kê trong vòng 20 năm gần đây (1997-2017) phổ biến từ

2-50C, đối với các đợt KKL tăng cường từ 1-30C. Đặc biệt có những trường hợp KKL cường độ mạnh và KKL tăng cường mạnh làm nhiệt độ giảm sâu từ

8 - 110C. Cụ thể cho các tháng đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa đông như sau:

- Tháng IX: do trong tháng IX khu vực chủ yếu ảnh hưởng của các đợt

gió mùa đông bắc (GMĐB), không có đợt KKL tăng cường mạnh và trung bình nào nên mức độ giảm nhiệt độ trung bình ngày phổ biến từ 2-40C. Khi

trường hợp đợt KKL xảy ra vào ngày 5/9/1998 đã làm nhiệt độ trung bình ngày trên khu vực giảm từ 5-60C.

- Tháng X: Các đợt xâm nhập lạnh trong tháng X thường làm cho nhiệt

độ trung bình ngày giảm từ 2-50C, các đợt KKL tăng cường yếu thì mức giảm

ít hơn, phổ biến từ 1 - 30C. Trường hợp đặc biệt, đợt GMĐB cường độ mạnh làm giảm nhiệt độ trung bình từ 6 - 80C như đợt GMĐB vào ngày 13/10/2003.

- Tháng XI: các đợt GMĐB trong tháng XI thường làm giảm nhiệt độ

trung bình ngày từ 3-50C. KKL tăng cường ảnh hưởng đến khu vực thì mức giảm nhiệt độ ít hơn, phổ biến từ 1-30C. Đối với các trường hợp khi khu vực

ảnh hưởng của GMĐB cường độ mạnh và trung bình thì mức giảm nhiệt độ

trung bình phổ biến từ 6-80C.

- Tháng XII: các GMĐB trong tháng XII thường làm giảm nhiệt độ

trung bình ngày từ 4 - 60C. Khi KKL tăng cường ảnh hưởng đến khu vực thì mức giảm nhiệt độ ít hơn, phổ biến từ 1 - 30C. Một số trường hợp làm giảm nhiệt độ sâu như đợt GMĐB cường độ mạnh vào ngày 08/12/2002 và ngày

03/12/1998 đã làm giảm 8 - 110C

- Tháng I: Theo thống kê 20 năm gần đây, khi chịu ảnh hưởng của các

đợt GMĐB cường độ mạnh, nhiệt độ trung bình ngày trên khu vực giảm phổ

biến từ 5 - 70C. Đặc biệt có những trường hợp khi KKL xâm nhập xuống kết hợp với hội tụ gió trên cao gây mưa dông mạnh làm nền nhiệt độ trung bình ngày giảm sâu từ 8 - 100C. Ví dụ như các đợt KKL cường độ mạnh vào các ngày: 03/02/1998; ngày 25/01/2001; ngày 05/03/2007 và ngày 16/02/2006. Khi ảnh hưởng của các đợt GMĐB cường độ trung bình và yếu, mức giảm nhiệt độ trung bình ngày trong tháng I phổ biến từ 2 - 50C và nhiều trường hợp nhiệt độ ít thay đổi. Nói chung, nếu khu vực chịu ảnh hưởng của KKL

tăng cường thì nền nhiệt độ trung bình ngày thường không giảm nhiều, mức giảm nhiệt độ do KKL tăng cường ít hơn so với các đợt GMĐB.

- Tháng II: Mức giảm nhiệt độ trung bình phổ biến từ 2 - 50C. Cá biệt trong những trường hợp nhiệt độ có thể giảm sâu từ 7 - 90C, cụ thể là các đợt xâm nhập lạnh vào các ngày 16/02/2006 và ngày 3/2/2004.

- Tháng III: Mức giảm nhiệt độ trung bình phổ biến từ 2 - 60C. Khi ảnh

hưởng của các đợt GMĐB cường độ trung bình và các đợt KKL tăng cường yếu thì mức giảm thấp hơn, phổ biến từ 1 - 30C. Những trường hợp cá biệt

được xét cụ thể dưới đây đã làm nhiệt độ giảm từ 7 - 110C, đó là các đợt xâm nhập lạnh vào các ngày 5/3/2003, ngày 12/3/2005, ngày 18/3/2003 và ngày 5/3/2007.

- Tháng IV: mức giảm nhiệt độ trung bình phổ biến từ 3 - 50C. Còn khi

ảnh hưởng của các đợt KKL tăng cường thì mức giảm nhiệt độ ít hơn, phổ

biến từ 1 - 20C, nhiều trường hợp nhiệt độ trung bình ít thay đổi. Một số trường hợp đặc biệt được xét đến trong tháng IV làm nền nhiệt độ giảm sâu từ

8 - 100C đó là những đợt KKL vào ngày 10/4/2001 và ngày 2/4/2007.

- Tháng V: KKL xâm nhập xuống khu vực thường làm cho nền nhiệt

độ trung bình giảm từ 1 - 30C. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt có thể làm giảm sâu nhiệt độ trung bình ngày như đợt GMĐB vào ngày 23/5/1998 đã làm nhiệt độ giảm sâu 10 - 120C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của không khí lạnh đến một số yếu tố khí tượng trên khu vực đồng bằng bắc bộ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)