nghiệp huyện Bình Chánh
Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Huyện đã được đầu tư khá lớn, nhiều công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, đường nối đại lộ Nguyễn Văn Linh với đường cao tốc được xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để huyện kêu gọi, thu hút đầu tư, đảm bảo giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo mục tiêu, định hướng đề ra.
Bình Chánh có lợi thế về địa hình, nguồn nước, lao động dồi dào, diện tích đất lớn cho việc hình thành các KCN; không những vậy, Bình Chánh còn có lợi thế trong việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất lương thực, thực phẩm.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế, lao động có sự chuyển dịch tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm lực của địa phương, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Địa bàn khu quy hoạch có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho việc phát triển thành đô thị.
-Tiềm lực lớn về đất đai: Quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển
đô thị một cách đồng bộ. Hiện nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, năng suất thấp và đất chưa sử dụng còn tới 173 ha tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Lê Minh Xuân và Bình Lợi.
-Tốc độ phát triển đô thị: Đô thị hóa với tốc độ khá nhanh, nhiều dự
án đang xúc tiến đầu tư với quy mô lớn đã trở thành hạt nhân tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển và là nơi thu hút dân cư từ nội thành ra, góp phần thực hiện chương trình giãn dân của Thành phố, hiện đại hóa nông thôn.
-Phát triển kinh tế: Công nghiệp hiện trên đà phát triển; với các khu –
cụm công nghiệp tập trung quy mô lớn đang xây dựng…là nơi thu hút nhiều lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là nhân tố thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
-Về cảnh quan môi trường : Hệ thống sông rạch nhiều, cảnh quan thiên
nhiên đẹp, phong phú có thể tận dụng phát triển hệ thống cây xanh kết hợp mặt nước tạo môi trường thiên nhiên trong lành và thoáng đẹp.
*Hạn chế
-Đội ngũ lao động đông đảo là vốn quý báu, là nhân tố tích cực để phát triển sản xuất. Song trình độ dân trí chưa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy nhu cầu đào tạo tay nghề đáp ứng sản xuất theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề cần phải thực hiện.
-Các công trình công cộng về thể loại tương đối đầy đủ nhưng quy mô nhỏ và chất lượng kém chưa đảm bảo phục vụ nhân dân.
-Nhà ở hình thành và phát triển theo dạng tự phát, các điểm dân cư bám dọc theo các trục lộ giao thông, sông rạch, làm ảnh hưởng đến lưu thông, chất lượng nhà và các tiện nghi sinh hoạt còn thấp. Dân cư hiện còn nhiều hộ sống giữa khu đất canh tác, không tiện cho việc cấp nước ....
-Các cơ sở sản xuất CN – TTCN xen cài trong khu dân cư, không đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng, không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường không khí, đất và nước.
-Hệ thống hạ tầng phát triển nhưng chất lượng công trình chưa cao, bán kính phục vụ chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển dân cư theo lối sống đô thị.
-Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật ổn định và vững chắc, ngành dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, đáng lo ngại là có xu hướng phân hóa giàu nghèo ở nông thôn.
vấn đề phức tạp nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư tăng cao, tỷ lệ lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao. Một số đơn vị sản xuất công nghiệp có trang thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu. Các sản phẩm hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
*Áp lực đối với đất đai
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới do nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, chia sẻ quỹ đất công trình công cộng (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa…), công nghiệp cho thành phố và các quận nội thành. Áp lực đối với đất đai ngày càng tăng được thể hiện trên các mặt sau:
-Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhu cầu đất đai cho phát triển các khu đô thị mới, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đất cho phát triển khu tái định cư, phát triển thương mại, dịch vụ và cơ sở hạ tầng rất lớn, đây là sức ép lớn nhất đối với đất đai của huyện.
-Với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một tăng, cần dành đất cho xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ, xã hội...
Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất nông nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững.