L Ờ IC ẢM ƠN
3.3. Biến đổi của lượng mưa trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ vào mùa đông
đông trong giai đoạn 1997-2017
Hình 3.6 đưa ra kết quả tính toán chuẩn sai tổng lượng mưa của các
tháng mùa đông so với TBNN tại 9 trạm nghiên cứu và trung bình trên toàn khu vực ĐBBB. Từ hình 3.6 có thể thấy chuẩn sai tổng lượng mưa các tháng mùa đông so với TBNN có sự đồng nhất rất lớn giữa các trạm quan trắc trên khu vực vào các mùa đông từ năm 2004-2011, 2015-2016 và 2016-2017.
Trong đó, những năm có tổng lượng mưa lớn hơn TBNN rõ ràng nhất là các
mùa đông: 2008-2009, 2011-2012 và 2015-2016. Ngược lại, những mùa đông
có chuẩn sai lượng mưa hụt so với TBNN rõ nét nhất là các mùa đông: 2004- 2005, 2006-2007, 2009-2010, 2010-2011 và 2016-2017.
Hình 3.6: Chuẩn sai tổng lượng mưa các tháng mùa đông trong giai đoạn 1997-2017
Xét đến chuẩn sai trung bình trên toàn khu vực ĐBBB có thể thấy mùa
đông năm 2008-2009 có chuẩn sai dương lớn nhất trong chuỗi số liệu đang
44.1%. Những mùa đông có chuẩn sai lượng mưa dương dao động phổ biến từ 10-12%. Ngược lại, mùa đông năm 2004-2005 là mùa đông có chuẩn sai
lượng mưa âm nhất là 43.8%. Tiếp đến là mùa đông năm 2006-2007 có chuẩn sai âm là 34.0%.
Hình 3.7 dưới đây đưa ra kết quả tính toán xu thế biến đổi của tổng
lượng mưa các tháng và số đợt KKL so với TBNN giai đoạn 1997-2017. Từ
hình 3.7 có thể thấy có dao động cùng pha trong xu thế biến đổi giữa chuẩn sai số đợt KKL ảnh hưởng đến khu vực ĐBBB và chuẩn sai tổng lượng mưa
các tháng so với TBNN theo từng năm. Các năm có tương quan ngược là các
mùa đông 1999-2000, 2001-2002, 2007-2008, 2010-2011, 2013-2014 và 2015-2016.
Hình 3.7: Xu thế biến đổi của tổng lượng mưa các tháng và sốđợt KKL so với TBNN giai đoạn 1997-2017
Bảng 3.6 dưới đây đưa ra kết quả thống kê lượng mưa ngày lớn nhất
được quan trắc trong giai đoạn 1997-2017 tại 9 trạm quan trắc và theo các
tháng đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa đông. Từ bảng 3.6 có thể thấy các giá trịmưa ngày lớn nhất thường xảy ra vào các tháng đầu và cuối mùa đông, đặc biệt trong tháng V, tháng IX, tháng X và tháng XI, lượng mưa ngày lớn nhất
đáng chú ý nhất đó là: cực trị lượng mưa ngày của trạm Thái Bình là 512.3mm, của trạm Hà Đông vào tháng X là 514.2mm, của trạm Láng vào tháng X là 347.0mm, của trạm Hà Đông vào tháng V là 337.8mm, của trạm
Văn Lý vào tháng IX là 324.3mm. Các tháng còn lại có lượng mưa ngày lớn nhất phổ biến ở mức mưa vừa đến mưa to. Riêng tháng IV có những trạm quan trắc được lượng mưa ngày lớn nhất trên 100mm đó là: trạm Hà Đông có
giá trị là 201.9mm, Nam Định là 134.3mm, Thái Bình 114.4mm và tháng XII có trạm Văn Lý có lượng mưa ngày lớn nhất là 104.8mm.
Bảng 3.6: Giá trị lượng mưa ngày lớn nhất nhất (mm) theo từng tháng của
mùa đông trong giai đoạn 1997-2017
Tháng/Trạm I II III IV V IX X XI XII
Láng 38.6 29.7 36.8 93.4 190.1 144.1 347.0 128.2 43.6 Sơn Tây 68.0 30.2 42.2 81.6 95.4 267.3 215.0 90.0 58.2 Hà Đông 38.3 21.2 43.7 201.9 337.8 121.8 514.2 186.4 32.6 Hải Dương 38.7 33.3 50.4 74.2 167.3 165.3 143.9 175.4 38.2 Hưng Yên 58.6 56.0 31.7 99.3 147.6 175.8 127.1 102.6 32.7 Nam Định 77.5 46.6 45.4 134.3 121.0 215.0 197.2 90.9 29.9 Văn Lý 60.1 18.1 60.8 71.6 192.5 324.3 200.2 232.4 104.8 Ninh Bình 65.2 38.1 38.4 71.2 151.0 293.1 184.9 84.6 70.6 Thái Bình 82.5 32.5 62.7 114.4 192.2 512.3 308.2 289.7 45.7
Hình 3.8 đưa ra kết quả tính toán xu thế chuẩn sai tổng lượng mưa tháng trong mùa đông của từng năm so với TBNN của thập kỷđầu tiên 1997- 2006 (A1), thập kỷ tiếp theo 2007-2017 (B1) và cho cả giai đoạn 1997-2017 (C1) cùng với xu thế chuẩn sai của số đợt KLL. Từ hình 3.8 có thể thấy sự thay đổi của tổng lượng mưa tháng trong các tháng mùa đông không có xu thế
giống như đối với yếu tố nhiệt độ. Cụ thể, nếu như trong thập kỷ đầu, khi số đợt KKL có xu hướng tăng lên thì tổng lượng mưa của các tháng mùa đông
lại có xu hướng giảm, ngược pha hoàn toàn nhau. Xét đến thập kỷ sau, khi số đợt KKL có xu hướng giảm so với TBNN thì chuẩn sai tổng lượng mưa các
nhau. Xét chung cho cả giai đoạn 1997-2017, chuẩn sai tổng lượng mưa các tháng mùa đông lại có xu hướng từ thấp hơn TBNN đến xấp xỉ TBNN.
