Cứng của nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng COD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 37 - 39)

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

4.2.1 cứng của nước

Nước trong tự nhiên được chia làm hai loại là nước cứng và nước mềm. Nước cứng là do hàm lượng canxi và magie hoà tan trong nước tạo nên. Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại đến sức khoẻ con người. Nhưng độ

Thường phân biệt 3 loại độ cứng theo các ion kết hợp: độ cứng toàn phần, độ cứng cacbonat và độ cứng không cacbonat.

- Độ cứng cacnonat là độ cứng của nước do các muối cacbonat hay bicacbonat tạo nên. Độ cứng này có thể xử lí dễ dàng sau khi đun nước sôi nên còn có tên gọi là độ cứng tạm thời.

- Độ cứng không cacbonat là độ cứng của nước do các muối khác của canxi và magie như sunfat, clorua…tạo nên. Độ cứng này còn lại sau khi đun sôi nước nên còn gọi là độ cứng vĩnh cửu.

- Độ cứng toàn phần: là độ cứng của nước do chứa các muối cacbonat, bicacbonat và các muối khác như sunfat, clorua…

Ngoài ra, còn có thể phân loại theo đơn vị của độ cứng. Đơn vị của độ cứng là số mg CaCO3 trong 1 lít nước. Khi đó, ta cũng được 3 loại sau:

• Nước mềm là nước có hàm lượng các muối cacbonat của các kim loại hóa trị +2 quy đổi ra nhỏ hơn 50mg CaCO3/ l.

• Nước cứng trung bình là nước có hàm lượng muối quy đổi xấp xỉ 150mg CaCO3/l

• Nước quá cứng là nước có hàm lượng muối quy đổi lớn hơn 300 mg CaCO3/l Phương pháp xác định độ cứng của nước:

+ Phương pháp tính toán: phương pháp này dựa trên việc phân tích riêng lẻ Ca2+

, Mg2+và sau đó dựa vào công thức để tính độ cứng và biểu thị ra mg/l CaCO3. Nước ăn uống theo chuẩn thế giới cho phép có độ cứng là 500mg/l tính theo CaCO3.

+ Phương pháp chuẩn độ bằng trilon B (EDTA: etylen điamin tetraaxetic và muối natri của nó)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng COD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)