Phát triển một số KCN chín hở huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp ở huyện bình chánh (TPHCM) (Trang 72 - 79)

Hiện nay, tại Bình Chánh có 3 KCN đang hoạt động đó là KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc, KCN An Hạ. Các KCN này đang có sự đóng góp lớn trong việc phát triển kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp Bình Chánh nói riêng.

2.3.2.1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân

* Về vị trí, địa điểm

Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 25km, cách khu dân cư tập trung Quận 6: 8 km, cách Quốc lộ 1A và cách Tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (Dọc Tỉnh lộ 10) khoảng 3km, nằm trên tuyến đường mới mở Nam Tỉnh Lộ 10.

KCN Lê Minh Xuân có giới hạn như sau:

- Phía Đông giáp tuyến đường số 19 (đường nội bộ KCN) – ranh giới tiếp với khu ruộng của nông trường Lê Minh Xuân.

188,4 215,9 264,6 294,6 324,7 284,5 330,3 374,6 409,5 455,6 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2012 2013 2014 2015 2016

Xuất khẩu Nhập khẩu

Triệu USD

- Phía Tây giáp tuyến đường số 8 (Đường Láng Le – Bàu Cò), là đường nội bộ của KCN qua dãy cây xanh cách ly quanh nhà máy.

- Phía Bắc giáp với một phần tuyến đường số 9, giáp kênh số 6 - Phía Nam giáp với kinh số 8.

* Về qui mô:

KCN Lê Minh Xuân có diện tích 104 ha, tại xã Lê Minh Xuân; hiện đã xây dựng cơ bản hoàn thành, đang hoạt động; còn một phần diện tích dọc kênh B khoảng 8 ha chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. KCN này do công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư.

* Về cơ cấu sản xuất: KCN Lê Minh Xuân sản xuất nhiều mặt hàng nhưng

chủ yếu nhất trong KCN này là các mặt hàng hóa nông, nhựa, cao su, nhuộm và thuộc da. Vì vậy, mức độ gây ô nhiễm đến các khu vực lân cận là tương đối cao.

* Về lao động: Đến nâm 2016, số lao động đang làm việc tại KCN Lê

Minh Xuân là 40865 người, họ làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất. Lao động trong KCN này có trình độ cao hơn so với KCN An Hạ và Vĩnh Lộc; lao động có trình độ đại học đạt 4,2%, trình độ trung cấp đạt xấp xỉ 6%, công nhân kĩ thuật đạt 39,3%, lao động phổ thông chiếm 50,75%.

* Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

- Giao thông: KCN Lê Minh Xuân: có hệ thống đường nội bộ KCN có lộ giới 16 m, 2 làn đường xe chạy chiều rộng 8m.

- Hệ thống điện: KCN Lê Minh Xuân: có nguồn cung cấp điện từ trạm

điện Phú Lâm, 110/(15)22KV, đường dây (15) 22 KV đi dọc theo Nam Tỉnh lộ 10 được đầu tư xây dựng năm 1997, có dây AC – 240mm, tuyến nhánh có dây AC – 120, AC – 70 ..Ngoài ra còn có mạng lưới điện hạ thế, có đèn chiếu sáng lối đi sân bãi, sử dụng đèn thủy ngân cao áp (220v) có cần đèn thép µ 26/34 dài 2m đặt trên trụ điện bê tông.

- Hệ thống cấp nước: KCN Lê Minh Xuân sử dụng nguồn nước do công ty cấp nước Chợ Lớn cung cấp và hệ thống nước ngầm trong KCN.

- Thoát nước thải và xử lí nước thải: KCN Lê Minh Xuân: Mạng lưới

thoát mước mưa và nước bẩn được thiết kế riêng biệt. Nước thải bẩn từ các xí nghiệp phải có xử lí cục bộ trước khi đưa vào trạm xử lí tập trung của KCN, đặt tại phía Nam. Trạm có công suất 4000 m3/ngày đêm. Sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 mới được phép thải ra kênh rạch khu vực. Hệ thống cống µ400 - µ1000 đặt dọc theo các trục giao thông. Hệ thống thoát nước của KCN đã hoàn chỉnh được các hạng mục, đó là hệ thống thoát nước mưa được đưa vào thi công xây dựng hoàn tất và xả vào kênh 8, kênh 6 qua các miệng xả; hệ thống thu gom nước thải của KCN Lê Minh Xuân được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống này bao gồm hệ thống thu gom tự chảy và hệ thống thu gom có áp (xây dựng các trạm bơm trung chuyển) đảm bảo cho việc đấu nối với nhà máy xử lí nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân với công xuất 2000 m3/ngày đêm. Các nhà mày trong KCN đều phải có 2 hệ thống này và nước thải được xử lý tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn B sau đó thải ra kênh số 8.

- Hệ thống cây xanh: KCN Lê Minh Xuân có diện tích cây xanh đạt 100% theo qui hoạch,

* Về trình độ sản xuất của KCN Lê Minh Xuân ở mức khá, một số sản

phẩm công nghiệp đòi hỏi trình độ sản xuất khá cao.

* Các sản phẩm chính: hóa nông (sản xuất thuốc bảo vệ thực vật), trang

trí nội thất, gỗ, dệt, nhuộm, cơ khí, điện, điện tử, sản xuất bao bì, in, hóa nhựa, thực phẩm, may mặc, thuộc da, hóa nông, vật liệu xây dựng.

* Về việc tham gia thị trường trong và ngoài nước: sản phẩm công nghiệp

sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc KCN Lê Minh Xuân tham gia cung ứng sản phẩm ở trong nước, ngoài ra một số mặt hàng còn được xuất khẩu như bao bì, nội thất, cơ khí, điện tử.

* Về vị trí, địa điểm

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc thuộc các xã Vĩnh Lộc A – huyện Bình Chánh, xã Bà Điểm – huyện Hóc Môn, phường Bình Hưng Hòa B – quận Bình Tân (xã Bình Hưng Hòa – huyện Bình Chánh cũ) Thành phố Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-CP ngày 05/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến là 500 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 207 ha do chủ đầu tư là công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn –CHOLIMEX.

- Phía Bắc giáp rạch thoát nước khu vực.

- Phía Nam giáp đường Nguyễn Thị Tú (Hương lộ 13 cũ). - Phía Đông giáp khu dân cư.

- Phía Tây giáp KCN Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cư hiện hữu.

* Về qui mô:

Toàn bộ diện tích Khu công nghiệp Vĩnh Lộc hiện hữu với 207 ha được trải rộng trên 03 địa bàn hành chính: phường Bình Hưng Hòa B – quận Bình Tân (113,2265ha); xã Vĩnh Lộc A – huyện Bình Chánh (84,590ha); xã Bà Điểm – huyện Hóc Môn (9,1835ha).

* Về cơ cấu sản xuất: các ngành sản xuất trong KCN đa số là các sản phẩm

không gây ô nhiễm môi trường.

* Về lao động:Lao động trong KCN Vĩnh Lộc có số lượng là 7803 người

(chiếm 15,2% số lao động trong các KCN của Bình Chánh); trình độ lao động trong KCN Vĩnh Lộc cao hơn so với KCN An Hạ; lao động có trình độ đại học chiếm 3,6%, trung cấp chiếm 5,4%; công nhân kĩ thuật chiếm 36,5% và lao động phổ thông chiếm 54,5%. Tuy nhiên, với yêu cầu về công nghệ như hiện nay thì tỉ lệ lao động phổ thông của KCN Vĩnh Lộc như vậy là còn rất cao, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

KCN nằm cách Quốc lộ 1A về phía Đông theo đường Nguyễn Thị Tú 700m. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ngày một đầy đủ, hoàn thiện như đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện, nước sạch, cây xanh thảm cỏ, kho bãi….

Các dịch vụ cung ứng, tiện ích phục vụ công cộng cũng đi vào hoạt động kinh doanh ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư như ngân hàng, mạng lưới thông tin liên lạc với đường truyền tốc độ cao ADSL, suất ăn công nghiệp, nước uống đóng chai, nước đá viên, kinh doanh xăng dầu, siêu thị, trung tâm TDTT, nhà hàng, hội quán thanh niên…

- Giao thông: KCN Vĩnh Lộc: có hệ thống trục chính chiều rộng 22 m với

4 làn xe; hệ thống giao thông trục nội bộ rộng 17 – 20 m với 4 làn xe.

- Hệ thống cấp điện: KCN Vĩnh Lộc: Nguồn điện cung cấp: 80 MVA

(Trạm Biến áp 110/22 – 2x40MVA và đường dây nhánh rẽ mạch kép KCN Vĩnh Lộc).

- Hệ thống cấp nước: KCN Vĩnh Lộc: Xử lý theo tiêu chuẩn EPA (Mỹ) và

tiêu chuẩn TCVN 5501 – 1991 (Hiện tại dung lượng cung cấp là 7000 m3/ngày, tối đa là 12000 m3/ ngày).

Trung tâm Khai thác Xử lý Nước và Môi trường với chức năng chính liên quan đến việc xử lý nước cấp, nước thải và bảo vệ môi trường Khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

- Thoát nước và xử lí nước thải: Với hạ tầng mạng lưới đường ống, các

trạm bơm và hệ thống xử lý nước hiện đại, hoạt động cấp nước của Trung tâm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sử dụng nước sản xuất và sinh hoạt cho tất cả doanh nghiệp hoạt động trong KCN Vĩnh Lộc. Chất lượng nước cấp đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT do Bộ Y Tế ban hành.

Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Vĩnh Lộc với công suất xử lý 4.500 – 6.000m3/ngày đêm. Nước thải từ tất cả doanh nghiệp được đấu nối và dẫn về xử lý tại Nhà máy, nước thải đầu ra sau xử lý sẽ đạt tiêu

chuẩn theo Giấy phép xả thải và đạt cột B - QCVN 40:2011/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Thông tin liên lạc: TrongKCN đều có mạng lưới thông tin liên lạc được

cung cấp bởi VNPT – HCMC đầy đủ ADSL, IDD, các dịch vụ viễn thông.

- Hệ thống cây xanh:KCN Vĩnh Lộc có diện tích cây xanh đạt 100% theo

qui hoạch.

* Về trình độ sản xuất: Đến năm 2016, KCN Vĩnh Lộc (tại Bình Chánh)

có 42 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 14 doanh nghiệp nước ngoài, trình độ sản xuất tương đối khá, có nhiều công nghệ mới đầu tư.

* Các sản phẩm chính: cơ khí, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa và chăm sóc cá

nhân, hàng may mặc, thực phẩm, hóa dược, trang trí nội thất, thuốc lá, giấy, hóa nhựa, thuộc da, thức ăn gia súc, điện tử viễn thông, tin học. Nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp ở KCN Vĩnh Lộc khá đa dạng, nhiều ngành hàng thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

* Về việc tham gia thị trường trong và ngoài nước: sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN Vĩnh Lộc cung cấp cho thị trường trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, một số nước Châu Âu, Nhật Bản,…

2.3.2.3. Khu công nghiệp An Hạ

* Về vị trí, địa điểm

KCN An Hạ được thành lập vào ngày 29/01/2008 thuộc xã Phạm Văn Hai. Về tiến độ triển khai các dự án đã hoàn tất bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất xây dựng khu công nghiệp và đã xây dựng cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, đã đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư vào KCN này là công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Nhựt Thành

* Về qui mô: diện tích của KCN này là 123,5 ha.

* Về cơ cấu sản xuất: các mặt hàng sản xuất trong KCN An Hạ chủ yếu

* Về lao động: Lao động trong KCN An Hạ có số lượng là 2669 lao động

(chiếm 5,2%) số lao động trong các KCN của Bình Chánh; lao động trong KCNAn Hạ có trình độ không cao, có đến 64,6% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo; trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2,3%, trung cấp chỉ có 4,2% và công nhân kĩ thuật chỉ chiếm 2,8% số lao động đang làm việc tại KCN này.

* Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

- Giao thông: KCN An Hạ: mặt đường trải bê tông nhựa nóng theo tiêu

chuẩn VNH18-H30. Trục chính Đông –Tây lộ giới: 70m, trục nội bộ khác: 4 – 6 làn xe.

- Hệ thống điện: KCN An Hạ: cung cấp đến hàng rào công trình của các

doanh nghiệp, có điện áp 22 kV, tần số 50 Hz, tổng công suất: 80 MVA.

- Hệ thống cấp nước: KCN An Hạ: sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Kênh Đông có công suất 300.000 m3/ngày – đêm do Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn cung cấp. Nguồn cung cấp nước từ Nhà máy khai thác nước ngầm từ xã Bình Lợi do Công ty Nhựt Thành làm chủ đầu tư. Công suất: 2.000 m3/ngày đêm.

- Thoát nước thải và xử lí nước thải:Nước thải từ các Nhà máy phải được

xử lý cục bộ tối thiểu đạt cột B theo Qui chuẩn Việt Nam QCVN: 40:2011/BTNMT trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp. Công suất nhà máy xử lý nước thải của KCN An Hạ: 5.000 m3/ngày-đêm.

- Thông tin liên lạc: Hệ thống thuê bao hữu tuyến, vô tuyến và dịch vụ

đường truyền Internet tốc độ cao.

- Hệ thống cây xanh: Hệ thống cây xanh trong KCN An Hạ trong thời

* Về trình độ sản xuất: có 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN

An Hạ, các doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất các sản phẩm không đòi hỏi kĩ thuật cao, mốt số khác chỉ dừng lại ở việc gia công sản phẩm.

* Các sản phẩm chính của KCN Vĩnh Lộc là: cơ khí (gia công dây thép

mạ kẽm), dược phẩm, sản xuất nhựa tái chế, gạch ngói, bao bì, thuốc thú y – thủy sản, sản xuất màng nhựa, gia công đúc gang.

* Về việc tham gia thị trường trong và ngoài nước:Các sản phẩm chính

của KCN An Hạ chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước với các mặt hàng thiết yếu.

Bảng 2.6. Giá trị tổng sản lượng của các KCN chính Tiêu chí Toàn Huyện KCN

Lê Minh Xuân

KCN Vĩnh Lộc KCN An Hạ Giá trị (tỉ đồng) 21409,9 13976,4 2979,1 1243,0 Tỉ lệ (%) 100 65,3 13,9 5,8

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp ở huyện bình chánh (TPHCM) (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)