Hình 3.8: Xu thế biển đổi của chuẩn sai sốđợt KKL (các hình bên trên) và tổng lượng mưa các tháng mùa đông (các hình bên dưới) trên khu vực ĐBBB
so với TBNN theo thập kỷđầu (A1, A2), theo thập kỷ sau (B1, B2) và trong hai thập kỷ gần đây (C1, C2)
Thường trong các tháng mùa đông, trên khu vực ĐBBB chỉ xảy ra một sốngày mưa lớn, mưa lớn cục bộ mà ít khi xảy ra mưa lớn diện rộng, kéo dài
nhiều ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2017, đã có rất nhiều đợt KKL
ảnh hưởng và gây ra các đợt mưa lớn diện rộng trên khu vực với thời gian kéo dài từ 2 ngày trở lên. Cụ thểnhư:
* Đợt mưa từ ngày 8-10/III/2001: Do ảnh hưởng của đợt gió mùa đông
bắc cường độ mạnh vào ngày 8/III/2001, nên khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa vừa đến mưa to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-100mm.
* Đợt mưa từ ngày 2-3/XI/2005: Khu vực đã xảy ra đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa đợt phổ biến từ 50-80mm ở các tỉnh phía tây bắc của khu vực và từ 130-330m ở các tỉnh còn lại. Đặc biệt, trong ngày 3/XI, một số nơi quan trắc được mưa ngày lớn hơn 200mm như Thái Bình
289.7mm, Văn Lý 232.4mm.
* Đợt mưa từ ngày 31/X-3/XI/2008: Đây là trận mưa lớn kỷ lục tại khu vực, nhất là ở khu vực Hà Nội. Nguyên nhân gây mưa chủ yếu là do hoạt
động mạnh của đới gió đông nam từ tầng thấp lên đến mực 5000m, từ ngày 2- 3/XI do ảnh hưởng của đợt KKL tăng cường mạnh kết hợp với hội tụ gió trên
cao. Lượng mưa lớn nhất quan trắc được ở các tỉnh phía tây bắc của khu vực với tổng lượng mưa toàn đợt phổ biến từ 400-800mm, ở phía tây nam có
lượng mưa ít hơn với tổng lượng mưa toàn đợt phổ biến từ 100-300mm. Trong ngày 31/X, một số nơi quan trắc được lượng mưa ngày rất lớn như
Trạm Hà Đông (Hà Nội) là 514.2mm, Láng (Hà Nội) là 347mm, Sơn Tây (Hà
Nội) là 215mm.
* Đợt mưa từ ngày 28-29/X/2012: Tổng lượng mưa toàn đợt phổ biến từ 70-140mm. Riêng trạm Thái Bình và Văn Lý quan trắc được lượng mưa
ngày trên 100mm. Tại trạm Thái Bình vào ngày 29/X đã quan trắc được lượng
mưa rất lớn là 308.2mm, tổng lượng mưa đợt là 415.9mm. Tại trạm Văn Lý, lượng mưa đo được vào ngày 28 và 29/X lần lượt là 161.9 và 168.3mm.
* Đợt mưa từ ngày 24-25/V/2016: Mưa lớn tập trung ở phía tây bắc của khu vực với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-370mm. Đặc biệt trong ngày 25,
đã có những trạm quan trắc được lượng mưa trên 160mm như trạm Hà Đông
* Đợt mưa từ ngày 10-11/X/2017: Tổng lượng mưa phổ biến từ 100- 280mm. Trong ngày 10/X một số nơi có lượng mưa rất lớn như Nam Định
197.2mm, Văn Lý 154.4mm, Ninh Bình 160mm.
Như vậy, có thể thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa chuẩn sai tổng lượng
mưa các tháng ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và chuẩn sai số đợt KKL
ảnh hưởng đến khu vực. Tổng lượng mưa trong mùa đông 2008-2009 vượt chuẩn nhất và mùa đông 2004-2005 là hụt chuẩn nhất trong vòng 20 năm vừa qua. Sốngày có mưa trong các tháng mùa đông nhiều nhất vào các tháng cuối mùa từ tháng III-V và tháng IX, các tháng chính đông ít ngày có mưa, thậm chí có những năm trong tháng XI và tháng XII không có ngày nào có mưa. Lượng mưa trong các tháng đầu và cuối mùa đông cao hơn các tháng chính
đông, cũng cho ra kết quả tương tựkhi xét lượng mưa ngày lớn nhất, số ngày xảy ra mưa lớn trong các tháng. Trong các tháng chính đông, không có ngày
nào xảy ra mưa to đến rất to. Mưa lớn diện rộng trên khu vực thường xảy ra theo ngày, ít khi kéo dài thành đợt. Đợt mưa lớn diện rộng điển hình và kỷ lục
trong vòng 20 năm theo chuỗi số liệu đang xét là đợt mưa từ ngày 31/X- 3/XI/2008, có trạm đã quan trắc được lượng mưa ngày trên 500mm.